Cây Lạc Tiên: Vị Thuốc Chữa Mất Ngủ Và Rất Nhiều Công Dụng, Bài ...

Quả lạc tiên có thể ăn khi đã chín vàng, có vị ngọt.

CÂY LẠC TIÊN

CÂY LẠC TIÊN

Đặt lịch

Cây lạc tiên còn được gọi với tên khác như nhãn lồng, chùm bao, long châu quả,… Cây lạc tiên được xem như một vị thuốc, có tác dụng tốt đối với sức khỏe, điều trị được các bệnh lý như: mất ngủ, thiếu máu, lỵ,… được y học chứng minh.

1 Tên gọi, phân nhóm

  • Tên gọi khác: Chùm bao, nhãn lồng, lồng đèn, mắc mát, tây phiên liên, co hồng tiên, hồng tiên, long châu quả;
  • Tên khoa học: Passiflora foetida;
  • Họ: Lạc tiên (Passifloraceae);
  • Phân nhóm: Lạc tiên Tây, lạc tiên trứng, lạc tiên Nam Bộ.
Cây lạc tiên có rất nhiều công dụng trong đông y như điều trị mất ngủ, thanh nhiệt, điều trị bệnh lỵ,...
Cây lạc tiên có rất nhiều công dụng trong đông y như điều trị mất ngủ, thanh nhiệt, điều trị bệnh lỵ,…

2 Đặc điểm sinh thái

Mô tả:

Cây lạc tiên là một loại cây leo, thân mềm (thân thảo). Trên thân cây thường có lông. Lá lạc tiên có hình tim, mọc so le trên thân. Lá dài từ 6 đến 10 cm, rộng khoảng 5 đến 8 cm. Mép lá có lông mịn.

Hoa lạc tiên có hai màu màu trắng và tím, nở đơn độc, không nở thành chùm. Hoa lạc tiên có năm cánh. Cây lạc tiên cho hoa vào độ tháng Tư, tháng Năm. Sau khi mùa hoa tàn, cây bắt đầu cho trái (từ tháng Năm đến tháng Bảy).

Quả lạc tiên có hình bầu tròn, khi sống có màu xanh, chuyển dần thành vàng cam, đỏ khi chín. Bên trong quả có rất nhiều hạt nhỏ, màu đen.

Phân bố:

Cây lạc tiên có nguồn gốc từ Nam Mỹ, Mexico, Trung Mỹ và vùng Caribe. Ở Việt Nam, cây lạc tiên mọc rải rác ở các bụi rậm ven đường, trong rừng rậm hoặc trên núi cao từ 120 đến 1000 mét. Cây phân bố khắp ba miền.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến & Bảo quản

+ Bộ phận dùng: ngọn cây, lá và quả.

+ Thu hái: Người ta thường thu hái lạc tiên khi cây còn xanh, không quá già, héo úa. Hái quả vào độ tháng 6 là tốt nhất.

+ Chế biến:

  • Lá và ngọn cây có thể dùng để làm rau, luộc lên và ăn trong bữa cơm. Bên cạnh đó, lá và thân cây còn có thể phơi khô, sắc thuốc uống.
  • Quả lạc tiên có rất nhiều cách chế biến để tạo ra các bài thuốc khác nhau, điều trị bệnh.

+ Bảo quản: Rửa sạch, phơi khô thân và lá cây. Sau đó bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh để ẩm mốc. Cây lạc tiên khi phơi khô thì có thể để lâu, dùng dần.

Hoa lạc tiên có màu trắng và tím.
Hoa lạc tiên có màu trắng và tím.

4. Thành phần hóa học

Các thành phần hóa học có trong cây lạc tiên là:

  • Hoạt chất Passiflorin;
  • Saporanetin;
  • Vitexin;
  • Sapomarin;
  • Harmin;
  • Harmol;
  • Harmalol;
  • Hermalin;
  • Chất xơ.

Trong quả lạc tiên chín còn có các thành phần sau:

  • Vitamin C;
  • Vitamin A;
  • Muối khoáng;
  • Protein;
  • Đường đơn;
  • Fructoza;
  • Glucoza;
  • Axit malic;
  • Axit ciltric.

5. Tính vị

Quả lạc tiên có vị ngọt, tính bình. Cây lạc tiên có tính bình.

Quả lạc tiên có thể ăn khi đã chín vàng, có vị ngọt.
Quả lạc tiên có thể ăn khi đã chín vàng, có vị ngọt.

