Cây Lan Kiếm Có Bao Nhiêu Loại? Đặc điểm & Cách Chăm Sóc

Cập nhật lúc 09:50 ngày 21 Tháng bảy, 2022 bởi tác giả Kim Anh

Văn hóa trồng cây Lan trong nhà có lẽ khá quen thuộc với người dân Việt. Đặc biệt những nhà có sân vườn, tận dụng những chậu gỗ hoặc giá treo để trồng lên những dàn hoa mang tính nghệ thuật vô cùng cao. Cây Lan Kiếm cũng là một trong những lựa chọn để trồng trong nhà, ngoài vẻ đẹp mang tính thẩm mỹ cao, cây lan kiếm cũng được xếp thành những loại cây mang giá trị kinh tết khá cao ở Việt Nam. Ngoài ra giá trị nghệ thuật cao, cây còn mang đến những tác dụng trong y học.

Để biết thêm chi tiết Xanh Bonsai mời bạn cùng tìm hiểu thêm thông tin về loài cây cảnh này qua bài viết sau nhé!

Cây Lan kiếm, ảnh đại điện
Cây Lan kiếm, ảnh đại điện

Cây Lan Kiếm là giống lan gì? Nguồn gốc và đặc điểm sinh trưởng.

Nội dung

Toggle
  • Cây Lan Kiếm là giống lan gì? Nguồn gốc và đặc điểm sinh trưởng.
  • Các loại cây Lan Kiếm thường thấy
    • 1. Lan kiếm tiên vũ
    • 2. Lan kiếm lô hội
    • 3. Lan kiếm hai màu
    • 4. Lan kiếm dừa
  • Cách phân biệt các loại Lan Kiếm khi không ra hoa
  • Tác dụng của cây Lan Kiếm trong đời sống
  • Ý nghĩa phong thủy cây Lan Kiếm
  • Một số loài cây Lan Kiếm quý hiếm ở nước ta
  • Cách trồng và chăm sóc cây Lan Kiếm
  • Một số câu hỏi thường gặp với cây lan kiếm
    • Cây lan kiếm có dễ trồng không?
    • Cây Lan kiếm có bao nhiêu loại ?
Thông tin chung về cây Lan Kiếm
Tên thường gọiPhong lan kiếm
Tên tiếng anhCymbidium finlaysonianum
Loại câyCymbidium
Tuổi thọChưa xác định
Nguồn gốc xuất xứĐông Á
Nơi sốngCác khu rừng nhiệt đới tại Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Bắc Ấn Độ.

Có nguồn gốc từ khu vực phía đông châu Á. Được tiềm thấy nhiều nhất ở các khu rừng nhiệt đới ở Nhật Bản, Trung Quốc, Philipines, Malaysia, bắc Ấn Độ và có cả Việt Nam ta. Cây thuộc họ Cymbidium với tên khoa học là Cymbidium finlaysonianum, hiện có trên 60 loài Lan Kiếm trong đó chia ra các chủng loài quý hiếm và phổ biến.

Lan kiếm - Loài hoa tượng trưng cho nhiều ý nghĩa
Lan kiếm – Loài hoa tượng trưng cho nhiều ý nghĩa

Đặc điểm sinh trưởng

Là giống cây thuộc thân thảo, mọc thành bụi, không có dạng thân thẳng vươn lên, mà các lá chính là thân mọc chụm lại với nhau tạo thành cá thể lan rất đẹp. Cây sinh trưởng tốt trong môi trường có độ ẩm cao và hạn chế ánh nắng trực tiếp, thường tốt nhất là nơi có bóng râm cây sẽ phát triểm tốt.

Lá cây nhìn khá hút mắt với màu xanh mướt, lá có bẹ to, cứng hình lưỡi kiếm vươn thẳng tắp từ gốc đi lên. Chiều dài lá cây tầm 30 – 50 cm tùy bụi cây to nhỏ.

Điểm khác biệt ở cây này là lá có thể thay đổi sắc màu tùy theo những điều kiện thời tiết hay môi trường sinh sống khác nhau.

