Cây Linh Sam: Đặc điểm, ý Nghĩa Và Cách Trồng Loài Cây độc đáo - Eva
Có thể bạn quan tâm
Cây linh sam là loại cây cảnh được nhiều người chơi bonsai ưa chuộng. Loài cây này có vẻ đẹp độc đáo, dễ trồng, dễ tạo hình mà còn mang nhiều ý nghĩa. Cùng chúng tôi tìm hiểu về đặc điểm ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc cây linh sam nhé.
Nguồn gốc, đặc điểm của cây Linh Sam
Cây Linh Sam có tên khoa học là Antidesma Acidum, dân gian ta thường gọi loài cây này là Linh Sam núi, Sam rừng, Sam núi, cây ba chia…. Đây là loài cây cảnh rất được ưa chuộng, có nguồn gốc từ các nước trong khu vực châu Á, trong đó có nước ta. Loài cây này thường được sử dụng làm cây cảnh, cây bonsai, cây trồng trong nhà,....
Cây Linh Sam là loài cây thân gỗ nhỏ, sống lâu năm, xuất hiện phổ biến tại các khu vực vùng núi các tỉnh thuộc miền Trung như Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Thuận,.... Chiều cao trung bình của cây chỉ từ 1m - 3m, cá biệt một số trường hợp cây phát triển mạnh mẽ có thể đạt chiều cao lên đến 5m. Vỏ cây Linh Sam xù xì, sẫm màu, các cành lá quăn queo và xoắn lại với nhau rất phù hợp để tạo thế bonsai.
Hình ảnh cây Linh Sam
Lá cây Linh Sam có dạng thuôn tròn giống trái xoan, nhọn ở phần cuống, đầu lá tù, mặt trên lá màu xanh lục trơn bóng, mặt dưới sạm, khá giòn và có thể bẻ gãy được. Chiều dài trung bình của lá khoảng 4cm - 6cm, bản lá rộng 1cm - 2cm. Rễ cây khá chắc khỏe và to lớn, có thể ăn sâu xuống nhiều tầng đất để lấy chất dinh dưỡng. Hơn nữa, cây có sức sống mạnh mẽ, sinh trưởng dễ nên được nhiều người chơi cây cảnh ưa chuộng và tìm mua để trồng. Tuy nhiên, giá trị của loài cây này vẫn ở mức khá cao, không phải ai cũng có điều kiện sở hữu và trồng trong nhà.
Cây Linh Sam có thể ra hoa, thường nở vào đầu tháng 5, tháng 6. Hoa mọc thành chùm trên đầu ngọn có màu trắng, tím, vàng nhạt khá đẹp mắt và rực rỡ, nhưng chủ yếu vẫn là màu tím. Khi hoa tàn thì sẽ bắt đầu ra quả. Quả của cây Linh Sam khá nhỏ, hình bầu dục, không căng tròn mà hơi dẹp bên trong có một vài hạt lép.
Phân loại cây Linh Sam
Tuỳ thuộc vào khu vực sinh sống mà loài cây này phát triển với các hình thái khác nhau. Mỗi loại lại có đặc điểm nhận dạng riêng, cây linh sam được phân loại như sau:
- Theo màu sắc hoa: Tím, trắng và vàng nhạt.
- Linh sam phổ biến bao gồm: Linh sam sông Hinh, linh sam đa, linh sam khủng, linh sam bông chùm lá chung và linh sam an hải.
- Linh sam đột biến bao gồm: Linh sam lá nhỏ, linh sam lá rí hạt gạo Tân Phú, linh sam 86 và linh sam tím thạch.
Sau đây cùng chúng tôi tìm hiểu về đặc điểm của 3 loại cây linh sam chính trên thị trường.
1. Cây linh sam 86
Đây là loại cây đột biến từ cây linh sam sông Hinh, phổ biến nhất trong giới chơi bonsai, cây cảnh. Cây có chiều cao trung bình dưới 3m, cành xoắn lại tạo thế đẹp mắt. Cây có xu hướng phát triển tán lá rộng thay vì chiều cao nên rất thích hợp để cắt tỉa tạo thế cây.
