Cây Liễu - Sân Vườn Sài Gòn
Có thể bạn quan tâm
Mục Lục
- 1 Cây liễu là cây gì ?
- 2 Đặc điểm cây liễu rũ
- 3 Ý nghĩa cây liễu rũ trong phong thuỷ
- 4 Tác dụng của cây liễu
- 5 Cách trồng và chăm sóc cây liễu
- 5.1 Cách chăm sóc
- 5.2 Cách trồng
Cây liễu là cây gì ?
Cây liễu hay cây liễu rũ có tên khoa học (tên tiếng anh) là Salix babylonica, thuộc chi Liễu. Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc sau này du nhập vào các nước ở khu vực Châu Á trong đó có Việt Nam.
Đặc điểm cây liễu rũ
Thân: Cây là loại cây thân gỗ sống lâu năm, chiều cao thân cây cao trung bình từ 5 – 15m.
Vỏ: Cỏ cây có màu nâu xám, nhăn nheo nhưng khá mềm, chứa rất nhiều axit salicylic bên trong.
Lá: Lá cây có dạng thuôn dài, mép lá có răng cưa, mọc so le, lá cây có màu xanh đậm và mọc rũ xuống phía dưới.
Hoa: Hoa của cây liễu thường có màu đỏ, chúng la hoa đơn tính, có từ 4 đến 10 nhị, mỗi nhị đều chưa tuyến mật và có nhiều phấn hoa. Hoa liễu thường nở vào mùa xuân, khi hoa tàn sẽ tạo quả.
Quả: Quả của cây có thể tạo thành hai mảnh có thể tách được, bên trong có chứa các hạt rất nhỏ, vỏ ngoài của quả có lông. Khi quả chín, chúng sẽ tự tách ra và phân tán hạt bay đi trong gió.
Ý nghĩa cây liễu rũ trong phong thuỷ
Trong dân gian xa xưa có câu “trước nhà trồng Liễu, sau nhà trồng Dâu”, vì vậy việc trồng một cây liễu trước nhà sẽ đem lại nhiều lợi ích phong thuỷ, thu hút may mắn, tài lộc về cho gia đình, xua đuổi những điềm xấu không may mắn.
Hơn nữa cây liễu còn tượng trưng cho Phật Pháp, vì hình ảnh Quan Thế Âm Bồ Tát cầm cành liễu. Ngoài ra, nhiều người còn xem liễu rũ là cây mang lại sức sống mãnh liệt và hạnh phúc của xuân sang.
Tác dụng của cây liễu
Trong đời sống hằng ngày, cây liễu thường được trồng ở các ven hồ, bờ sống, các khu đô thị hay trong biệt thự,… để tạo bóng mát, giúp thanh lọc không khí và tạo cảnh quan đẹp, nhất là khi hoa nở sẽ sặc sỡ cả một khu vực.
Thêm nữa, cây liễu còn được trồng ở các khu vực đồi núi đẻ chống xói mòn đất và sạt lở. Trong sản xuất công nghiệp, cây liễu được sử dụng như là vật liệu chất đốt than củi.
Ngoài ra, lá và vỏ cây liễu được sử dụng để điều chế các loại thuốc chữa các bệnh đau nhức, sốt mỏi và kháng viêm.
Cách trồng và chăm sóc cây liễu
Cách chăm sóc
Ánh sáng: cây liễu ưa sáng nên hãy ưu tiên trồng cây ở những nơi có nhiều ánh sáng.
Đất: Cây này chịu được nhiều loại đất thoát nước tốt và độ pH của đất. Mặc dù thích hợp với đất ẩm, hơi chua, nhưng nó phát triển tốt trong đất kiềm, nhiều mùn, nhiều cát và đất sét. Nếu đất của bạn quá kiềm, hãy thêm một số chất hữu cơ để giảm độ pH.
Nước: Cây ưa ẩm nên cần khá nhiều nước, bạn có thể tưới từ 1 – 2 lần/ngày tuỳ vào thời tiết nhé.
Phân bón: một cây liễu trưởng thành sẽ không cần bón phân nhưng nếu bạn vẫn muốn cây phát triển xanh tốt thì nên bón phân theo công thức Nito – Photpho – Kali với tỷ lệ 1:1:1.
Cắt tỉa: thời điểm tốt nhất để cắt tỉa là vào mùa xuân độ tháng 2 hoặc tháng 3 hàng nằm.
Cách trồng
Cây liễu thường được trồng bằng phương pháp vô tính là chiết cành và giâm cành.
Chọn cành liễu khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh sau đó giâm vào giá bầu đất đã trộn sẵn với hỗn hợp đất, xơ dừa, mùn cưa, một ít phân hữu cơ.
Sau 3 tháng giâm cành, cành liễu sẽ bắt đầu ra rễ và ổn định sức sống thì bạn mang ra ngoài trồng xuống đất.
Đất trồng đào hố nên cách giá bầu từ 15 – 20cm, rồi tháo vỏ nilon của giá bầu và cho xuống hố, lấp đất lại và nén chặt đất rồi cố định cây bằng các giá đỡ.
>>> Xem thêm: Cây Mò Cua | Đặc Điểm, Công Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc
Từ khóa » Cây Liễu Vàng
-
Thông Tin Cây Liễu Vàng - Cách Trồng Cây Liễu Vàng - Haenselblatt
-
Chi Liễu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cây Liễu: ý Nghĩa Phong Thủy, Phân Loại Và đặc điểm Chăm Sóc
-
Liễu (Lá): Dược Liệu Có Tính Sát Trùng Trị Mụn Nhọt, Sưng Tấy
-
Cây Liễu - Cây Cảnh Hà Nội
-
Cây Liễu: Đặc điểm, Phân Loại, ý Nghĩa Phong Thủy Và Cách Trồng - Eva
-
Vị Thuốc Từ Cây Liễu | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Bán Cây Liễu Rủ Công Trình Giá Rẻ Nhất Miền Bắc
-
Báo Giá Cây Liễu Trắng Công Trình Tại Hà Nội
-
Cây Liễu Hoa Đỏ - Cây Xanh Đẹp
-
Cây Liễu Rũ - Cây Xanh Đẹp
-
Cây Dương Liễu: Ý Nghĩa, Hình ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà
-
Đặc điểm Và Cách Chăm Sóc Cây Liễu Hai Da