Cây Lan ý: Đặc điểm, ý Nghĩa, Cách Trồng Và Cách Chăm Sóc - Eva
Có thể bạn quan tâm
1. Nguồn gốc của cây lan ý
Cây lan ý có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Nam Mỹ và một vài quốc gia Đông Nam Á với tên khoa học là Spathiphyllum Wallisii, thuộc họ Araceae (Ráy). Ở Việt Nam, cây lan ý còn được gọi với nhiều tên khác nhau như cây bạch môn, cây vỹ hoa trắng hay cây huệ hòa bình. Tên tiếng Anh của nó cũng đa dạng không kém như Peace Lily, White Sails plant, Spathe flower.
2. Đặc điểm cây lan ý và phân loại
Đặc điểm cây lan ý
Cây lan ý có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau: bóng râm hay ngoài trời, trồng đất hay thủy sinh. Cây thuộc loại thân thảo, sống lâu năm, mọc thành bờ bụi với chiều cao từ 30-100cm. Cuống lá mọc thẳng từ gốc, dáng mảnh và cao. Lá cây hình bầu dục và thuôn gọn ở đỉnh, mép gợn sóng nhẹ. Lá cây lan ý có màu xanh thẫm và vô cùng bóng mượt, bề mặt nổi rõ đường gân xanh nhạt tạo nên tính thẩm mỹ cao.
Hoa lan ý mang vẻ đẹp thanh lịch, tao nhã với phần tự hoa màu trắng xanh hoặc vàng nhạt, thuôn dài và nhiều gai tù; bao bọc bên ngoài là lá bắc của hoa (hay còn gọi là mo hoa) màu trắng muốt giống một chiếc vỏ sò xinh đẹp. Hoa lan ý nở rất lâu, trong điều kiện thuận lợi có thể kéo dài từ 3 đến 4 tháng.
Cây lan ý có mấy loại?
Cây lan ý được chia làm 2 loại chính dựa vào kích thước lá còn các đặc điểm về thân, lá và hoa đều giống nhau. Cây lan ý Thái (cây lan ý lá nhỏ): thân và lá đều nhỏ, thường được trồng trong chậu, thích hợp với trang trí để bàn trà hay bàn làm việc. Cây lan ý Mỹ (cây lan ý lá to): thân cây và hoa cao lớn, khi trưởng thành phát triển thành bụi rộng, thường được trồng ở chậu lớn, trang trí trong nhà, văn phòng, hành lang hoặc sảnh tòa nhà.
3. Cây lan ý có tác dụng gì?
Trang trí nhà cửa, văn phòng:
Cây lan ý đẹp, có sức sống mạnh mẽ, thích nghi nhiều điều kiện môi trường, hoa nở lâu tàn nên phù hợp để trồng trong nhà, văn phòng hay ngoài trời.
Khả năng lọc khí độc:
Theo khuyến cáo của NASA - Mỹ, cây lan ý thích hợp để trồng trong nhà vì có khả năng hấp thụ tốt các chất độc bay hơi trong không khí như formaldehyde, benzene, xylene, toluene, trichloroethylene giúp không khí trong lành hơn.
Khả năng hút bụi:
Cây lan ý được xếp top đầu những cây cảnh có khả năng hút bụi tốt nhất. Lá cây bám rất nhiều bụi và dễ dàng lau sạch bằng khăn ướt hoặc vòi sen.
Khả năng hấp thụ sóng điện tử:
Có nghiên cứu cho thấy cây lan ý có khả năng hấp thụ sóng điện tử phát ra từ máy tính, điện thoại, wifi… và các tia hồng ngoại, tử ngoại nên thường được đặt ở phòng làm việc có nhiều thiết bị điện tử, bệnh viện…
4. Ý nghĩa phong thủy của cây lan ý
Ý nghĩa phong thủy
Cây lan ý còn được gọi là cây huệ hòa bình mang ý nghĩa tượng trưng cho sự bình yên, tình cảm gắn kết, hòa hợp. Cây tỏa ra nguồn năng lượng tích cực giúp con người được trấn an tinh thần, có thêm động lực vượt qua ốm đau, bệnh tật, trung hòa những nguồn năng lượng xung khắc và tránh đi những điều xui xẻo.
Cây lan ý có sức sống mạnh mẽ và khả năng phát triển rất nhanh chóng nên là biểu tượng cho sự kiên cường và ý chí phấn đấu, giúp gia chủ vượt qua thử thách, thăng tiến trong sự nghiệp và tài lộc về tiền tài.
Cây lan ý hợp mệnh gì?
Hoa lan ý có màu trắng là màu bản mệnh của hành Kim nên rất hợp với người mệnh Kim. Trong ngũ hành tương sinh, Kim sinh Thủy nên hợp nhau. Đặc biệt, khi cây lan ý được trồng thủy sinh lại càng phù hợp với mệnh Thủy. Người thuộc hai mệnh này trồng cây lan ý sẽ gặp nhiều may mắn, tài lộc trong công việc và cuộc sống.
