Cây Lan ý Thủy Sinh, Cách Trồng Và Chăm Sóc Khi Trồng Trong Nước
Có thể bạn quan tâm
Cây lan ý hay còn gọi cây buồm trắng, cây lan như ý, cây lan ý ngọc, cây hoa lan ý là cây cảnh được khá nhiều người trồng trang trí trong nhà. Ngoài tác dụng trang trí, cây lan ý còn có tác dụng như một cây phong thủy giúp cải thiện phong thủy nên được nhiều người trồng trong phòng khách hoặc trồng trước nhà. Thông thường, cây lan ý sẽ trồng trong chậu đất nhưng loại cây này vẫn có thể trồng trong nước được gọi là cây lan ý thủy sinh. Trong bài viết này, NNO sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng lan ý thủy sinh và cách chăm sóc khi trồng cây trong nước.
- Cây lan ý hợp mệnh gì? không hợp mệnh nào
- Cây dây nhện phong thủy
- Cây cỏ lan chi có ý nghĩa gì
- Tổng hợp hình ảnh cây dây nhện đẹp
- Cách trồng cây kim tiền bằng nhiều cách
Cây lan ý thủy sinh là gì
Lan ý thủy sinh là loại lan ý không trồng trong môi trường đất mà trồng hoàn toàn ở môi trường nước. Cây lan ý trồng bằng nước có ưu điểm là bạn không cần phải tưới cây mà cây vẫn xanh tốt. Ngoài ra, cây lan ý thủy sinh thường được trồng trong các bình thủy sinh trong suốt nên bạn sẽ ngắm được cả bộ rễ của cây bên trong bình rất độc đáo. Nhược điểm của cách trồng thủy sinh này là cây sẽ phát triển kém hơn so với trồng trong đất và cần thay nước thường xuyên.
Cách trồng lan ý thủy sinh
Để trồng lan ý thủy sinh, các bạn có thể chọn mua một cây lan ý thủy sinh ngoài tiệm cây cảnh về trồng hoặc dùng một cây lan ý đang trồng trong chậu đất để chuyển sang trồng trong nước. Việc tận dụng cây lan ý có sẵn ở nhà cũng không khó, điều quan trọng là bạn cần phải để cho cây quen với môi trường nước trước khi chuyển sang trồng thủy sinh. Nếu cây đang trồng trong đất mà bạn chuyển ngay sang trồng thủy sinh thì tỉ lệ chết rất cao. Ngược lại, cây lan ý đang trồng trong nước mà chuyển qua trồng trong đất ngay thỉ lệ chế cũng rất cao. Để trông lan ý trong nước các bạn có thể làm theo các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị một chậu cây lan ý đang xanh tốt trồng trong chậu đất.
- Bước 2: Nhấc cả cây lan ý và đất trong chậu ra ngoài. Nhẹ nhàng giũ bớt khoảng 1/3 đất ở phía dưới đáy cho rễ bên dưới bầu đất tỏa ra. Chú ý làm nhẹ nhàng để cây không bị đứt rễ.
- Bước 3: Cho cây vào chậu trồng mới sao cho phần rễ cây dưới đáy rủ ra bên ngoài, phần đất ở trên được giữ trong chậu cây. Các bạn có thể dùng bầu ươm cây cắt phần đáy rồi cho cây vào trong cũng được. Mục đích của việc làm này là để cho phần rễ cây bên dưới rủ được ra ngoài.
- Bước 4: Đặt cây vào một chậu nước sao cho phần rễ cây rủ xuống dưới nước còn phần chậu đất thì nằm hoàn toàn trên mặt nước. Làm vậy cây vẫn có thể sống được nhờ đất ở bên trên và rễ cây bên dưới sẽ quen dần với môi trường nước. Đặt cây ở vị trí mát mẻ tránh các nguồn nhiệt và tránh nắng gắt buổi trưa chiều chiếu vào cây.
- Bước 5: Sau khi trồng như vậy khoảng 1 tháng để cây quen dần với môi trường nước, các bạn hãy nhấc cây ra khỏi bầu đất và giũ hết đất còn dính trên rễ cây đi. Dùng vòi nước xịt sạch đất trên rễ cây để chuẩn bị trồng thủy sinh.
- Bước 6: Trồng cây vào trong bình thủy sinh và đổ nước vào bình. Nguyên tắc cho nước vào bình thủy sinh là nước chỉ ngập khoảng 1/3 đến 1/2 rễ cây. Không được để nước ngập toàn bộ rễ cây sẽ bị ngộp.
