Cây Lim Xanh Nghìn Năm Tuổi Còn Lại ở Xứ Thanh - Công Luận
Có thể bạn quan tâm
Nằm trên địa phận giáp ranh giữa 2 xã Xuân Khang (huyện Như Thanh) và xã Tân Bình (huyện Như Xuân) tỉnh Thanh Hóa, cây Lim xanh có tại cột mốc số H1-15, thuộc địa bàn quản lý của Vườn Quốc gia Bến En được xem như là "báu vật" tự nhiên còn sót lại nơi đây.
Cây Lim xanh có tuổi đời lên đến cả ngàn năm ở nơi đây có dáng trực, thẳng, chiều cao chừng 43m, đứng sừng sững trên ngọn đồi cao với bộ rễ ăn sâu vào lòng đất, gốc to 4 - 5 người ôm, rễ chính nổi lên như một mai rùa. Lim được xem là loài cây gỗ lớn, có giá trị quý hiếm, đứng thứ hai trong bộ tứ thiết mộc: Đinh, Lim, Sến, Táu.
Theo đo đạc của cơ quan chức năng vào năm 2013 cho biết, cây Lim cổ thụ nằm trong khu vực Vườn Quốc gia Bến En có chiều cao 43m, đường kính ngang ngực đạt 1,78 m với nhiều bạnh vè nhô ra rất đẹp mắt, uy nghiêm. Gốc cây sần sùi, mốc meo và có 2 vết cắt, trong đó có một vết khá lớn được cắt sâu vào thân cây.
Nhắc tới cây Lim cổ thụ duy nhất còn sót lại tại nơi đây, người dân nơi đây cho biết, những vết cắt ngang thân cây Lim vẫn chưa lành là do lâm tặc đã nhiều lần dùng cưa xăng với dụng ý đốn hạ. Nhưng, khi bị người dân và lực lượng chức năng phát hiện, nhóm lâm tặc đã bỏ chạy và để lại vết cắt khá sâu vào thân cây. Tưởng chừng cây sẽ chết sau vết "cứa thịt" vào sâu trong thân gỗ, nhưng bằng sự mãnh liệt nào đó, cây Lim xanh vẫn sống, tồn tại như một sự thần kỳ của thiên nhiên ban tặng.
Cũng theo người dân nơi đây, từ những năm 90 của thế kỷ trước, Vườn Quốc gia Bến En được xem là "kho tài nguyên xanh" của xứ Thanh, là "vựa gỗ" của khu vực và cũng được xem "miền đất hứa" của cánh "lâm tặc". Nhưng các giải pháp trong việc đóng cửa rừng và quản lý tài nguyên ở thời điểm trên còn nhiều bất cập.
Do đó, hiện tượng tài nguyên rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp về diện tích, nhiều cây gỗ quý, hiếm cũng dần bị triệt hạ. Ở những năm gần đây, Vườn Quốc gia Bến En được thành lập, được giám sát, bảo vệ nghiêm ngặt thì tình trạng phá rừng tự nhiên mới thuyên giảm, các loài cây gỗ quý hiếm, các động vật, thực vật mới được bảo vệ nghiêm ngặt.
Cũng từ việc cương quyết trong đấu tranh với các đối trượng xấu được triển khai mạnh mẽ, cây Lim xanh ngàn năm tuổi đã được cán bộ bảo vệ rừng của Vườn Quốc gia Bến En lên kế hoạch, phương án bảo vệ "báu vật" rất nghiêm ngặt.
Vườn Quốc gia Bến En đã dựng trạm canh gác cách cây Lim chừng 200m, luôn cắt cử cán bộ tuần tra, kiểm soát khu vực trên và đặc biệt luôn có người giám sát chặt chẽ đối tượng lạ ra vào khu vực trên.
"Lim là loại gỗ quý, hiếm. Để bảo vệ, duy trì sự sinh trưởng được một cây Lim như này trên địa bàn là cả một quá trình. Vườn Quốc gia Bến En tự hào về có những cây gỗ quý, hiếm từ thiên nhiên ban tặng, còn sót lại "hàng hiếm" như này thì chúng tôi càng phải bảo vệ nghiêm ngặt hơn, để khách tham quan chiêm ngưỡng mỗi lần qua đây" - một cán bộ kiểm lâm chia sẻ.