Lá cây lan ý có màu xanh đậm tượng trưng cho mệnh Mộc và Mộc chính là cây cối nên cây cũng phù hợp với người mệnh Mộc.
Hoa lan ý màu trắng là bản mệnh của hành Kim, lá lan ý màu xanh đậm là tượng trưng của mệnh Mộc.
Cây lan ý hợp tuổi gì?
Cây lan ý hợp với mệnh Thuỷ và mệnh Kim nên hợp với các tuổi tương ứng như: Bính Tý (1936 và 1996), Quý Tỵ (1953 và 2013), Nhâm Tuất (1982), Đinh Sửu (1937 và 1997), Quý Hợi (1983), Giáp Thân (1944 và 2004), Đinh Mùi (1967), Ất Dậu (1945 và 2005), Nhâm Thìn (1952 và 2012), Ất Mão (1975), Quý Dậu (1993), Nhâm Thân (1992), Giáp Tý (1984), Ất Sửu (1985), Canh Tuất (1970), Tân Hợi (1971), Quý Mão (1963), Nhâm Dần (1962), Ất Mùi (1955 và 2015), Giáp Ngọ (1954).
Ngoài ra, cây lan ý cũng hợp với người mệnh Mộc nên hợp với những người sinh năm: Mậu Thìn (1928 và 1988), Kỷ Tỵ (1929 và 1989), Nhâm Ngọ (1942 và 2002), Quý Mùi (1943 và 2003), Canh Dần (1950 và 2010), Tân Mão (1951 và 2011), Mậu Tuất (1958 và 2018), Kỷ Hợi (1959 và 2019), Nhâm Tý (1972), Quý Sửu (1973), Canh Thân (1980), Tân Dậu (1981).
5. Cách chăm sóc cây lan ý
Cây lan ý không yêu cầu chăm sóc cầu kỳ nên có thể cung cấp cho cây các dòng phân bón hữu cơ như Amino Acid (Đạm cá), Rong biển, Fulvic, Kali Humate,… với liều lượng ⅓ yêu cầu phân bón loại này, tần suất 1-2 lần/năm để giúp cây phát triển khỏe mạnh, bộ rễ phát triển và hạn chế được một số bệnh như tuyến trùng, thối rễ,… Cây ưa nắng nhẹ và độ ẩm cao nên cần được tưới nước thường xuyên.
6. Cách trồng cây lan ý ra hoa quanh năm
Cây ưa đất ẩm và giàu dinh dưỡng nên có thể sử dụng hỗn hợp: đất phù sa + than bùn + lá mực + phân hữu cơ + cát hoặc sử dụng hỗn hợp: đất cát hay đất thịt nhẹ + xơ dừa + than bùn + phân hữu cơ. Để đất tơi xốp và thoát nước tốt, có thể trộn thêm ít đá sỏi. Sau đó, phơi đất từ 7-10 ngày để sạch hết bệnh bám trong đất.
Cách trồng cây lan ý trên đất:
Cho hỗn hợp đất vào ⅔ chậu rồi tưới nước cho đủ ẩm và đặt cây. Lưu ý bầu cây còn cách miệng chậu 2-3cm rồi cho nốt phần còn lại, nén chặt để cây đứng vững, không bị xô nghiêng. Sau khi nén đất, đảm bảo đất còn cách miệng chậu 1-2cm. Tưới nước cho cây và phun sương lên lá cây.
Cách trồng cây lan ý thủy sinh:
Ngâm bầu rễ vào nước sạch 2-3 ngày đến khi rễ trắng thì loại bỏ bụi bẩn và đất trong củ rễ (dùng dao hoặc nhíp), đồng thời tỉa rễ hư, dễ dài. Pha dung dịch dinh dưỡng với nước sạch, đặt cây vào bình sao cho nước ngập vừa đủ bầu rễ. Nước đảm bảo không phèn, không mặn, không chứa clo hay axit.
7. Cây lan ý có độc không?
Cây lan ý có độc tính độc tính được xếp vào loại 2, 3. Lá và củ của cây chứa chất canxi oxalat gây hại tới hệ tiêu hóa. Trẻ em khi ăn phải sẽ có biểu hiện ngứa, rát, sưng môi, miệng, lưỡi. Nếu ăn một lượng lớn, trẻ sẽ bị tiêu chảy, buồn nôn, ngạt thở và nguy hiểm hơn là suy thận. Với người lớn, nếu ăn một lượng rất nhỏ thì cũng chưa quá nghiêm trọng. Trong gia đình, nếu trồng cây lan ý nên đặt xa tầm với của trẻ nhỏ và vật nuôi.
8. Cây lan ý giá bao nhiêu?
Giá cây lan ý trong khoảng từ 30-250 nghìn đồng. Với những cây lan ý nhỏ để bàn cao từ 20-30cm, giá dao động từ 30-80 nghìn đồng, chưa bao gồm chậu. Với loại cây có kích thước to hơn giá có thể lên đến 250 nghìn đồng tùy vào chất lượng và giống cây.