- Bước 7: Cho thêm phân bón thủy sinh hoặc dung dịch thủy sinh vào trong nước để bổ sung thêm dưỡng chất cho cây phát triển.
- Bước 8: Đến đây, các bạn đã trồng xong cây lan ý thủy sinh rồi. Các bạn chỉ cần đặt cây ở vị trí mát mẻ tránh tránh nắng gắt buổi trưa chiều là được.
Cách chăm sóc cây lan ý thủy sinh
Để chăm sóc cây lan ý thủy sinh không khó, các bạn chỉ cần thay nước định kỳ cho cây, bổ sung dinh dưỡng vào trong nước, cắt tỉa các lá héo lá già, cho cây phơi nắng hàng tuần thì cây sẽ luôn xanh tốt. Cụ thể như sau:
- Vị trí đặt cây: cây lan ý thủy sinh cũng như lan ý trồng trong đất đều ưa bóng râm nên các bạn cần đặt cây ở vị trí mát mẻ trong nhà tránh những nơi gần cửa sổ có ánh nắng buổi trưa chiều chiếu trực tiếp vào cây.
- Thay nước cho cây: lan ý trồng trong nước không cần phải tưới nhưng bạn cần thay nước trong bình mỗi tuần 1 lần. Khi thay nước, bạn hãy cắt bỏ các rễ cây bị thối và chú ý không đổ quá nhiều nước trong bình. Nguyên tắc vẫn là không đổ nước ngập quá 1/2 rễ cây. Sau khi thay nước xong các bạn cho thêm phân bón thủy sinh vào trong nước để cây có dinh dưỡng phát triển.
- Cắt tỉa cây lan ý: cây lan ý trồng lâu các lá già bị bị vàng sau đó héo đi. Các bạn không nên để lá héo rồi mới bỏ lá đó đi mà khi lá vàng các bạn nên cắt tỉa các lá đó bỏ đi ngay.
- Cho cây phơi nắng hàng tuần: cây lan ý trồng trong nước thường được các bạn đặt trong nhà. Khi đặt trong nhà cây vẫn sống tốt nhưng dần dần khả năng quang hợp của lá sẽ bị kém đi. Do đó, mỗi tuần bạn nên cho cây ra ngoài trời vào khoảng thời gian từ 6 – 10 giờ sáng 1 lần để cây khôi phục khả năng quang hợp cho lá. Ngoài ra, cây đặt trong nhà cũng sẽ bị bụi bám trên lá. Các bạn thường xuyên dùng khăn ẩm lau sạch bụi trên lá giúp lá quang hợp tốt hơn.
Khi các bạn đảm bảo chăm sóc cây đúng cách như vừa nêu trên thì cây lan ý thủy sinh sẽ luôn xanh tốt quanh năm và cho hoa thường xuyên. Nếu bạn không chăm sóc cây tốt thì cây sẽ dần yếu đi và chết dần.
Với cách trồng và chăm sóc cây lan ý thủy sinh vừa nêu trên, chúc các bạn có những cây lan ý thủy sinh luôn xanh tốt mang lại nhiều tài lộc, may mắn cho cả gia đình.
Tags: Cây lan ý • hotTừ khóa » Trồng Lan ý Trong Nước
-
[Ad.] Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Lan ý Thủy Sinh
-
Cách Trồng Cây Lan Ý Thủy Sinh đúng Kỹ Thuật Giúp Cây Xanh Tốt ...
-
Cách Trồng Lan Ý - Peace Lily Care - YouTube
-
Cách Trồng Cây Lan ý Thủy Canh để Bàn Làm Việc Trong Văn Phòng
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Lan Ý Thủy Sinh - Bancongxanh
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Lan ý Ra Hoa
-
Cây Lan ý Trồng Nước, Thủy Canh
-
Cây Lan Ý - Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc đơn Giản Tại Nhà - Sfarm
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Lan Ý - Nuibavi
-
Cây Lan Ý Có Dễ Trồng Không? Cách Chăm Sóc Và ý Nghĩa
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Lan Ý Thủy Sinh đúng Kỹ Thuật
-
Cây Lan Ý Thủy Sinh Tác Dụng Và ý Nghĩa Phong Thủy
-
Cách Chăm Sóc Cây Lan Ý Trong Nước
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Lan ý Thanh Lọc Không Khí