Cây Lộc Vừng (cách Trồng, Chăm Sóc, ý Nghĩa Và Công Dụng)
Có thể bạn quan tâm
Cây Lộc Vừng (Barringtonia acutangula) là một loài cây kiểng rất được yêu thích và được trồng phổ biến ở Việt Nam. Bên cạnh đó, loài cây này còn có nhiều lợi ích trong y học và chữa bệnh.
Trong bài chia sẻ này, hãy cùng AZ Farming tìm hiểu chi tiết về thông tin thực vật, cách trồng, chăm sóc, ý nghĩa và công dụng của loài cây lộc vừng này nhé!
#1 Giới thiệu về cây lộc vừng
Lộc Vừng là một loài cây gỗ thường xanh có thể cao tới 12m có nguồn gốc nhiệt đới, phân bố nhiều ở: Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Sri Lanka, miền nam Trung Quốc, Đông Nam Á, và khắp khu phía bắc Australia.
Là một loài thân gỗ có vỏ cây màu nâu sẫm và thô ráp, lá có răng cưa mịn, hình elip hoặc hình trứng thuôn dài khoảng 10 -15cm. Những bông hoa lộc vừng có màu đỏ, mọc thành chùm dài đến 40cm và có mùi thơm, với các nhị hoa màu đỏ tươi và cánh hoa dài khoảng 1cm.
Cây lộc vừng có quả có hình tứ giác hoặc hình trứng, quả có chiều dài khoảng 4cm, rộng nhất ở phần giữa và chứa một hạt bên trong. Loài cây này thường mọc hoang ở cạnh các bờ sông suối hoặc vùng đồng bằng thường xuyên ngập nước.
Tên khoa học | Barringtonia acutangula |
Họ (familia) | Lecythidaceae |
Bộ (ordo) | Ericales |
Giới (regnum) | Plantae |
Loài (species) | B. acutangula |
Tên gọi khác | Eugenia acutangula, Indian oak |
Loại thực vật | Cây thân gỗ lâu năm |
Chiều cao | 2m – 12m |
Tán rộng | 2m – 6m |
Nét đặc trưng | Hoa mọc thành chùm dài, có mùi thơm |
Sử dụng trong vườn | Cây cảnh quan, trang trí sân vườn, trồng trong chậu |
“ Lộc vừng, còn gọi là chiếc hay lộc mưng là một loài thuộc chi Lộc vừng, là loài cây bản địa của các vùng đất ẩm ven biển Nam Á và Bắc Úc, từ Afghanistan đến Philippin, Queensland và Đông Nam Á. “
#2 Cách trồng cây lộc vừng
Là một loài cây có nguồn gốc nhiệt đới với khả năng chống chịu tốt với nhiều điều kiện khác nhau như khí hậu nắng nóng, chịu hạn và chịu mặn tốt… Cây lộc vừng rất dễ trồng và chăm sóc đơn giản.
Đây là loài cây cảnh rất thích hợp với khí hậu Việt Nam, vì thế mà chúng được trồng phổ biến ở khắp vùng từ Bắc đến Nam.
Dưới đây là một số thông tin tổng quan về điều kiện sinh trưởng của cây lộc vừng:
Nhiệt độ | 20 – 34 độ C |
Ánh sáng | Ưa sáng hoặc bóng râm một phần |
Đất trồng | Đất giàu dinh dưỡng, đất ẩm nhưng đảm bảo thoát nước tốt |
Độ pH của đất | 6.0 – 8.5 |
Nhân giống | Gieo hạt, chiết cành |
Nhu cầu nước | Trung bình, có thể chịu hạn |
Nhu cầu phân bón | Phân hữu cơ, phân NPK |
Sâu bệnh | Rầy, nấm |
1. Đất trồng
Cây lộc vừng không quá kén đất, bạn có thể sử dụng đất tại vườn bổ sung thêm phân hữu cơ, phân ủ, phân chuồng hoai mục hoặc tro trấu, mụn dừa. Chỉ cần đảm bảo đất có độ tơi xốp và thoát nước tốt.