Lá cây lan kiếm
Lá cây lan kiếm

Lá sẽ có màu xanh đậm, khỏe mạnh và có bản to, dài, dày sờ vào có cảm giác mềm mại sáng bóng khi sống trong môi trường có ít ánh sáng, độ ẩm cao.

Trường hợp ngược lại, lá cây có màu vàng nhợt nhạt, kém sắc và lá không được dài, dày. Bề mặt lá khô và không được sáng bóng nếu sống trong điều kiện tiếp xúc quá nhiều ánh sáng và nhiệt độ quá gắt, nhất là trong thời tiết khô hạn, nắng nóng quanh năm.

Nhắc tới cây Lan kiếm không thể nào quên được loài hoa của cây này. Sở hữu đường nét khác lạ cùng cách mọc độc đáo. Thường thì hoa lan kiếm sẽ mọc từ các nách lá đi lên tạo thành các cành hoa. Hoa mọc rủ xuống đất kéo dài đến hoa cuối cùng và có chiều dài trung bình từ 80cm. Mỗi cành có tới 20 đến 50 bông tùy cành chắc khỏe dài hay ngắn nhỏ.

Hoa lan có kích thước đường kính lớn hơn những hoa bình thường, khoảng 6cm mỗi hoa. Với hương thơm dịu nhẹ nên cây rất được ưa thích trồng trước nhà làm kiểng.

Hoa cây Lan kiếm
Hoa cây Lan kiếm

Trái ngược với lá, hoa lan kiếm ưa ánh sáng, nhưng không được quá gắt để lá cây có thể sống được. Tốt nhất nơi có ánh sáng nhẹ thì hoa sẽ càng thêm lung linh rực rỡ và bạn biết không, hoa sẽ càng thơm hơn nếu được tiếp xúc với anh sáng đấy.

Cây lan kiếm sẽ cho ra hoa từ 2 đến 3 cành mỗi bụi, một năm thì hoa lan kiếm sẽ trổ đến 3 lần tùy vào điều kiện chăm sóc.

Cây phong lan kiếm thuộc loại rễ chùm. Khi trồng cây phong lan kiếm, bạn có thể thấy rễ có thể bò lên xung quanh gốc của cây, quấn vào xơ dừa để hút lấy chất dinh dưỡng.

Rễ cây có hai màu tím và trắng hoặc trắng tím. Phần đầu rễ lan kiếm có màu tím, tùy đất hoặc sẽ là màu trắng tím. Thân thường có màu trắng ngà ngà.Rễ cây an kiếm phát triển tốt vào mùa nóng ẩm và chậm phát triển hơn hoặc thậm chí ngừng phát triển tạm thời khi tiết trời trở đông.

Rễ cây phong lan kiếm-min
Rễ cây phong lan kiếm

Các loại cây Lan Kiếm thường thấy

Hiện trong tự nhiên tồn tại khoảng hơn 60 loài phong lan kiếm. Ở Việt Nam, bạn sẽ bắt gặp một vài loại lam kiếm phổ biến và một số những loài quý hiếm (thường rất ít được trồng). Sau đây là 4 loài lan kiếm được thấy nhiều tại Việt Nam: lan kiếm tiên vũ, lan kiếm lô hội, lan kiếm hai màu, lan kiếm dừa.

Xem thêm: Các loại Hoa Địa lan - Ý nghĩa Cách Trồng và Chăm sóc

1. Lan kiếm tiên vũ

Đặc điểm sinh học

Cây lan kiếm tiên vũ thuộc dòng lan bán sơn địa. Đây là 1 trong những giống cây lan được trồng phổ biến tại Việt Nam vì đặc tính dễ sống, dễ trồng. Giống cây này rất siêng ra hoa, hoa có mùi thơm và khá bắt mắt nếu trong môi trường có ánh sáng tốt.

Lá cây cũng dạng hình kiếm và có màu xanh bóng lưỡng. Cây ra hoa, hoa có màu vàng tím, thường thì cánh hóa có màu vàng dọc tím và phần lưỡi có màu tím vàng xen lẫn một vài đốm trắng. Một số trường hợp sẽ có màu vàng lưỡi tím hoặc lưỡi màu đỏ, xanh tuyền (thường là cây đột biến)

Cây cũng được ưa trồng vì có giá thành khá hợp lý, không quá đắt đỏ để có thể thêm vào bộ sưu tập hoa của gia đình.

