Cây Liễu: Đặc điểm, Phân Loại, ý Nghĩa Phong Thủy Và Cách Trồng - Eva
Có thể bạn quan tâm
Cây Liễu là cây gì? Nguồn gốc xuất xứ
Cây Liễu có tên khoa học là Salix babylonica, thuộc chi Liễu, dân gian ta hay gọi nó là cây Liễu rũ bởi hình dạng độc đáo của chúng. Đây là loài cây vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau này được du nhập vào nhiều nước trong khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Dần dần nó đã trở thành một phần văn hóa tâm linh, phong thủy của người Việt.
Hình ảnh cây Liễu rủ
Đặc điểm của cây Liễu rủ
Cây Liễu là loài cây thân gỗ, sống lâu năm, rễ bò trên mặt đất, chiều cao thân cây trung bình từ 5-15m. Vỏ cây có màu nâu xám, nhăn nheo nhưng khá mềm, chứa rất nhiều acid Salicylic bên trong. Lá cây có dạng thuôn dài, mép lá có răng cưa, mọc so le, lá cây có màu xanh đậm và mọc buông rủ xuống phía dưới.
Hoa của cây Liễu rủ thường có màu đỏ, chúng là hoa đơn tính, có từ 4-10 nhị, mỗi nhị đều chứa tuyến mật và có rất nhiều phấn. Hoa Liễu thường nở rộ vào mùa Xuân, khi hoa tàn sẽ tạo quả. Quả của cây được tạo thành bởi 2 mảnh có thể tách được, bên trong có chứa các hạt rất nhỏ, vỏ ngoài của quả có lông. Khi quả chín, chúng sẽ tự tách ra và phân tán hạt bay đi trong gió.
Cây Liễu có những loại nào?
Hiện nay, các nhà khoa học đã ghi nhận tới hơn 400 loài cây Liễu khác nhau trên toàn thế giới. Mỗi loài sẽ có những đặc điểm hình thái và cách trồng, chăm sóc khác nhau. Sau đây là một số loài Liễu rủ phổ biến nhất:
1. Cây Liễu rủ
Là giống cây Liễu thông thường được trồng phổ biến nhất hiện nay. Chúng thường xuất hiện nhiều tại công viên, bờ hồ, vườn hoa.... với hình dạng nghiêng nghiêng và các tán lá rủ xuống dưới mặt nước. Cây vô cùng dễ trồng và có sức sống cao, bền bỉ với thời gian.
2. Cây Dương Liễu Bonsai
Là giống cây Dương Liễu có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng được biến thể để làm cây cảnh bonsai trồng trong nhà. Cây Liễu này có thể tạo thành nhiều thế khác nhau vô cùng bắt mắt và độc đáo.
3. Cây Sơn Liễu Bonsai
Là giống cây Liễu mọc bụi có chiều cao khiêm tốn. Cây khá mềm và có cành lá nhỏ, thích hợp để làm cây cảnh bonsai do dễ uốn nắn và tạo thế.
4. Cây Liễu thủy sinh
Đây là giống Liễu chỉ phát triển được dưới hình thức thủy sinh. Thân cây khá mỏng manh và mềm mại, cây có thể sinh trưởng tốt với nhiều kiểu khí hậu, bạn có thể trồng chúng ở trong nước hoặc trên cạn tùy ý.
5. Cây Liễu đỏ
Hay còn được gọi là cây Tràm Liễu, loài cây này có hoa màu đỏ rực, chiều cao từ 6-8m, lá thuôn dài mọc rủ xuống dưới và thích nghi được với nhiều kiểu khí hậu hiện nay.
6. Cây Liễu trắng
Là giống cây Liễu có nguồn gốc từ khu vực châu Âu. Chúng chỉ xuất hiện tại những nơi đầm lầy, bờ sông hoặc ao hồ. Tán lá của chúng có màu xanh đậm xen lẫn màu trắng, thường được trồng để tạo bóng mát và làm đẹp cảnh quan.