2. Nhân giống
Bạn có thể nhân giống cây bằng phương pháp gieo hạt hoặc chiết cành, tuy nhiên phần lớn cây lộc vừng cảnh thường được đào trực tiếp từ thiên nhiên nơi chúng mọc hoang về trồng.
Vì đặc tính cây lâu năm, phát triển chậm nên trồng bằng cách gieo hạn sẽ mất rất nhiều thời gian để cây ra dáng và cho hoa. Vì thế, nếu muốn tiết kiệm thời gian thì AZ Farming khuyên bạn tìm mua cây giống từ các vườn cây cảnh. Hoặc sử dụng cách chiết cành từ cây mẹ.
Kỹ thuật chiết cành: chọn cành khỏe, lá nhiều và không có dấu hiệu sâu bệnh. Tiến hành khoanh vỏ và tạo bầu đất, có thể kết hợp thêm thuốc kích rễ. Khi cành ra rễ thì cắt và trồng vào đất đã chuẩn bị trước, tưới nước đầy đủ là cây sẽ sinh trưởng tốt.
3. Chọn chậu cho cây
Loại chậu thích hợp để trồng lộc vừng là chậu đất nung, chậu sành và phổ biến nhất là chậu xi măng. Chọn kích thước chậu sao cho phù hợp hài hòa với kích thước cây. Chậu trồng cũng cần có lỗ thoát nước tránh việc ngập úng vào mùa mưa gây thối rễ cây.
4. Kỹ thuật trồng lộc vừng
Đổ một lớp đất trồng đã chuẩn bị từ trước khoảng ⅓ chậu. Đặt cây vào giữa chậu, đổ phần đất còn lại vào và ém chặt đất để cố định cây. Sau khi trồng xong cần tưới nước giữ ẩm.
Cần cung cấp nước thường xuyên nhưng với lượng nước vừa đủ để giữ ẩm trong giai đoạn mới trồng cây, để cây mau ra rễ mới. Khi cây khỏe ra chồi non lá non thì chứng tỏ bộ rễ cây đã khỏe lúc đó có thể giảm bớt số lần tưới.
#3 Cách chăm sóc cây lộc vừng
Tưới nước: mỗi ngày bạn nên tưới nước cho cây 2 lần vào sáng sớm và chiều tối, lượng nước tưới chỉ cần đủ để làm ẩm đất.
Nếu thời tiết nắng quá gắt bạn có thể tưới nhiều hơn và ngược lại khi trời mưa nhiều thì không cần tưới và chú ý khả năng thoát nước của chậu tránh chậu bị đọng nước gây thối rễ, chết cây.
Ánh sáng: lộc vừng là loài cây ưa nắng, bạn nên trồng ở những nơi thoáng đãng, có nhiều ánh sáng, đảm bảo cây nhận được ít nhất 6h sáng mỗi ngày.
Nhưng đối với cây còn mới trồng thì cố gắng che chắn khi nắng gắt, khi cây đã trưởng thành thì chúng có thể chịu được nắng gắt buổi trưa.
Cắt tỉa cây: nếu trồng theo phong cách bonsai thì việc cắt tỉa thường xuyên là rất cần thiết để tạo dáng cho cây theo mong muốn. Bên cạnh cạnh đó bạn cũng cần loại bỏ các cành lá hư hại và các hoa đã tàn để cây tập trung chất dinh dưỡng cho các cành lá khác.
Nhu cầu phân bón: cây lộc vừng không cần bón phân quá thường xuyên. Bạn chỉ cần bổ xung một lượng phân bón hữu cơ, phân chuồng vừa phải định kỳ 3 tháng một lần. Khi bón nhớ rải đều phân ra xung quanh, không tập trung vào gốc.
Vào những thời kỳ cây ra hoa bạn cũng nên bón một ít phân NPK để kích thích sự khoa hoa của cây. Nếu trồng trong chậu, cứ 2 – 3 năm bạn nên thay đất 1 lần để làm mới dinh dưỡng và môi trường sống.