Lan kiếm tiên vũ
Lan kiếm tiên vũ

Điều kiện phát triển

Thường thì cây không quá khắt khe trong việc chăm sóc và cũng khá dễ trồng. Điều kiện để cây phát triển tốt nhất là môi trường có độ ẩm, thoáng gió. Lượng ánh sáng từ 20 – 50%, độ ẩm trong không khí dao động từ 70 đến 80%. Chung là cây cần đảm bảo cung cấp ánh nắng khaongr 3 tiếng mỗi ngày và độ ẩm như trên để có thể phát triển tốt. Cây cũng có thể chịu hạn tốt trong tầm 5 đến 7 ngày.

2. Lan kiếm lô hội

Đặc điểm sinh học

Có nguồn gốc từ vùng Đông Ấn Độ, Đông Dương và ở Việt Nam, cây được mọc rộng rãi từ các tỉnh phía bắc tới một số tỉnh phía Nam. Cây lan kiếm lô hội có màu nâu đỏ có viền màu vàng sáng. Cánh môi 3 thùy, 2 thùy bên nhỏ, thùy giữa dạng bầu dục, nhọn ở đỉnh, màu đỏ thắm. Cây cũng có lá tương tự hoa lan kiếm tiên vũ và có chiều dài tầm 70cm rộng 3cm. Củ của cây có đường kính khoảng 2 – 3cm.

Lan kiếm Lô hội
Lan kiếm Lô hội

Điều kiện phát triển

Thuộc giống Lan dễ sống và cũng không đòi hỏi điều kiện chăm sóc gắt gao, chỉ cần là môi trường có độ ẩm và thông thoáng. Ngoài ra chỉ cần có ánh sáng nhẹ và nhiệt độ thích hợp, không quá lạnh để rễ cây tạm ngưng phát triển là được.

3. Lan kiếm hai màu

Đặc điểm sinh học

Loài lan kiếm 2 màu này được tìm thấy nhiều ở khu vực tây nguyên. Cũng như các loài phing lan kiếm khác, lan kiếm hai màu cũng có lá dày và dài, màu xanh đậm. Chỉ khác là ở hoa và giả hành nhỏ, có hình tròn hoặc giống như giọt nước. Màu của hoa có màu nâu đổ pha với vàng ở ngoài rìa mép lá. Hoa thường nở vào mùa xuân và nở thành dạng chùm thọng xuống.

Lan kiếm 2 màu
Lan kiếm 2 màu

Điều kiện phát triển

Cây cũng không quá khó để chăm sóc, điều kiện về độ ẩm cần đủ và không quá nắng gắt.

4. Lan kiếm dừa

Đặc điểm sinh học

Lan kiếm dừa còn được gọi với tên khác là lan kiếm treo. Cũng thuộc lá dày và và dài tới 1m trong điều kiện cây phát triển tốt. Cây có hoa ngắn hơn các cá thể lan kiếm khác, với kích thước khoảng 30 đến 40cm, mỗi cành ra hoa khoảng 10 đến 20 cái với đường kính tầm 5cm. Hoa lan kiếm dừa cũng nở vào mùa xuân nhưng chỉ nở khoảng 5 ngày và hoa có mùi hương của kẹo dừa. Có lẽ vì đó mà cây có tên là hoa phong lan kiếm dừa chăng?