9. Các câu hỏi thường gặp về cây lan ý
Cây lan ý có ưa nắng không?
Cây lan ý thuộc loại cây nhiệt đới nên ở nơi có khí hậu nóng ẩm, cây phát triển và ra hoa tốt. Tuy nhiên, cây không chịu được nắng gắt liên tục, sẽ gây vàng và úa lá. Nên đặt cây ở nơi râm mát, có ánh sáng nhẹ và cung cấp đủ ẩm để cây phát triển thuận lợi.
Có nên trồng cây lan ý trong nhà không?
Cây lan ý có tác dụng thanh lọc không khí, hút bụi, hấp thụ sóng điện từ nên thích hợp để trong nhà, văn phòng hoặc bệnh viện. Thỉnh thoảng, nên mang cây ra ngoài nắng để quang hợp.
Có nên đặt cây lan ý trong phòng ngủ?
Cũng giống như các loại cây khác, cây lan ý quang hợp ngược nghĩa là hấp thu khí oxi và nhả khí cacbonic nên không thích hợp đặt trong phòng ngủ. Ngoài ra, theo phong thủy, cây lan ý mang nguồn năng lượng dương tích cực, giúp còn người có tinh thần sảng khoái, có thêm động lực phát triển trong công việc nên sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn năng lượng âm trong phòng, gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
Cây lan ý có cần tưới nước thường xuyên không?
Cây lan ý ưa ẩm nên cần được tưới nước thường xuyên nhưng không nên tưới quá nhiều dễ gây úng rễ. Nên thường xuyên phun sương lên lá cây để cây nhận giữ độ ẩm một cách tự nhiên, vừa phải. Cây đủ nước sẽ cho hoa tươi tốt và đẹp hơn.
Cây lan ý có nhiều sâu không?
Cây lan ý thường mắc một số loại sâu bệnh như bọ trĩ, rệp… hoặc xuất hiện đốm nâu do thiếu nước hay thừa dinh dưỡng. Khi phát hiện ra cây bị bệnh cần cắt bỏ ngay phần lá bệnh để tránh lây sang các cành khác.
Cây lan ý thủy sinh có cần thay nước thường xuyên không?
Cây cần được thay nước định kỳ 1 lần/tuần và bổ sung thêm dung dịch dinh dưỡng 2 lần/tuần.
Cây lan ý có nhiều sâu không?
Cây lan ý thường mắc một số loại sâu bệnh như bọ trĩ, rệp… hoặc xuất hiện đốm nâu do thiếu nước hay thừa dinh dưỡng. Khi phát hiện ra cây bị bệnh cần cắt bỏ ngay phần lá bệnh để tránh lây sang các cành khác.
Cây lan ý thủy sinh có cần thay nước thường xuyên không?
Cây cần được thay nước định kỳ 1 lần/tuần và bổ sung thêm dung dịch dinh dưỡng 2 lần/tuần.
3 loại hoa ưa nước, chỉ cần bạn tưới nhiều, lá sẽ xanh mướt, hoa nở đầyBa loại hoa ưa nước này càng tưới nhiều thì càng nhiều sự phát triển mạnh mẽ và càng nhiều hoa, màu sắc thật lộng lẫy.Bấm xem >>Nhà - Vườn
Từ khóa » Tác Dụng Phong Thủy Của Cây Lan ý
-
Công Dụng Và ý Nghĩa Phong Thủy Của Cây Lan ý - Bách Hóa XANH
-
Ý Nghĩa Phong Thủy Và Tác Dụng Của Cây Lan Ý để Bàn Giám đốc
-
Cách Trồng Và ý Nghĩa Phong Thuỷ ít Người Biết Của Cây Lan Ý
-
Cây Lan Ý: ý Nghĩa Phong Thủy, Có độc Không, Cách Trồng, Chăm Sóc
-
Cây Lan Ý Thủy Sinh Tác Dụng Và ý Nghĩa Phong Thủy
-
Cây Lan ý Và Những Lợi ích ít Ai Biết
-
Ý Nghĩa Phong Thủy Và Cách Chăm Sóc Cây Lan ý
-
Cây Lan ý Phong Thủy – Cách Trồng Cây Lan ý Tốt Nhất - Hoa đẹp
-
Cây Lan ý Hợp Với Tuổi Nào? Mệnh Nào?
-
Những Công Dụng Tuyệt Vời Từ Cây Lan ý
-
Ý Nghĩa Và Phong Thủy Cây Lan ý - Những Thông Tin Cần Biết
-
Cây Lan Ý - Ý Nghĩa Phong Thủy Cùng Cách Trồng Và Chăm Sóc A-z
-
Cây Lan ý Có Tác Dụng Gì? Dùng để Trang Trí, Lọc Không Khí Và Còn Gì ...