7. Cây Dương Liễu
Cây Dương Liễu hay còn được gọi là cây Phi Lao, là loài cây Liễu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cây cao từ 5-15m, thường được trồng phổ biến ở các công viên, ven hồ hoặc trong các khuôn viên nhà hàng, khách sạn,... Nhiều người hay thắc mắc rằng cây Dương Liễu có ý nghĩa gì khác so với các loài Liễu rủ thông thường. Tuy nhiên sự thật rằng chúng đều có nét giá trị tương đồng với nhau chứ không có nhiều khác biệt.
8. Cây Sơn Liễu
Là giống cây Liễu mọc bụi xuất hiện phổ biến tại nhiều nước trong khu vực châu Á hiện nay. Chúng được trồng để làm cây cảnh cho lối đi, hàng rào hoặc ban công. Đặc biệt cây Sơn Liễu có thể thích nghi với khí hậu khô nóng, khắc nghiệt.
Công dụng của cây Liễu trong đời sống
Cây Liễu rủ là loại cây có vẻ đẹp vô cùng độc đáo với những tán lá rủ xuống vô cùng cuốn hút. Do đó chúng thường được trồng để làm cây cảnh trang trí trong vườn nhà, biệt thự, ao hồ, hoặc để tạo vẻ đẹp cho cảnh quan đô thị, công viên,... Ngoài ra cây còn có bộ rễ vững chắc, ăn sâu xuống đất cho nên có thể làm cây phòng hộ ngăn ngừa mưa lũ.
Cây Liễu là cây thân gỗ có kích thước lớn, do đó nó còn có thể được trồng làm cây tạo bóng mát, che chắn. Gỗ của cây mềm, dễ uốn cho nên có thể được sử dụng trong một số ngành công nghiệp, chế tạo. Cuối cùng, cây Liễu rủ còn có thể được sử dụng trong y học với khả năng bào chế thuốc chữa các chứng bệnh cảm cúm, ho, sốt, kháng viêm vô cùng hiệu quả.
Ý nghĩa của cây Liễu trong phong thủy
Cây Liễu rủ là cây sống lâu năm, dù cho khí hậu có khắc nghiệt đến đâu thì chúng vẫn có thể sinh sống tốt và phát triển lớn mạnh không ngừng. Điều này mang ý nghĩa tượng trưng cho sự kiên định, bất chấp, dám đương đầu với khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Bên cạnh đó, hình ảnh cây Liễu rủ xuống đem đến hy vọng, sức mạnh cho mọi người, để mọi người có thể dám bước tiếp mà từ bỏ những nỗi đau trong quá khứ.
Nếu như bạn trồng cây Liễu trong vườn nhà, chúng sẽ mang lại cân bằng âm dương cho ngôi nhà của bạn. Ngoài ra cây còn có thể giúp xua đuổi âm khí, tà ma quỷ dữ và khiến vượng khí lưu thông tốt hơn, từ đó sẽ giúp bạn gặp nhiều may mắn, thành công và thịnh vượng trong cuộc sống.
Cây Liễu có nhiều công dụng và ý nghĩa tốt đẹp trong đời sống
Cách trồng cây Liễu rủ và chăm sóc đúng kỹ thuật
1. Phương pháp trồng
Cây Liễu rủ chủ yếu thường được trồng thông qua phương pháp chiết cành hoặc giâm cành. Bạn hãy lựa chọn cành cây khỏe mạnh từ cây mẹ, không bị sâu bệnh và có khả năng sinh trưởng tốt nhất.
2. Đất trồng
Cây Liễu có thể trồng được trên nhiều điều kiện đất trồng khác nhau. Tốt nhất bạn nên lựa chọn các loại đất nhiều mùn, đất thịt giàu dinh dưỡng và có độ tơi xốp tốt. Ngoài ra bạn có thể trộn thêm phân chuồng, xơ dừa để tăng thêm dinh dưỡng cho cây khi trồng.