Lan kiếm dừa
Lan kiếm dừa

Ngoài những loài lan kiếm kể trên. Nếu tinh ý dựa vào màu sắc bạn có thể nhận ra từng loại phong lan kiếm sau: lan kiếm trắng, lan kiếm đỏ,, phong lan kiếm nâu, phong lan kiếm vàng, phong lan kiếm tím…

Bên cạnh đó, ngày nay cây được lai tạo rất đa dạng và ngày càng phát triển. Một số loại có thể đề cập tới như lan trường kiếm, lan kiếm bích ngọc, lan kiếm vàng rừng, lan kiếm xích ngọc, lan kiếm bạch ngọc, lan đoản kiếm, lan kiếm rừng, lan kiếm lá cứng, lan kiếm hồng hoàng,,…

Cách phân biệt các loại Lan Kiếm khi không ra hoa

Nhìn chung các loại lan kiếm khi không ra hoa thì đều là những cá thể có chung bộ rễ chùm cùng bộ lá xanh mướt. Vậy làm sao để phân biệt được chúng khi đi mua hoặc khi nhìn vào có thể phân biệt được.

Thực ra bạn có thể phân biệt từ 4 loại trên nhưng chỉ có hai loại là dễ phân biệt hơn nhờ màu sắc là lan kiếm vàng (lan kiếm tiên vũ) và lan kiếm treo (lan kiến dừa).

Lam kiếm treo với lan kiếm vàng

Kiếm treo: Lá nhỏ dài, thuông và có củ nhỏ hơn. Khi ra hoa có cánh màu vàng, cánh hoa nhỏ hơn kiếm vàng

Kiếm vàng: Lá bản dày hơn và có củ to. Khi ra hoa có cánh màu tím lớn hơn

Xem thêm: 15 cây cảnh trồng trong nhà dễ sống, dễ chăm sóc

Tác dụng của cây Lan Kiếm trong đời sống

Nhắc đến loài cây này. Ai ai chơi cây cảnh cũng đều nghĩ ngay đến hai công dụng. Một là công dụng chung của cây cảnh nói chung và cây lan kiếm nói riêng. Hai là giá trị trong y học.

Xem thêm: Những dụng cụ trồng rau hoa ban công, sân thượng hiệu quả

Cây được biết là có giá trị thẩm mỹ khá cao trong mắt người dân Việt. Trồng cây Lan kiếm trong nhà như một thói quen của những người lớn, cao tuổi, về hưu. Tạo cảm giác tích cực cho bản thân mỗi người lại còn góp phần trangtrí ngôi nhà thêm xinh đẹp hơn mỗi khi hoa nở. Ngoài ra, những chậu lan còn là quà tặng, thay lời nhắn nhủ tới người thân thương những điều tích cự tốt đẹp.

Tác dụng của cây Lan Kiếm
Tác dụng của cây Lan Kiếm

Bên cạnh đó, cây còn mang lại giá trị trong đông y học. Cụ thể mỗi bộ phận của cây đều có thể dùng để điều chế ra nhiều bài thuốc chữa trị nhiều bệnh khác nhau. Rễ cây thì thường dùng để bào chế ra các đơn thuốc trị bệnh ho khan, bổ phế,..Lá cây thì dùng để làm thuốc lợi tiểu. Bên cạnh đó, trong hoa lan có chứa thành phần tốt cho mắt nên dùng để làm một trong những nguyên liệu trong thuốc nhỏ mắt.

Bạn thấy đấy, một loài cây vừa có giá trị nghệ thuật lại vừa có giá trị y học. Một loài cây mang đến cho đời biết bao công dụng, vậy thì tại sao chúng ta không thử trồng ngay chứ!

Xem thêm bài viết có liên quan: Hoa địa lan chăm sóc như thế nào?

Ý nghĩa phong thủy cây Lan Kiếm

Trong đa số những cây cảnh được trồng trong nhà. Mỗi cây đều ẩn chứa những câu chuyện và những ý nghĩa đằng sau nó. Bạn tin được không, cây cối là của đất trời tạo nên, là những giống loài với những ý nghĩa về mặt tâm linh khác nhau. Cây phong lan kiếm cũng vậy đấy, mỗi màu hoa tượng trung cho mỗi loài đều mang những ý nghĩa riêng biệt nhau. Mời bạn cùng tìm hiểu để biết thêm ngoài những công dụng thì mỗi màu hoa còn đại diện cho những hình ảnh nào dưới đây:

Lan kiếm có nét đẹp nghệ thuật cao và nhiều ý nghĩa đặc biệt
Lan kiếm có nét đẹp nghệ thuật cao và nhiều ý nghĩa đặc biệt