Loài cây này có cành dẻo dai, dễ uốn tạo thế, ít chết cành, hoa nở nhiều và đẹp. Loài cây này ra hoa đều đặn, mỗi mùa cách nhau khoảng 2 tháng. Khi ra hoa, cả cây phủ kín màu tím của hoa trông rất bắt mắt.
2. Cây linh sam lá rí hạt gạo Tân Phú
Đây là loài cây thân gỗ nhỏ dạng bụi, sống lâu năm. Vỏ cây mốc, có nhiều cành, lá cây thuộc loại lá đơn tròn nhỏ như hạt gạo, có màu xanh biếc. Cành cây có gai nhọn cứng dài khoảng 1.5cm, gai thường mọc ở cành nhánh. Gốc cây sần sùi có mốc nên thường được tạo thế trồng ở sân vườn theo phong cách cổ thụ. Loài cây này có thể sinh trưởng tốt ngoài ánh nắng trực tiếp hoặc ở nơi râm mát.
3. Cây linh sam sông Hinh
Cây linh sam sông Hinh là loài cây có nguồn gốc tại huyện Sông Hinh, Phú Yên. Cây có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm. Hình dáng cây đẹp, dễ uốn, cây càng nhiều tuổi thì thân cây càng nhiều lũa sẽ càng có giá trị cao.
Lá cây nhỏ, thuôn, có màu xanh bóng, khi ra hoa thường mọc thành từng chùm và có mùi hương thoang thoảng khá dễ chịu. Tuy nhiên, loài cây này hiện khá hiếm và rất ít khi xuất hiện ngoài môi trường tự nhiên. Và đây cũng là lý do linh sam sông Hinh có giá trị cao nhất trong các loại cây linh sam.
Công dụng của cây Linh Sam
Cây Linh Sam được rất nhiều người ưa chuộng mang về trồng bởi thân cây nhỏ, có hình dạng đẹp, bắt mắt, rất phù hợp để tạo thế làm cây cảnh trang trí trong nhà. Thân cây dẻo dai dễ uốn nắn, tạo thế cho nên thích hợp để tạo thành các chậu cây bonsai theo sở thích của người trồng. Chậu cây bonsai Linh Sam này có thể được đặt trang trí tại bất kỳ đâu trong ngôi nhà của bạn. Hoặc cũng có thể đặt ở văn phòng công ty, cơ quan làm việc làm tăng thêm sự sang trọng cho không gian xung quanh.
Linh sam là loài cây thân gỗ nên có khả năng hấp thụ những tác nhân có hại cho con người như tia tử ngoại, khí CO2. Giúp cho không gian xung quanh thoáng mát.
Ngoài ra, cây Linh Sam bonsai có giá trị khá cao, cho nên được nhiều người lựa chọn trồng để làm cây phát triển kinh tế. Sẽ có rất nhiều người tìm mua cây Linh Sam để làm quà tặng khai trương, quà tân gia hoặc quà tặng sinh nhật với mong muốn gặp nhiều may mắn và tốt đẹp cho người được tặng.
Ý nghĩa cây Linh Sam
Cây linh sam không chỉ có giá trị về mặt kinh tế mà còn có rất nhiều ý nghĩa trong phong thuỷ.
- Theo quan niệm dân gian, linh sam là loài cây phong thuỷ có khả năng xua đuổi vận rủi, tiêu trừ tà khí mang đến tài lộc và sự may mắn cho gia chủ.
- Cây có ngoại hình xù xì gai góc, thân cây cứng cỏi mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hiên ngang, cố gắng không ngừng vươn lên để đạt được mục tiêu.
- Sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và dẻo dai của cây linh sam mang hình tượng của bậc chính nhân quân tử, oai phong và bất khuất.
