Cây Lê - Đặc điêm, Công Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Sam
Có thể bạn quan tâm
Cây Lê là cây ăn quả thân gỗ, có trường hợp thân bụi, sống lâu năm. Cây lê ở điều kiện tự nhiên bình thường, không có tác động các biện pháp kỹ thuật trồng trọt có thể sống lên tới vài trăm năm. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những thông tin liên quan đến loại cây ăn quả này nhé!
Tổng quan về Cây Lê
Lê là cây ăn quả lâu năm, ưa thích vùng có khí hậu ôn đới, có giá trị đinh dưỡng và kinh tế cao, vì vậy được thị trường tiêu thụ rất mạnh, sản lượng toàn thế giới hàng năm đạt 15 – 16 triệu tấn.
Ở nước ta, cây lê được trồng ở những vùng cao thuộc các tỉnh biên giới phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu… nhiều nhất là ở Lạng Sơn, Cao Bằng. Riêng Cao Bằng hiện có khoảng 200ha và mỗi năm có thể sản xuất tới 3.500 – 5.000 tấn quả.
Các giống lê của ta tuy chất lượng chưa cao, thịt quả cứng, cát to, hơi chua, nhưng vẫn được ưa chuộng vì ăn giòn, dễ bảo quản và vận chuyển được xa. Những năm qua, cây lê đang cùng vối nhiều loại cây ăn quả khác, góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường cho hàng chục vạn hecta đất đồi núi trọc ở nước ta.
Không phải ngẫu nhiên mà trong các bài ca dân gian từ lân đã có câu ca nói về quả lê: “Quả lê ăn đủ năm mùi”.
Qua khảo sát cho thấy, vườn lê 8 tuổi của ta có khả nâng cho thu mỗi năm 20 – 25 tấn quả trên lha. Cây lê dễ chăm sóc, tuổi thọ và thời gian khai thác dài. Để phát triển cây lê, cần giải quyết vấn đề giống, cụ thể là: tìm các gốc ghép chịu nhiệt. Đồng thời tuyển chọn ra các giống lê có nâng suất, chất lượng cao để nhân giống khuyến cáo cho sản xuất ở các địa phương miền núi. Tất nhiên, cũng như đối với nhiều loại cây ăn quả khác, vấn đề chính sách và các biện pháp kỹ thuật sau thu hoạch là rất cần thiết cho việc mở rộng và phát triển, sản xuất cây lê ở nước ta.
Đặc điểm thực vật học
Thân cây lê
Cây lê thuộc loại thân gỗ, có trường hợp thân bụi, sống lâu năm. Sau khi trồng 5 — 6 năm, cây lê đã cho thu quả. Cậy lê ghép sống tới 50 – 60 năm.
Quả
Quả lê chứa một lượng lớn đường sacarô, các chất pectin, một số axit, các loại vitamin c và vitamin A. Quả lê chín dùng để ăn tươi, chế biến thành nước quả, phơi sấy khô, làm mứt, chế siro…
Thân, cành
Cây lê phân cành vừa phải, những cây thực sinh có nhiều cành, có thể cao tối 9 – 11m, tán hình mâm xôi, đường kính tán từ 7 – 13m, đường kính thân có thể đạt tới 30 – 40cm, độ cao phân cành từ 37 – 102cm, cành cấp 1 có góc phân cành 30 — 70°. Lá lê hình mai rùa, có 90 – 140 răng cưa và rụng vào mùa đông.
Hoa, quả
Lê ra hoa vào cuối tháng 2 đầu tháng 3, màu hoa trắng và khi nở rộ tạo cảnh rất đẹp cho vườn lê. Lộc phát vào mùa xuân, quả hình thành sau khi hoa tàn và phát triển tới cuối tháng 8 thì chín. Quả lê hình tròn hơi dẹt (lê nâu) song đa phần hình bóng điện với trọng lượng bình quân 350 – 500g/quả. Khi chín vỏ quả chuyển nâu hoặc xanh vàng, vỏ nhẵn. Thịt quả màu trắng giòn, ngọt mát hơi pha chua chát, đặc biệt có mùi thơm dễ chịu. Tỷ lệ quả có hạt thấp, chỉ khoảng 15 – 20% tổng số quả.
