Cây Lồ ô: Đặc điểm, Phân Bố, ứng Dụng, Kỹ Thuật Trồng Và Khai Thác
Có thể bạn quan tâm
Lồ ô là một loài tre có nguồn gốc từ Ấn Độ. Ở Việt Nam loại cây này được trồng rất nhiều để làm thực phẩm và cung ứng nguyên liệu cho nhiều lĩnh vực khác như xây dựng, công nghiệp, thủ công mỹ nghệ,…. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm, ứng dụng của loại cây này mời bạn đọc cùng Vựa Cừ Tràm Thái Dương theo dõi thông tin chia sẻ dưới đây.
Cây lồ ô là cây gì?
Lồ ô còn được gọi là cây tre lồ ô. Đây là tên của rất nhiều loại tre khác nhau theo cách gọi của từng vùng miền, địa phương. Chúng có tên khoa học là Bambusa balcooa.
Là một loại cây thuộc họ nhà Tre nên lồ ô cũng thừa hưởng rất nhiều đặc điểm nổi bật của cây tre gai. Nó có tính ứng dụng cao, thân thiện với môi trường nên được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đặc điểm hình thái
Thân lồ ô
Thân cây lồ ô có bề mặt trơn nhẵn và có nhiều lóng. Các lóng thân dài từ 30cm – 60cm. Khi còn non thân cây có màu xanh bạc, về già thân sẽ chuyển sang màu xanh lục. Thân cây được bao phủ một lớp lông màu xám bạc hoặc màu nâu.
Các lóng ở giữa thân có thể đạt độ dài từ 80cm – 90cm. Khi trưởng thành cây lồ ô cao khoảng 14m – 18m. Có nhiều cây cao đến 25m. Các vòng mo nổi rõ trên thân. Vách thân cây lồ ô dày 1,1cm.
Cành
Cành lồ ô mọc ra từ các lóng cây. Mỗi lóng có nhiều cành, cành chính có thể dài từ 2m – 3m.
Lá
Lá lồ ô gần giống với lá tre, mỗi lá dài từ 20cm – 30cm. Các phiến lá nhọn ở phần đầu và thuôn dần về phía đuôi, rộng từ 2cm – 4cm. Mỗi lá có 1 gân chính nằm ở giữa, các gân phụ nằm song song với nhau.
Mo
Bẹ mo cây lồ ô có dạng hình thang cân, cao từ 20cm – 30cm. Đáy mo rộng khoảng 20cm – 30cm, phần đầu rộng từ 5cm – 8cm và hơi lõm. Bên ngoài bẹ mo thường có một lớp lông màu nâu bao phủ, mặt bên trong nhẵn bóng.
Các lá mo phát triển hình mác có gân sọc ở cả 2 mặt. Mỗi lá mác dài từ 15cm – 20cm và rộng từ 3cm – 4cm.
Hoa lồ ô
Hoa lồ ô chỉ nở khi về già. Các chùm hoa mọc thành từng cụm, phân thành nhiều nhánh. Trên mỗi nhánh thường có từ 3 – 5 bông hoa nhỏ. Hoa lồ ô hơi dẹt và nhọn ở đầu, mỗi bông dài từ 1cm – 2cm, rộng khoảng 5mm – 8mm. Hoa lồ ô có màu tím hoặc màu vàng xanh. Các hoa lưỡng tính có 2 vòi nhụy rời và nằm ở giữa. Các hoa còn lại phát triển không đầy đủ.
Phân bố
Cây lồ ô rất quen thuộc và được trồng rộng khắp ở các tỉnh thành. Tuy nhiên ở Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam,…. vẫn là nơi phân bố chủ yếu và có trữ lượng cây lồ ô lớn nhất trên cả nước.
Ứng dụng
Tương tự như cây tre gai, cây lồ ô có tính ứng dụng cao, được sử dụng trong mọi lĩnh vực khác nhau. Cụ thể:
- Trong kiến trúc xây dựng: Nguyên liệu lồ ô được dùng để làm nhà tre, nhà chòi, thi công vách ngăn, ốp trần, làm dui mè, kèo cột, decor quán bar, nhà hàng, khách sạn,….