- Ngoài ra, cây Linh Sam còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự ngay thẳng, chân thành, có thể uốn nắn, mềm mỏng tùy ý.
Cây Linh Sam hợp mệnh gì?
Cây Linh Sam thông thường có màu xanh lục với hoa khi nở mang sắc tím đặc trưng. Do vậy mà loài cây này phù hợp nhất với những người mang mệnh Mộc hoặc mệnh Hỏa. Những người thuộc hai cung mệnh này nếu trồng cây Linh Sam trong vườn nhà sẽ giúp mang lại vượng khí, may mắn, tài lộc dồi dào, sự thịnh vượng và bình an cho cả gia đình.
Cây Linh Sam có nhiều ý nghĩa trong phong thủy
Chuẩn bị trước khi trồng cây Linh Sam
Trước khi trồng cây linh sam, bạn cần phải lưu ý đến một số điều sau đây:
1. Yêu cầu về đất trồng
Cây Linh Sam là loài cây ưa thích những loại đất có độ thông thoáng và tơi xốp cao. Bạn hãy lựa chọn các loại đất mùn giàu dinh dưỡng, có thể trộn thêm phân hữu cơ để cải thiện hàm lượng dinh dưỡng có trong đất và xơ dừa, trấu để tăng khả năng giữ ẩm trước khi bắt đầu trồng cây.
2. Chọn phương pháp trồng
Cây linh sam là loài cây ít khi đậu quả và hạt lép nên khả năng trồng cây bằng hạt có tỉ lệ thành công rất thấp. Vì vậy, phương pháp trồng thường là chiết cành hoặc giâm cành. Tuy nhiên, 2 phương pháp này khá phức tạp về các bước thực hiện và thời gian đạt hiệu quả lâu. Phương pháp tốt nhất được nhiều người lựa chọn là mua cây trồng sẵn từ nhà vườn hoặc trung tâm giống cây trồng. Sau khi đã mua cây giống, bạn có thể trồng trên chậu hoặc trồng ra đất vườn, tuỳ thuộc vào nhu cầu của mình.
3. Chọn chậu phù hợp
Bạn nên chọn chậu cây có kích thước phù hợp với bầu đất và tán lá của cây linh sam giống. Nên chọn chậu có khả năng thoát nước tốt và thông thoáng. Kích thước chậu cây thường có đường kính miệng khoảng 25cm và sâu khoảng 30cm hoặc chậu rộng 50cm và sâu khoảng 15cm. Có nhiều loại chậu phù hợp trồng cây linh sam như: chậu đất nung, chậu xi măng, chậu đá, chậu sứ,....
Cách trồng cây Linh Sam đúng kỹ thuật
Cây Linh Sam là loài cây ưa khí hậu nóng ẩm nên rất phù hợp với điều kiện môi trường Việt Nam. Hơn nữa, loài cây này còn có sức sống mạnh mẽ nên việc trồng loài cây này rất đơn giản. Tuy nhiên, bạn cần nắm vững kỹ thuật trồng cây linh sam để đạt hiệu quả cao nhất.
1. Kỹ thuật trồng cây linh sam trong chậu
Bước 1: Tách bỏ lớp nilon bọc bầu đất để rễ cây có thể tiếp xúc với đất trồng tốt nhất. Lưu ý, khi rạch nilon phải cẩn thận tránh làm tổn thương rễ cây.
Bước 2: Đặt 1 mảnh lưới dưới đáy chậu, sau đó rải lên một lớp sỏi đá.
Bước 3: Cho đất trồng đã chuẩn bị vào chậu cây với lượng đất bằng 1/2 chiều sâu của chậu.
Bước 4: Đặt cây ở chính giữa chậu, 1 tay giữ cây và 1 tay lấp đất còn lại vào chậu. Dùng tay ấn nhẹ đất để cây đứng chắc chắn. Lưu ý, lấp đất đến khi cách miếng chậu khoảng 5cm với chậu sâu và 2cm với chậu rộng.
