Cây Lê, Kỹ Thuật Trồng Cây Lê Sai Quả Tại Việt Nam 0979981613

Cây lê có quả giòn, ngọt, thơm, nhiều nước. Lê có tác dụng thanh nhiệt giải độc, là loại trái cây chống bệnh tiểu đường, chống cholesterol đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa và hệ tim mạch đồng thời còn là loại cây mang giá lại trị kinh tế cao.  

 

Cây lê từ lâu đã được người tiêu dùng ưa chuộng bởi chất lượng và được khẳng định giá trị trên thế giới. Hiện nay nhiều người và nhà vườn đã trồng lê để lấy quả phục vụ nhu cầu ăn quả và để phát triển kinh tế. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin về giá trị và cách trồng giống lê

cây lê sai trĩu quả

cây lê sai trĩu quả

Giới thiệu chung cây lê

Cây lê có tên khoa học là Pyrus pyrifolia Nakai, xuất xứ tại Hàn Quốc, được trồng nhiều ở vùng khí hậu ôn đới. 

Đặc điểm của cây lê

cây lê trưởng thành

cây lê trưởng thành

– Cây lê là cây ăn quả thân gỗ hoặc thân bụi sống lâu năm. Cây lê phân cành vừa phải , tán hình mâm xôi, đường kính thân có thể đạt tới 1m

– Lá lê hình mai rùa, nhiều răng và rụng vào mùa đông  

– Hoa lê màu trắng, ra hoa vào cuối tháng 2 đầu tháng 3, khi nở rộ tạo thành cảnh rất đẹp.

bông hoa lê  

bông hoa lê

hoa le

 

rừng hoa lê

rừng hoa lê

– Giống lê có quả tròn, kích thước lớn, nặng từ 400gram đến 500gram. Vỏ mỏng, mịn, có màu vàng hoặc nâu. Khi ăn lê giòn, ngọt, thơm và nhiều nước đặc biệt có mùi thơm dễ chịu.

quả lê

quả lê vàng

đặc điểm thực vật cây lê

Giá trị của cây lê 

Quả lê nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch vì chất xơ kiểm soát lượng đường trong máu và giảm bệnh tiểu đường. 

 Lê chứa xơ hòa tan và kali cao có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chống cholesterol giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Vitamin C tốt trong lê giúp kích thích sản xuất tế bào bạch cầu loại bỏ các tình trạng như cúm, cảm lạnh và các triệu chứng khác. 

Lê chứa axit folic cao giúp giảm dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.

Lê chứa lượng vitamin A cao và các thành phần như zeaxanthin và lutein giúp làm giảm tác động của lão hóa lên da như cái đốm đồi mồi và nếp nhăn. Loại quả này giúp giảm rụng tóc, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng. 

Chất xơ trong quả lê liên kết tạo thành nhóm axit mật thứ cấp đặc biệt giúp ngăn ngừa ung thư phổi và dạ dày vì có Hydroxycinnamic acid và chất chống oxy hóa Quercetin 

cành hoa lê

cành hoa lê có giá lên đến vài chục triệu đồng

thu hoạch quả lê

thu hoạch quả lê

Kỹ thuật trồng cây lê

Điều kiện lựa chọn giống

Lê được trồng theo các ghép gốc như sau gieo hạt của các giống cây trồng thường hay của các loại cây hoang dã, sau đó thực hiện việc ghép gốc hoặc có thể thực hiện việc thụ phấn chéo để duy trì hay kết hợp các đặc điểm mong muốn giữa các cây lê.

Chuẩn bị đất trồng

Đất phải cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại, bón 30 – 40 kg vôi bột trên một sào đất.  Đào hố trồng lê Hàn Quốc sâu 50 – 60cm, rộng 60 – 80cm

Thời vụ trồng

Trồng vào vụ xuân với khoảng cách cây với cây từ 6 đến 7m , hàng cách hàng từ 6 đến 8m.