Xem thêm: 20+ mẫu cây hợp phong thủy hút tài lộc cho gia chủ

  • Màu đen: Đại diện cho vẻ đẹp sang trọng và bí ẩn
  • Màu đỏ và hồng: Đại diện cho vẻ đẹp gợi cảm, có sức hút. Lộng lẫy và sự tự tin.
  • Màu trắng: Đại diện vẻ đẹp của sự tinh khôi, sự ngây thơ trong trắng.
  • Màu trắng ngà: Vẻ đẹp đại diện cho trang nhã, duyên dáng và nữ tính.
  • Màu tím: Đại diện cho sự chín chắn, say đắm và thủy chung.
  • Màu tía: là biểu tượng cho vẻ đẹp đằm thắm, thu hút và chân thành.
  • Màu lục: Mang ý nghĩa về sự hi vọng, niềm khao khát mãnh liệt, sức sống tràn đầy và sự tinh tế
  • Màu vàng: Thể hiện một nguồn năng lượng tràn trề, sự kiêu sa, vẻ ngoài sang trọng.
  • Nhiều màu phối với nhau: đây là giống hoa được lai tạo đặc biệt nhất với nhiều màu sắc rực rỡ, chúng thể hiện sự phồn vinh, tráng lệ.

Một số loài cây Lan Kiếm quý hiếm ở nước ta

Lan kiếm Hoàng Long

Còn được biết đến với mệnh danh là quân vương trong số các loài lan còn lại. Lan kiếm hoàng Long có hoa màu vàng bắt mắt mang dáng vẻ sang trọng thanh tao, mùi thơm khá đậm. Cánh hoa bầu xếp khít lại cân đối với nhau. Cần hoa kiếm hoàng long có màu xanh, lưỡi trắng ánh hồng nhẹ tạo điểm nhấn khiến hoa càng thêm quyến rũ. Hoa trổ vào lúc 8 – 12 giờ là đẹp nhất. Loài cây này thường ít thấy hơn những loài phổ biến trên.

Lan kiếm hoàng Long
Lan kiếm hoàng Long

Lan kiếm vàng củ chi

Có nguồn gốc từ Huyện Củ Chi, Sài Gòn, được mệnh danh là cây kiếm trấn môn bởi có câu chuyện là nó khởi nguồn từ củ chi – “vùng đất thép thành đồng ở cửa ngõ tây bắc Sài Gòn”

Lan kiếm vàng củ chi
Lan kiếm vàng củ chi

Lan kiếm vàng củ chi khi ra hóa có mùi hương nhẹ nhàng. Cánh hoa hơi nhọn bung thẳng căng, màu vàng chanh khá hút mắt có lưỡi hình trái tim to và không hề bị cụp méo vào thành cánh. Cần hoa dài, cánh dày và phân thành từng chùm khi nở rất đẹp.

Lan kiếm xanh huế

Loại lan này như đúng với tên gọi, hoa có màu vàng pha xanh. Bộ lá giương cao thẳng tắp, bản lá rộng chắc tầm 6 cm. Hoa khi nở có máu khá đẹp, hoa 5 cánh với màu xanh ngọc, có người gọi là xanh cốm. Mơi cuống lưỡi màu trắng có điểm thêm vệt xanh ngọc lan lên toàn trụ nhụy. Bông hoa khi nở mang màu sáng, vẻ đẹp không lần vào đâu được, long lanh dưới ánh nắng nhìn rất thích mắt.

Lan kiếm xanh huế.
Lan kiếm xanh huế.

Lan kiếm vị hoàng

Đây là giống Lan có bản lá bè và khá cứng, lá nhỏ hơn lán kiếm xanh huế, chỉ tầm 5cm nhưng vươn thẳng và cứng và có màu xanh thẫm.

Lan kiếm vị hoàng
Lan kiếm vị hoàng

Hoa ủa cây có mùi cũng dịu nhẹ, cánh lá có màu xanh ngọc bích. Thùy giữa lưỡi đưa ra có màu viền trắng pha chút hoa văn đỏ thẫm hoặc vàng. Điểm nhấn chính tạo tên tuổi cho cây chính là trụ nhụy sạch vàng rực rỡ.