Bước 5: Tưới nước đều đặn giữ độ ẩm ổn định cho đất giúp kích thích ra rễ mới. Sau khoảng 15 ngày, cây sẽ ra rễ mới, lúc này nên giảm tần suất tưới xuống còn 1 lần/ngày. Sau 1 tháng, cây sẽ đâm chồi non.
Bước 6: Sau khoảng 5 tháng trồng, cây đã xanh tốt sum xuê, tán cây rộng. Lúc này, bạn có thể tiến hành đảo đất và bắt đầu uốn tỉa tạo dáng bonsai cho cây.
2. Kỹ thuật trồng cây linh sam ra đất
Trồng cây linh sam ra đất dễ hơn và cây sẽ sinh trưởng tốt hơn, cây to khoẻ và có kích thước lớn hơn so với phương pháp trồng trong chậu.
Bước 1: Tách bỏ lớp nilon bọc bầu đất để rễ cây có thể tiếp xúc với đất trồng tốt nhất. Lưu ý, khi rạch nilon phải cẩn thận tránh làm tổn thương rễ cây.
Bước 2: Đào hố có kích thước phù hợp với kích thước của bầu đất. Thường rộng khoảng 20cm và sâu khoảng 25cm - 30cm. Bạn có thể đặt một lớp sỏi bên dưới đáy hố.
Bước 3: Cho đất trồng đã chuẩn bị vào hố đất cây với lượng đất bằng 1/3 chiều sâu của hố.
Bước 4: Đặt cây ở chính giữa hố đất, 1 tay giữ cây và 1 tay lấp đất còn lại vào hố. Dùng tay ấn nhẹ đất để cây đứng chắc chắn. Lưu ý, nên vun đất xung quanh gốc sao cho cao hơn bề mặt đất xung quanh.
Bước 5: Tạo rãnh thoát nước xung quanh gốc cây để giúp thoát nước tốt hơn.
Bước 6: Tưới nước đều đặn giữ độ ẩm ổn định cho đất giúp kích thích ra rễ mới. Lần đầu tiên tưới nước, bạn nên tưới thật đẫm để toàn bộ đất trong hố thấm hút nước đều, những lần sau nên tưới bằng vòi phun sương. Sau khoảng 15 ngày, cây sẽ ra rễ mới, lúc này nên giảm tần suất tưới xuống còn 1 lần/ngày. Sau 1 tháng, cây sẽ đâm chồi non.
Bước 7: Sau khoảng 5 tháng trồng, cây đã xanh tốt xum xuê, tán cây rộng. Lúc này, bạn có thể bắt đầu uốn tỉa tạo dáng bonsai cho cây.
Cách chăm sóc cây Linh Sam đúng kỹ thuật
Sau khi đã trồng xong cây, bạn đã thành công được khoảng 30%, để có được một cây đẹp, các bước chăm sóc rất quan trọng. Sau đây là cách chăm sóc cây linh sam đúng chuẩn kỹ thuật.
1. Nước tưới
Cây Linh Sam là loài ưa ẩm, nên bạn cần phải tưới nước thường xuyên để giữ độ ẩm cho đất giúp cây phát triển. Hãy duy trì đủ lượng ẩm trong đất bằng cách tưới đẫm nước cho cây khoảng 2 ngày/1 lần. Với thời tiết nắng nóng, bạn có thể gia tăng thêm lần tưới để đảm bảo cây không bị thiếu nước, khoảng 1 lần/ngày và nên tưới vào buổi sáng sớm.
Cây Linh Sam bonsai được chăm sóc tốt
2. Ánh sáng, nhiệt độ
Cây Linh Sam thuộc loài cây ưa ánh sáng bán phần. Loài cây này vừa có thể sinh trưởng tốt bên ngoài ánh sáng tự nhiên, vừa có thể phát triển trong điều kiện bóng râm. Do đó, bạn nên thường xuyên cho chậu cây của mình phơi nắng để đảm bảo quá trình quang hợp. Tránh cho cây Linh Sam tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng Mặt Trời tại thời điểm nắng gay gắt vào mùa Hè. Duy trì nhiệt độ sinh trưởng cho cây trong khoảng từ 20 - 30 độ C.