Năm năm đầu, cây lê sinh trưởng chậm, 15 năm tiếp theo, sinh trưởng nhanh, sau đó lại chậm lại và ổn định khung tán. Ngoài 50 năm tuổi cây già và năng suất giảm đần, có hiện tượng ra quả cách năm. Ở vùng Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn) các giống lê nâu, mỗi cây có thể thu 500 — 800 quả, giống lê xanh quả có trọng lượng 300 – 500g/quả, nhưng trung bình 1 cây chỉ có trên dưới 50 quả và thu vào cuối tháng 9. Ngoài ra còn có các loại mắc coọc, năng suất thấp hơn và quả cũng nhỏ hơn.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Cây lê
Yêu cầu về ánh sáng của cây lê
– Cũng giống như hầu hết các loại cây ăn quả khác, ánh sáng là “chìa khóa” để tối đa hóa sản lượng quả lê. Chọn khu vực trồng cây lê có nhiều ánh sáng. Những khu vực gần rừng bị che khuất ánh sáng nhiều, không thích hợp cho trồng lê. Ánh sáng buổi sáng sớm có vai trò rất quan trọng. Ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp thì ánh sáng ban sáng còn có tác dụng làm khô sương ở mặt lá, giảm bớt tỷ lệ nhiễm bệnh của cây.
Yêu cầu về nhiệt độ của cây lê
– Cây lê cần mùa đông lạnh để phân hóa mầm hoa sau khi đã trút hết bộ lá. Trường hợp mưa kéo dài vào cuối năm, độ ẩm không khí cao thì cây lê ít rụng lá hoặc rụng muộn, mầm hoa cũng phân hóa ít, ảnh hưởng nhiều đến năng suất quả. Nhiệt độ mùa đông thuận lợi cho cây lê bình quân là 10÷12oC, mùa hè khoảng 25oC.
Yêu cầu về ẩm độ của cây lê
– Yêu cầu lượng mưa bình quân cả năm là 1500÷1700mm. Tuy vậy, ở Sa Pa lượng mưa đạt tới 2000mm, cây lê vẫn cho sai quả.
Yêu cầu về đất đai đối với cây lê
– Cây lê thích ứng được với nhiều loại đất đai. Độ màu mỡ của đất không phải là tiêu chí quan trọng cho cây lê bởi vì nó có thể dễ dàng thích nghi. Các nguyên tố nito, phốt pho, kaly và các vi chất dinh dưỡng cũng rất quan trọng, tuy nhiên chúng có thể được bổ sung trong quá trình chăm sóc. pH thích hợp cho đất trồng lê là từ 6,2 – 6,8.
– Điều quan trọng nhất trong quá trình chọn đất trồng cây lê là độ sâu tầng đất canh tác và độ thoát nước. Lê có thể trồng trên đất ẩm nhưng bộ rễ sẽ bị tổn thương nếu bị ngập úng, vì vậy, đất trồng lê phải có mức nước ngầm sâu trên 2m, thoát nước tốt và độ dày tầng đất canh tác ít nhất là 1m. Cây lê có thể trồng ở nơi có độ cao so với mặt biển từ 400÷600m trở lên như Cao Lộc (Lạng Sơn), Sa Pa (Lào Cai), Hoàng Su Phì (Hà Giang),….
Yêu cầu về dinh dưỡng của cây lê
– Cây lê cần đủ các yếu tố đa lượng (như đạm, lân, kaly) và vi lượng (như sắt, đồng, kẽm, bo,…). Mỗi nguyên tố có tác động riêng đến năng suất phẩm chất quả và sinh trưởng phát triển của cây, có ảnh hưởng rõ đến năng suất của cây.
* Đạm: Đạm tập trung nhiều trong lá, đặc biệt là trong lá non, ngọn non.
– Thiếu đạm: Thân cành kém phát triển, ít ra lá non, do vậy ra hoa kết quả kém. Nếu thiếu đạm trầm trọng thì gân lá chuyển màu vàng (gân lá vàng trước rồi mới đến phiến lá), lá nhỏ, ít đọt non, lá nhanh rụng.
– Thừa đạm: Lá xanh đậm, to và dày hơn bình thường, vỏ quả dày, phẩm chất quả kém.
* Lân: Trong lá, tỷ lệ lân thay đổi tùy thuộc vào tuổi lá và lượng lân bón cho cây.
– Thiếu lân: Lá có màu đồng, không có màu xanh đặc trưng của lá, có những đốm khô ở ngọn lá và mép lá.
– Thừa lân: Ảnh hưởng xấu đến phẩm chất quả.
* Kaly: Có vai trò quyết định đến phẩm chất quả và tăng trọng lượng quả. Bón đủ kaly, hàm lượng đường và axit trong quả đều tăng, do đó cất giữ và vận chuyển dễ dàng.
– Thiếu kaly: Các mầm mới nảy có lá bé, không bám chắc vào cành, than cây có hiện tượng chày gôm, quả dễ rụng, cây kém chịu lạnh.