- Trong kiến trúc nội thất: Nguyên liệu tre trúc được đóng thành bàn ghế, giường, tủ quần áo, salon tre, đèn tre, tiểu cảnh,…
- Trong công nghiệp: Tre lồ ô được dùng để sản xuất ván ép, nhiên liệu đốt, sản xuất giấy, quần áo, hóa chất,….
- Trong đời sống sinh hoạt: Nguyên liệu lồ ô được chế tác thành các vật dụng quen thuộc với bao thế hệ người Việt như: Rổ, giá, thúng, chõng tre,…
- Trong sản xuất nông nghiệp: Bà con nông dân dùng tre lồ ô làm mê bồ, cót ép đựng nông sản, làm cán cày, cán cuốc, cán xẻng, mương máng dẫn nước,… phục vụ sản xuất, tưới tiêu,…
- Trong văn hóa ẩm thực: Măng lồ ô được chế biến thành các món xào, luộc, nấu canh, muối chua,… đều rất ngon miệng. Các ống tre lồ ô còn được dùng để nấu cơm lam mang đậm sắc màu văn hóa dân tộc.
Kỹ thuật trồng và khai thác
Kỹ thuật trồng và nhân giống
Hiện tại vẫn chưa có công trình nghiên cứu về kỹ thuật trồng và nhân giống cây lồ ô. Bà con nông dân chủ yếu trồng cây bằng gốc như các loài tre khác. Nếu trồng lồ ô với quy mô lớn để phát triển kinh tế thì nghiên cứu trồng bằng cành. Nếu đảm bảo được điều kiện đất ẩm, phù hợp với đặc tính sinh học thì cành chính cũng sẽ mọc rễ và phát triển thành cây mới.
Khai thác
Cây lồ ô được 3 tuổi là thời điểm tốt nhất để khai thác nguyên liệu. Tùy theo điều kiện sinh trưởng của cây mà bà con có thể khai thác theo chu kỳ 1 – 3 năm. Nếu thu hoạch cây định kỳ hàng năm thì nên chặt toàn bộ những cây trên 4 tuổi và một phần các cây được 3 tuổi. Nếu khai thác theo chu kỳ 2 năm thì bà con nên chọn những cây đã được 3 – 4 tuổi, để lại các cây 1 – 2 tuổi để đảm bảo năng suất khi khai thác.
Kết luận
Trên đây là nội dung chia sẻ về cây lồ ô và cách trồng, khai thác nguyên liệu lồ ô hiệu quả. Nếu có nhu cầu tìm mua sỉ lẻ nguyên liệu lồ ô chất lượng với giá thành cạnh tranh mọi người hãy liên hệ lại cho chúng tôi để được hỗ trợ miễn phí.
Từ khóa » Trồng Cây Lồ ô
-
Cây Lồ ô | Đặc điểm Hình Thái Và Công Dụng Của Lồ ô
-
Cung Cấp Cây Lồ ô Giá Rẻ | Địa Chỉ Mua Bán Tre Lồ ô Uy Tín TPHCM
-
Cây Lồ ô | Địa Chỉ Cung Cấp Cây Tre Lồ ô Giá Rẻ Chất Lượng TPHCM
-
Cây Lồ ô: Đặc điểm, Phân Bố, ứng Dụng Và Kỹ Thuật Canh Tác
-
Đặc điểm Và Ứng Dụng Cây Lồ Ô - Xưởng Tre Trúc
-
Tre Lồ ô – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cây Lồ Ô | Nguyên Liệu Tre Trúc - Bamboo Blinds
-
Lồ ô- "của để Dành" Trên Non - Dân Việt
-
Cây Lồ ô - Tre Lồ ô - OECC
-
Làm Giàu Từ Tre, Lồ ô Tại Sao Không? - Ủy Ban Dân Tộc
-
Khám Phá Thú Vị Về Cây Lồ ô, Phổ Biến ở Việt Nam
-
Cây Lồ ô Tăng Thu Nhập Cho đồng Bào Cor Tây Trà
-
Cung Cấp Cây Lồ ô, Bán Tre Lồ ô Giá Rẻ TPHCM - Cừ Tràm Tiến Thành