3. Bón phân
Để cây Linh Sam phát triển tốt và tạo hình đẹp mắt, bạn cần bón phân định kỳ nhằm cải thiện dinh dưỡng cho cây phát triển. Sử dụng phân bón hữu cơ hoặc NPK định kỳ 2 tháng/lần hoặc 3 - 4 lần/năm. Nên pha loãng phân với nước rồi tưới để cây có thể hấp thụ dễ dàng nhất. Nên sử dụng phân bón NPK theo tỉ lệ 20:10:10 liều lượng 5 - 10g kết hợp cùng Compomix liều dùng 30g.
Ngoài ra, vào thời điểm cây bắt đầu ra hoa, nên bổ sung thêm Kali cho cây để hoa to, đẹp và lâu tàn.
4. Cắt tỉa
Đối với những người trồng cây Linh Sam bonsai thì việc cắt tỉa là rất cần thiết. Tùy theo con mắt thẩm mỹ của mỗi người mà sẽ có những cách tạo dáng và cắt tỉa cây cảnh khác nhau sao cho chậu cây trở nên đẹp mắt nhất. Nên cắt tỉa định kỳ những phần lá già, lá héo úa, là sâu bệnh để cây luôn khoẻ mạnh. Đối với việc cắt cành tạo thế bonsai thì bạn cần phải có kinh nghiệm.
5 bước chăm sóc cây linh sam đúng kỹ thuật
Bước 1: Trước tiên bạn cắt tỉa bớt lá già, lá vàng khô héo úa để cây tập trung dinh dưỡng ra mầm non.
Bước 2: Sau khi cây ra mầm non mới khoảng 2 tuần, bạn nên sử dụng chất kích thích hoa để phun cho cây.
Bước 3: Khi mầm cây đã phát triển đến kích thước nhất định, bạn ngưng tưới nước và mang cây ra phơi nắng. Cho đến khi lá cây hơi héo thì đưa chậu vào bóng râm, chờ đến thời điểm mát mẻ thì tiến hành tưới nước lại.
Bước 4: Ngoài việc tưới nước đều đặn cho cây, bạn nên bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây bằng các loại phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoai mục. Tần suất bón phân khoảng 1 lần/tháng. Thường xuyên vun đất hoặc thay đất cũ bằng đất mới để tăng độ tơi xốp, thông thoáng cho đất.
Bước 5: Khi cây chuẩn bị ra hoa thì tiến hành bón bổ sung kali cho cây.
Bệnh thường gặp trên cây linh sam
Đối với những người chơi cây lâu năm, chỉ cần nhìn lá cây là họ có thể biết được tình trạng hiện tại của cây như thế nào. Tuy nhiên, nếu là người mới bạn có thể tham khảo một số biểu hiện sau:
- Lá có màu xanh đậm và quắt queo: vị trí đặt cây thiếu ánh sáng.
- Lá vàng úa, thân cây còi cọc: vị trí đặt cây quá nhiều ánh sáng hoặc quá nóng.
- Lá cứng cáp và hơi ngả sang màu vàng: cây vừa đủ ánh sáng.
- Lá bị đốm thối và loang dần: cây nhiễm bệnh thối lá hoặc thối đọt.
- Lá bị chấm, có sọc, có quầng: cây bị virus xâm nhập.
- Lá bị đốm nhưng không loang: do nước đọng trên lá cây và bị lạnh.
- Đầu lá bị cháy: do cây bị mặn vì bón phân quá nhiều khiến muối đọng lại trong chậu, hoặc đây là lá già.