Cách trồng và chăm sóc cây Lan Kiếm

Cách trồng

Các giống cây Lan nói chung sẽ có cách trồng tương tự nhau, lan kiếm cũng vậy, chỉ cần bạn lưu ý một số hướng dẫn sau khi trồng mà được nha.

Chọn giống

Khâu chọn giống là bước đầu tiên khi bạn trồng cây. Chọn giống khỏe tốt, lá xanh và không bị sâu bệnh hay bị dập, xước đều không nên bạn nhé.

Xem thêm: Cách cải tạo đất bạc màu trồng cây trong chậu đơn giản, hiệu quả nhất

Chuẩn bị giá thể trồng: Đây là khâu quan trọng không kém. Cây có thể thích nghi với các loại giá thể khác nhau, mễn là bạn đảm bảo các yếu tố ẩm và thoát nước tốt. Nơi trồng có đọ thông thoáng tốt là được. Các bạn cũng có thể chọn các loại giá thể để trồng cây như sau để trồng.

  • Xơ dừa: xơ dừa được dùng để trồng cây rất nhiều, riêng lan kiếm do xơ dừa giữ ẩm cực tốt nên đây có thể là lựa chọn đầ tiên cho bạn đấy. Bạn có thể cắt miếng nhỏ hoặc sử dụng dạng mùn dừa.
  • Dớn: giữ ẩm cũng khá tốt và kín khí
  • Vỏ thông: giữ ẩm vừa phải, lâu mục có giá thành rẻ.
  • Đât nung: Là loại có khả năng giữ ẩm tốt, thời gian hoai mục lâu, khối lượng nhẹ. Tuy nhiên, giá thành lại khá cao.
  • Trấu hun,vỏ lạc: nhanh mục nên khá hợp với lan kiếm cộng với giá thành khhas rẻ sẽ là lựa chọn nên ưu tiên.
  • Một số loại giá thể khác như bã chè, cà phê,…
Kĩ thuật trồng Lan kiếm
Kĩ thuật trồng Lan kiếm

Lưu ý: Sau khi mua chúng về bạn cũng nên vệ sinh sạch sẽ để tránh lây nhiễm những mầm bệnh sang cây nhé! Tùy vào mô hình cây lớn nhỏ nên bạn sẽ chọn những giá thể vừa phải, phù hợp với cây nhé.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số cách trộn các giá thể như sau

Vỏ thông + xơ dừa+ viên đất nung.

Xơ dừa + xỉ than+trấu hun

Than củi + dớn + xơ dừa

Vỏ thông +mùn dừa +dớn

Vỏ Thông + Viên đất nung + lạc hun.

Nếu bạn không tự tin để trộn thì có thể mua các hỗn hợp trộn trên ngoài tiệm bán các vật tư nông nghiệp, sẽ dễ dàng hơn với bạn đấy.

Tiến hành trồng

Bước đầu: Bạn cần lót một lớp xỉ tham hoặc mút xốp đặt dưỡi đáy chậu.

Bước hai: Bạn cho giá thể đã trộn vào đầy chậu, rồi đặt khóm cây giống vào giữa chậu rồi cố định lại cho thẳng đứng. Phần giá thể còn lại thì rải đề lên xung quanh vùng rễ của cây.

Bước cuối cùng: Bạn cần tưới đẫm nước, cấp ẩm cho hoa và chậu, cây mới trồng cần đặt nơi râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp và duy trì độ ẩm ổn đình thường xuyên cho cây.

Cách chăm sóc

Ánh sáng

Là loài hoa ưa ánh sáng tán xạ, cây sẽ không sống nổi trước ánh nắng trực tiếp. Vì thế bạn cần chú ý đến chế độ ánh sáng. Cây sẽ phát triển tốt khi được đặt những nơi có bóng râm, dưới bóng cây chẳng hạn. Ánh nắng sớm vào buổi sáng, bạn có thể dùng để tận dụng tắm nắng cho cây. Nếu kĩ hơn khi trồng trước nhà hoặc trên tầng thượng, bạn có thể làm giàn che lưới để tránh nắng mặt trời gắt vào giữa trưa.