Phương pháp trồng cây lê  

Đặt cây giữa hố, nếu cây có bầu dùng dao rọc một đường từ trên xuống để lấy túi đựng bầu ra, lấp đất giữ chặt cây nén chặt xung quanh, cắm cọc cố định cây buộc bằng dây nilon để tránh cây bị lay gốc, tưới nước để giữ ẩm cho cây. 

vườn lê tại lai châu việt nam

vườn lê tại Lai Châu 

Kỹ thuật chăm sóc cây lê 

Tưới nước

Lê là loại cây cần nước vừa đủ nhất là mùa khô hoặc khi quả đang lớn và sắp chín. Phủ gốc lê bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; làm sạch cỏ dại sau mỗi trận mưa to. Mỗi năm xới gốc 2 lần, tháng 1-2 làm cỏ vụ xuân, tháng 8-9 là cỏ vụ thu. 

Ánh sáng

Nên trồng cây ở nơi quang đãng nhiều ánh sáng. Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển là 18 đến 30 độ C. Ánh sáng quyết định đến chất lượng lê, nếu quá ít nắng ở thời kỳ thu hoạch thì quả sẽ không giòn và ngọt thơm. 

Bón phân :

Trước khi trồng 30 ngày bón hỗn hợp 20 – 30kg phân chuồng, 0,5 – 1kg lân; 0,2kg vôi trộn đều , trong quá trình trồng tiếp tục bón phân định kì cho cây để cây phát triển ra hoa kết trái. 

Cắt tỉa cành:

Cần cắt tỉa các cành mọc không đúng chỗ, cành khô, cành sâu bệnh để cây tập trung chất dinh dưỡng nuôi các cành khỏe mạnh.  

Phòng trừ sâu bệnh cho cây lê:

Sâu đục thân

Xén tóc để con tại thân khiến cho con non đục thân cây, cành cây làm cành khô héo, quả suy dinh dưỡng, nhỏ và nặng hơn là làm chết cây. Phòng trừ sâu bằng cách quét vôi lên gốc cây vào mùa đông trong năm đồng thời cắt cành héo và đốt, dùng dây thép để bắt sâu non, lấy bông tẩm thuốc Trebon, Decis 0,1% nhét vào lỗ sâu đục, phun diệt trứng sâu.

Rệp

Gây hại trên thân, chồi non, quả,… tạo thành một lớp bột màu trắng bao phủ cây làm lá cây lê Hàn Quốc quăn queo, dẫn dụ kiến… Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện rệp và phun thuốc, phát hiện kiến đê phun thuốc ngừa kiến tha rệp từ cây này sang cây khác. Phòng trừ bằng thuốc Supracide 40ND, Trebon, Applaud. 

Sâu ăn lá:

Là loài sâu cắn phá đọt non, ăn lá làm cho cây trụi lá xơ xác. Dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật để xử lý loại bệnh này như Vifast 5ND, Desic 2,5 ND, Trebon 10ND… 

Bệnh xém lá

Là bệnh làm thối đen lá, đọt non và quả. Thực hiện vệ sinh vườn, cắt bỏ bộ phận bị bệnh và tiêu hủy khi thấy bệnh xuất hiện và phun thuốc Boocđô 1% hoặc BenlatE, Ridomil 0,15% để trừ bệnh.

Ruồi đục quả:

Ruồi đẻ trứng vào quả trong giai đoạn gần chín, sâu non nở ra đục khoét thịt quả làm hư thối quả. Có thể bọc quả hoặc dùng chất dẫn dụ sinh học Vizubon - D để bẫy ruồi đực, làm giảm khả năng sinh sản của ruồi cái.

Bài viết trên đây hy vọng đã mang tới cho bạn giá trị dinh dưỡng và lợi ích kinh tế của lê cũng như cách chăm sóc để cây lê khỏe mạnh, phát triển tốt. 

cây lê giống

cây lê giống

cây lê giống hàn quốc

cây lê giống Hàn Quốc

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Cây muồng hoa đào

cây mít

cây lộc vừng

cây dâu trái dài

cây nho thân gỗ

Chủ đề liên quan:

cây ăn quả cổ thụCây ăn quả giống mớiCây ăn quả trồng chậuCây công trình có quảNhững cây cảnh nên trồng trong nhà

Từ khóa » Trồng Cây Lê Nâu