3. Kỹ thuật trồng cây Liễu rủ
Cành cây khỏe mạnh lựa chọn cẩn thận từ cây mẹ, sau đó bạn chuẩn bị bầu đất để giâm cành vào trong đó. Bầu đất yêu cầu đất trồng đủ dinh dưỡng, xơ dừa và phân hữu cơ bên trong. Sau khi giâm cành khoảng 3-4 tháng và tưới nước thường xuyên, khi này cành đã phát triển rễ mới, có thể thích nghi tốt với điều kiện môi trường bên ngoài.
Kế đến, bạn tháo bỏ nilon bao bọc bầu đất rồi đặt bầu đất có cành đã giâm vào trong hố đất ngoài vườn đã đào sẵn. Sau đó dùng cọc để cắm cố định nhằm giữ cho cây không bị đổ khi trồng. Cuối cùng tưới nước và chăm sóc thường xuyên cho cây để giúp cây phát triển khỏe mạnh.
4. Phân bón
Bón thúc cho cây Liễu bằng các loại phân hữu cơ, phân NPK khoảng 1-2 lần/năm. Như vậy sẽ đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây cần để phát triển.
5. Nước tưới
Cây Liễu rủ là loài cây khá ưa ẩm, do đó mà bạn nên dành thời gian để tưới cho chúng hàng ngày. Duy trì độ ẩm cho đất đầy đủ ngay cả khi thời tiết bước vào giai đoạn nắng nóng kéo dài.
6. Phòng sâu bệnh
Cây Liễu rất ít khi gặp phải sâu bệnh tấn công, tuy nhiên bạn vẫn nên đề phòng và quan sát xem liệu cây của bạn có đang gặp phải vấn đề gì bất thường không. Từ đó sẽ có biện pháp phòng ngừa côn trùng và sâu bệnh nguy hại cho cây.
Cây không khí: Đặc điểm, hình ảnh, ý nghĩa và cách trồng tốt nhất Cây không khí là loài cây cảnh được rất nhiều người ưa chuộng trong vài năm trở lại đây bởi vẻ đẹp, công dụng thanh lọc không khí của nó mang lại.... Bấm xem >>Từ khóa » Cây Dương Liễu Phong Thủy
-
Cây Dương Liễu: Ý Nghĩa, Hình ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà
-
Mệnh Dương Liễu Mộc Là Gì? Sinh Năm Bao Nhiêu? Hợp Màu Gì?
-
Cây Liễu: ý Nghĩa Phong Thủy, Phân Loại Và đặc điểm Chăm Sóc
-
Cây Dương Liễu Là Cây Gì - Bí Quyết Xây Nhà
-
Vài Nét Về Cuộc đời Và Sự Nghiệp Mệnh Dương Liễu Mộc
-
Mệnh Dương Liễu Mộc Là Gì? Hợp Màu Gì? - Hành Trình Trầm Hương
-
Tìm Hiểu Phong Thủy Về Dương Liễu Mộc (Gỗ Cây Dương)
-
Cây Liễu Trong Phong Thủy Có Khả Năng Trừ Tà Hay Không?
-
Mệnh Dương Liễu Mộc Hợp Màu Gì Nhất Bạn đã Biết Chưa?
-
Mệnh Dương Liễu Mộc Là Gì, Hợp Màu Gì, Mệnh Gì, ý ...
-
Dương Liễu Mộc (2002 - 2003): Ý Nghĩa, Hợp Màu & Hợp Mệnh
-
Mệnh Dương Liễu Mộc Là Gì? Cuộc đời Người Mệnh Này Sẽ đi Về đâu?
-
Biểu Tượng Nhành Dương Liễu Với ý Nghĩa Giáo Lý Tùy Duyên Bất Biến