6. Tác dụng dược lý

Cây lạc tiên mang lại những tác dụng đối với sức khỏe như sau:

  • Thanh nhiệt;
  • Giải độc;
  • Làm mát gan;
  • Làm giảm nguy cơ suy nhược tim – mạch;
  • Giảm căng thẳng;
  • Giảm chứng ngủ mớ;
  • Giúp an thần, ngủ ngon;
  • Giảm phiền muộn;
  • Giảm thiếu máu;
  • Điều trị hen suyễn;
  • Điều trị chứng đau đầu.

7. Liều dùng & cách dùng

Nếu có ý định dùng cây lạc tiên để điều trị, bạn không nên lạm dụng, không dùng cây lạc tiên với số lượng quá lớn, điều này có thể ảnh hưởng, làm rối loạn các chức năng trong cơ thể. Nếu xem lạc tiên như một vị thuốc và chế biến thành các bài thuốc, bạn nên sử dụng ở mức độ vừa phải. Liều dùng của lạc tiên còn tùy thuộc vào mỗi bài thuốc.

8. Bài thuốc

Bài thuốc chữa mất ngủ:

  • Bài thuốc 1: Bạn có thể hái lá non và ngọn cây còn non xanh để luộc ăn hoặc nấu canh với tôm khô ăn thường xuyên để điều trị bệnh mất ngủ.
  • Bài thuốc 2: Rửa sạch lá và thân cây, phơi khô, sắc thuốc uống trong ngày, thay cho trà. Bài thuốc này sẽ giúp ngủ ngon, mát gan, thanh nhiệt cơ thể.

Bài thuốc chữa chứng kiết lỵ: Dùng 60g quả lạc tiên, rửa sạch. Sắc lấy lấy nước, uống 2 lần trong ngày. Bạn có thể pha thêm một ít đường để dễ uống, nên uống trước bữa ăn.

Bài thuốc làm dịu thần kinh, chữa mất ngủ, trợ tim:

  • Chuẩn bị: 20g dây và lá lạc tiên, 12g hạt sen, 10g lá tre tươi, 10g lá dâu tằm, 12g lá vông nem, 6g cam thảo, 6g xương bồ, 10g táo nhân đã sao đen.
  • Cách thực hiện: Sắc tất cả các nguyên liệu trên, lấy nước uống trong ngày

Bài thuốc chữa ghẻ ngứa, mụn mủ, viêm da: Rửa sạch lá lạc tiên, nấu nước để tắm.

Bài thuốc chữa căng thẳng, mệt mỏi:

  • Chuẩn bị: 30g lạc tiên, 200g râu bắp, 100g rau má;
  • Cách thực hiện: Phơi 2 nắng và sao vàng hạ thổ cây lạc tiên. Sao vàng hạ thổ rau má và râu bắp. Sau đó cho tất cả vào 550ml nước, đun sôi còn 200ml.
  • Liều dùng: Uống hai lần trong ngày, vào buổi trưa và buổi tối. Điều trị liên tục trong vòng 7 ngày.
Cây lạc tiên sau khi phơi khô, có thể sắc thuốc uống hoặc kết hợp với nhiều vị thuốc khác để chữa bệnh.
Cây lạc tiên sau khi phơi khô, có thể sắc thuốc uống hoặc kết hợp với nhiều vị thuốc khác để chữa bệnh.

9. Lưu ý khi dùng

Khi dùng các bài thuốc từ cây lạc tiên, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Cần rửa sạch lá cây, thân cây, quả, trước khi dùng;
  • Không ăn quả lạc tiên khi còn sống xanh;
  • Dùng các bài thuốc từ lạc tiên, tiêu thụ cây lạc tiên ở mức độ vừa phải;
  • Đối với trường hợp người cao tuổi, người bệnh thận, trẻ nhỏ,… cần lưu ý về liều dùng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Không thể phủ nhận tác dụng của cây lạc tiên đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng điều trị bệnh hiệu quả khi dùng các bài thuốc từ lạc tiên. Điều trị bệnh từ cây cỏ, thuốc nam,… còn phải phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng điều trị bằng các bài thuốc từ cây lạc tiên. ThuocDanToc chỉ chia sẻ một số thông tin có tính chất tham khảo, không đưa ra những phương pháp điều trị, lời khuyên,… thay cho bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Dược liệu nên kết hợp

  • Cây phòng phong: Tính vị, Thành phần hóa học và Tác dụng dược lý
  • Cây cỏ mực: Vị thuốc tự nhiên có lợi cho sức khỏe

Từ khóa » Hoa Lạc Tiên Có Tác Dụng Gì