– Thừa kaly: Ảnh hưởng đến việc trao đổi các nguyên tố khoáng khác (đặc biệt là magie)
* Canxi: Canxi cần cho sự phát triển của bộ rễ. Khi bón canxi tăng thì phải bón tăng kaly vì hai nguyên tố này có quan hệ đối kháng nhau. Thực tế, để cung cấp canxi cho cây, người ta thường bón bằng cách vãi vôi bột hoặc bột đá vôi.
– Thiếu canxi thì cây có biểu hiện là dọc mép lá và gân chính có màu nhạt, lá rụng sớm, mầm chết từ ngọn, quả mau rụng.
– Thừa canxi làm tính kiềm của đất tăng, làm lá cây thường bị bệnh gỉ sắt, cây khó hút các nguyên tố vi lượng (như kẽm, magie, sắt).
* Magie: Thiếu magie làm cho lá có màu đỏ hồng, thể hiện rõ nhất ở lá già (vết hình mũi tên ở gốc lá). Nếu thiếu nặng hơn làm cho hàm lượng vitamin C và axit trong quả giảm. Nếu bón kaly liên tục sẽ làm giảm hấp thu magie.
* Đồng: Thiếu đồng làm cành non mới mọc yếu ớt, cành có cạnh rõ, lá to đậm, gân chính nhô lên. Thiếu nặng thì lá nhỏ, mau rụng, quả chín có màu vỏ tối, …Cách khắc phục: Phun CuSO4 0,2÷0,5%.
* Sắt: Thiếu sắt thì lá mỏng, vàng, gân lá xanh, lá mau rụng, lá khô từ đầu cành trở xuống, cây chịu rét kém.
Ảnh hưởng gió đối với cây lê
– Tốc độ gió vừa phải sẽ có tác dụng tốt đối với vườn cây lê. Gió lưu thông khí, điều hoà độ ẩm, giảm sâu bệnh hại, cây sinh trưởng tốt.
– Tuy nhiên tốc độ gió lớn ảnh hưởng đến khả năng đồng hoá của cây, làm gãy cành rụng quả…
– Đối chiếu với các yêu cầu trên của cây lê thì các tỉnh biên giới phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Sơn La, Lai Châu, Hà Giang,…là nơi phù hợp để trồng lê. Vì ở các địa phương nói trên, mùa đông thường có nhiệt độ trung bình xấp xỉ 10oC trong 2 tháng và nhiệt độ mùa hè trung bình xấp xỉ 22 – 24oC, riêng Sa Pa là 18 – 20oC. Lượng mưa bình quân tới 2500÷2800mm. Điều kiện ánh sáng và đất đai cũng phù hợp.
Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc Cây Lê do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết nhé!
Xem thêm:- Chuối Hột – Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
- Cây Tùng Bồng Lai – Cây cảnh bonsai có nhiều giá trị với người chơi cây cảnh
- Cây Gỗ Sưa – Cách trồng và chăm sóc cây gỗ sưa để đạt được năng suất cao
- Cây Dâu Da Xoan – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng
- Cá công gô – Kỹ thuật nuôi cá công gô
Từ khóa » Hình ảnh Quả Lê Ta
-
Các Loại Lê, Cách Chọn Lê Ngon, Quả Lê Bảo Quản được Bao Lâu?
-
Cách Phân Biệt Lê Trung Quốc Và Lê Việt Nam - Bách Hóa XANH
-
Hơn 700 ảnh Hoa Quả Và Quả Lê Táo Miễn Phí - Pixabay
-
11 Tác Dụng Của Quả Lê Rất Hữu ích Cho Người Hay ăn Thường Xuyên
-
Quả Lê Lạ Siêu Ngọt Dạt Khắp Vỉa Hè Hà Nội - VietNamNet
-
Mẹo Phân Biệt Lê Việt Nam Và Lê Trung Quốc - Vietnamnet
-
Quả Lê Và Những Tác Dụng Tuyệt Vời đối Với Sức Khỏe - YouMed
-
Giống đầu Của Quả Lê: Hình ảnh, Mô Tả, đánh Giá - UNANSEA.COM
-
Cách Nhận Biết Táo, Lê, Mắc Cọp Trung Quốc - Dân Việt
-
Cách Phân Biệt Lê Trung Quốc Và Lê Việt Nam đơn Giản - Mẹo Vặt
-
Lê Rừng (Mắc Cọp) Tây Bắc - Cao Nghệ Fruit
-
Quả Lê Xuất Khẩu
-
Cách Phân Biệt Quả Lê Trung Quốc Và Lê Việt Nam? Top 3 Loại Lê ...