- Lá nhăn nheo: cây thiếu độ ẩm hoặc rễ cây bị úng nước dẫn đến thối rễ.
Dựa vào những tình trạng trên để bạn đưa ra phương án khắc phục phù hợp. Ngoài ra, cây còn bị nhiễm một số loại sâu bệnh hại như sau:
1. Bệnh phấn trắng
Bệnh phấn trắng là loại bệnh thường thấy trên tất cả các giống cây trồng, từ cây cảnh cho đến cây hoa màu. Bệnh gây ra bởi nấm oidium chrysanthemi rab, khiến cho toàn bộ bề mặt lá cây phủ một lớp phấn trắng, hoa xoăn lại, nếu nặng có thể chết cây.
Bệnh xuất hiện khi cây sinh trưởng ở nơi thiếu ánh sáng, độ ẩm không khí cao, kín gió. Để phòng trừ bệnh này, bạn nên cách ly cây với những cây còn lại để tránh lây bệnh sang cây khác. Sau đó sử dụng thuốc hóa học để phun với tần suất 1 lần/tuần bằng 1 trong 2 loại như sau: Benlat 0.1% hoặc hợp chất lưu huỳnh vôi 0.1 đến 0.3 độ Be.
2. Bệnh bồ hóng mốc đen
Bồ hóng mốc đen trên cây linh sam gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây. Dấu hiệu của bệnh là trên bề mặt lá bị phủ kín một lớp bộ đen, đó là lớp vỏ túi khí, sợi nấm. Bệnh phát tán sang các cây khác qua gió hoặc côn trùng.
Để phòng trừ bệnh, bạn nên loại trừ lá bệnh và tiến hành phun thuốc tím với nồng độ 0.01% để loại bỏ bào tử nấm còn sót lại trên cây. Bạn nên thường xuyên tỉa cây giúp cây thông thoáng hơn.
Trên đây là những điều cần biết về cây linh sam, từ ý nghĩa, đặc điểm cách trồng và cách chăm sóc. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã chia sẻ cách kích thích cây nhanh ra hoa hơn, hoa to đẹp và lâu tàn. Hy vọng với những thông tin trong bài viết này có thể giúp bạn trồng được một cây linh sam tuyệt đẹp.
7 loại cây cảnh phổ biến nhưng có độc, nên cân nhắc kỹ trước khi trồng Dưới đây là một số loại cây cảnh chứa chất độc có thể gây nguy hại đến sức khỏe mà bạn nên cân nhắc kỹ trước khi trồng. Bấm xem >>Từ khóa » Cây Linh Sam Cảnh
-
Đặc điểm, ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Linh Sam đúng Kỹ Thuật
-
Cây Linh Sam Là Cây Gì? Ý Nghĩa, Cách Trồng, Chăm Sóc Tốt Nhất
-
Cây Linh Sam Hợp Mệnh Gì? Ý Nghĩa, Cách Chăm Sóc & Giá Bán
-
Cây Sam Núi ( Linh Sam ) | Cây Cảnh - Hoa Cảnh - Bonsai
-
Cây Linh Sam Giúp Nông Dân “đổi đời“ | VOV.VN
-
Ý Nghĩa Cây Linh Sam- Cách Trồng Và Chăm Sóc - Xanh Bonsai
-
ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CÂY LINH SAM LÀ CÂY GÌ?
-
[ Cây Linh Sam ] Là Gì – đặc điểm, Tác Dụng Và Cách Trồng - WikiOhana
-
Cây Hoa Linh Sam: Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Cách Chăm Sóc Ra Bông
-
Trồng Và Chăm Sóc Cây Linh Sam Tạo Dáng Bonsai độc đáo
-
Lô Linh Sam 86 Bonsai đẹp Rao Bán Toàn Quốc - YouTube
-
600k Cây Linh Sam Bonsai Rất đẹp Của Em An - YouTube
-
CHẬU BON SAI LINH SAM--SIÊU ĐẸP | Shopee Việt Nam