Cây chịu môi trường bóng râm không phải là môi trường tối, bạn cũng nên cân nhắc lượng ánh sáng chiếu vào cây. Nếu cung cấp đủ ánh sáng bạn sẽ thấy lá cây có màu xanh hơi vàng và sáng bóng. Nếu ngược lại trong môi trường quá tối thì cây sẽ bị ngả vàng, thiếu sức sống. Lá cây mỏng và bề mặt không được bóng nhẵn. Trường hợp cuối cùng là cây quá thừa ánh sáng, cây sẽ bị vàng lá, khô khốc dẫn đến chết khô.

Tưới nước

Cây ưa sống môi trường ẩm nên việc duy trì độ ẩm mỗi ngày là điều cần thiết. Cụ thể, bạn cần tưới nước 2 lần/ ngày. Sáng sớm hoặc chiều tối. Nếu vào mùa đông thì nên giảm lượng nước lại.

Khi cây bắt đâu ra hoa hoặc tùy vào giai đoạn phát triển của cây thì cần tăng hoặc giảm lượng nước sao cho phù hợp. Ví dụm, khi cây đang độ phát triển, đẻ nhánh, có chồi và ra hoa. Đây là thời điểm không được thiếu nước và nhu cầu nước cao. Ngược lại thời điểm cây đã phát triển hoàn chỉnh là chuẩn bị ra hoa thì không cần nhu cầu nước quá nhiều, chỉ cấp đủ ẩm là được

Nhiệt độ

Về nhiệt độ thì nên tránh những nơi có nhiệt độ cao, tránh cây bị cháy lá, mất nước nhiều như các lò sưởi, ánh nắng 12h trưa. Sự sinh trưởng của anh bị ảnh hưởng khá lớn vào nhiệt độ nữa đấy. Nhiệt độ mà cây có thể chịu được tầm 15 độ C và tối đa là 35 độ C. Thích hợp nhất vẫn là 20 – 30 độc C.

Bón phân

Thời điểm cây đnag phát triển cần chất dinh dưỡng cho cây, bạn cần bón thêm phân. Phân được sử dụng chủ yếu là NPK hoặc những loại có chưa các vi lượng như magie, sắt, kẽm đồng,… Tránh việc bón phân hữu cơ vì sẽ làm xót cây và phát sinh mầm bệnh gây hại cho cây.

Trên đây là những thông tin về cây Lan kiếm cũng như hướng dẫn cách chăm sóc cây. Với một loài cây vừa có giá trị nghệ thuật vừa đem đến lợi ích đời như vậy thì tại sao bạn không nên thử trồng trong nhà nhỉ? Chúc bạn sẽ thành công và Xanh Bonsai rất vui vì thông tin trên hữu ích bạn!

Một số câu hỏi thường gặp với cây lan kiếm

Cây lan kiếm có dễ trồng không?

Không quá khó, nhưng bước đầu bạn cần chuẩn bị một số loại giá thể sau: Xem thêm

Cây Lan kiếm có bao nhiêu loại ?

Hiện có hơn 60 loại và đang được tiếp tục nhân giống ra những loại có màu sắc đẹp hơn

Bài viết liên quan

Cây xì gà “Cây xì gà” – nguyên liệu đặc biệt tạo nên những điếu xì gà Cuba đắt đỏ Ý nghĩa phong thuỷ của cây kim tiền Những dụng cụ trồng rau hoa ban công, sân thượng hiệu quả Những hình thức tưới tự động phổ biến hiên nay Top những cây cảnh nội thất cảnh quan cho nhà phố, biệt thự Cách cải tạo đất bạc màu trồng cây trong chậu đơn giản, hiệu quả nhất Cách trồng và chăm sóc cây Hạnh Phúc chuẩn nhất Lan Hồ Điệp Trắng: Đặc Điểm, Ý Nghĩa Và Cách Chăm Sóc

Từ khóa » Hoa Lan Kiếm