Theo cán bộ nơi đây cho biết, trong khu vực Vườn Quốc gia Bến En vẫn đang còn nhiều cây gỗ quý có giá trị lớn về mặt kinh tế và nguồn gen quý. Do đó, công tác quản lý, bảo vệ luôn được đặt lên trên hết để duy trì sự sinh trưởng của các loài thực vật trong Vườn Quốc gia Bến En được phong phú, đa dạng.
Theo kết quả điều tra của Vườn Quốc gia Bến En, cây Lim xanh nghìn năm tuổi đã không còn khả năng ra hoa từ năm 2011 khi bị lâm tặc cắt 1/4 đường kính gốc. Tuy nhiên, sau hơn nhiều năm bảo vệ, chăm sóc, phục tráng. Ở thời điểm hiện tại cây Lim đã trở nên xanh tốt, phục vụ cho việc phát triển, bảo tồn loài và đã trở thành biểu tượng cho sự trường tồn của cộng đồng địa phương cũng như đời sống tâm linh, nét đẹp văn hoá của đồng bào dân tộc nơi đây.
Được biết, vào khoảng thời gian từ năm 2011– 2013, Vườn Quốc gia Bến En đã thực hiện dự án "Bảo tồn và phát triển loài Lim xanh (Erythrophleum Fordii Oliv) tại Vườn Quốc gia Bến En tỉnh Thanh Hoá", trong đó có một nội dung là phục tráng và bảo tồn cây Lim nghìn năm tuổi bằng nhiều biện pháp.
Trong đó, việc xây dựng hàng rào bảo vệ, tuyên truyền cho cộng đồng về công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn cây Lim xanh cổ thụ nói riêng; phát dọn dây leo, bụi rậm; phun thuốc xử lý nấm, mục, diệt mối quanh gốc; phun thuốc kích thích sinh trưởng, thuốc liền vết thương...
Từ đề án này, Vườn Quốc gia Bến En đã khoanh vùng khoảng 1.000 ha Lim xanh tự nhiên và trồng mới khoảng 5 ha rừng Lim (được lấy hạt từ cây Lim cổ thụ và hạt Lim trong rừng) để phục vụ cho việc phát triển, bảo tồn loài. Nhờ đó, giờ đây trên địa bàn Vườn Quốc gia Bến En đã có nhiều cánh rừng lim xanh đang sinh trưởng, phát triển tốt, góp phần tạo nên sự đa dạng sinh học tại đây.
Cây Lim xanh cổ thụ trong Vườn Quốc gia Bến En dường như đã trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây. Đó còn là "địa chỉ của văn hoá", là vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng, vừa mộc mạc, thân thiết, linh thiêng trong không gian văn hóa Việt.
Hà Anh
Từ khóa » Cay Lim Xanh Thanh Hoa
-
Cận Cảnh Cây Lim Xanh “nghìn Tuổi” Tại Thanh Hóa
-
Ngắm "cụ" Lim Xanh Ngàn Năm Tuổi Duy Nhất ở Xứ Thanh
-
Khôi Phục Rừng Lim Xanh ở Xứ Thanh
-
Chiêm Ngưỡng Cây Lim đại Thụ “độc Nhất Vô Nhị” ở Xứ Thanh
-
Cả Làng Bảo Vệ Rừng Lim Quý Từ Thời Pháp Thuộc
-
Cây Lim Xanh Nghìn Năm Tuổi: “Báu Vật” Của Xứ Thanh - Du Lịch
-
Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Thanh Hóa
-
Rừng Lim Cổ Thụ Lớn Nhất Xứ Thanh - VnExpress
-
"Báu Vật Lộ Thiên": Thủ Phủ Lim Xanh Có Một "cụ" Lim Cổ Thụ Ngàn Năm ...
-
Báu Vật Lim Xanh Cổ Thụ Nghìn Năm Tuổi Và Những Cây Chuyện Ly Kỳ
-
Lim Xanh Quý Hiếm Thế Nào Mà ở đây Ra Hẳn 1 Nghị Quyết Bảo Vệ?
-
Chuyện Về Cây Lim Xanh Nghìn Năm Tuổi độc Nhất Xứ Thanh
-
Nấm Lim Xanh Thanh Hóa Là Nấm Gì Và Giá Nấm Lim Xứ Thanh Bao Tiền