Phòng trừ sâu bệnh: thường xuyên kiểm tra cây để loại trừ sâu hại, nếu nhận thấy cây bị rầy hoặc nấm thì cần mua thuốc về phun. Cắt tỉa các cành lá khô héo thường xuyên cũng là cách tốt để phòng sâu bệnh gây hại cho cây.
#4 Tác dụng của hoa lộc vừng đối với sức khỏe
Ngoài việc sử dụng như một loại cây cảnh, cây cho hoa thì lộc vừng còn là bài thuốc chữa bệnh được sử dụng hàng năm qua ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.
Ở Malaysia, vỏ cây được dùng để đắp vào vết loét, vỏ, lá và rễ được dùng để đắp vào vết ngứa ở Kedah.
Ở Philippines, vỏ cây dưới dạng thuốc sắc được dùng làm thuốc chữa dạ dày và được sử dụng trị các vết thương ngoài da.
Ở tỉnh miền Trung, Papua New Guinea, vỏ cạo lấy nước cốt dùng để uống hàng ngày chữa viêm phổi, tiêu chảy và hen suyễn.
Ở Đông Dương, vỏ cây được dùng làm thuốc chữa tiêu chảy, rong kinh và sốt rét, dùng để bôi lên vết loét. Chất lỏng thu được bằng cách giã gỗ trong nước được coi là cầm máu và chữa rong kinh.
Ở Thái Lan, rễ được dùng làm thuốc nhuận tràng, lá được sử dụng để chữa lành vết thương và chống tiêu chảy. Lá cây lộc vừng còn được sử dụng như một loại rau xanh.
#5 Ý nghĩa của hoa lộc vừng
Hoa lộc vừng có rất nhiều ý nghĩa phong thủy như đem lại may mắn, đại diện cho tài lộc, sung túc và tuổi thọ. Do đó, khi cây lộc vừng ra hoa sẽ đem lại nhiều thịnh vượng, an khang, tài lộc đến cho gia chủ.
Cây lộc vừng màu đỏ còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hưng thịnh, sung túc, màu đỏ cả hoa cũng tượng trưng cho sự may mắn, vui vẻ.
Tên gọi “Lộc vừng” cũng ẩn chứa nhiều ý nghĩa theo quan điểm phong thủy. “Lộc” có nghĩa là tài lộc, “vừng” nghĩa là nhỏ nhưng nhiều. Theo người xưa quan niệm lộc vừng còn đem lại cảm giác bình yên và an toàn cho mọi người.
Bài viết cùng chủ đề
- Cây Kim Tiền (cách trồng, chăm sóc, ý nghĩa và công dụng)
- Cây Kim Ngân (cách trồng, chăm sóc, ý nghĩa và công dụng)
- Cây Hương Thảo (cách trồng, chăm sóc, ý nghĩa và công dụng)
- Cây Nguyệt Quế (cách trồng, chăm sóc, ý nghĩa và công dụng)
- Cây Hạnh Phúc (cách trồng, chăm sóc, ý nghĩa và công dụng)
Xin Chào! Tôi là Bao Pham với sở thích nghiên cứu nông nghiệp tôi đã thành lập AZ Farming, với mong muốn đồng hành cùng những người yêu thích nông nghiệp và làm vườn…Cùng xây dựng một nền nông nghiệp xanh sạch hiện đại bền vững.
Đóng Góp Ý Kiến Của BạnHủy
- Nhấn tin
- Chat zalo
- Messenger
- Gọi điện
- Đầu trang
Đăng nhập
Tên tài khoản hoặc địa chỉ email *
Mật khẩu *
Ghi nhớ mật khẩu Đăng nhập
Quên mật khẩu?
Từ khóa » Trồng Cây Lộc Vừng Con
-
【Bật Mí】Cách Trồng Cây Lộc Vừng Trong Chậu Giúp Cây Xanh Tốt
-
Ý Nghĩa Hoa Lộc Vừng - Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Lộc Vừng
-
Cây Lộc Vừng - Cách Chăm Sóc Và Kích Thích Ra Hoa đẹp
-
Cây Lộc Vừng - Cách Trồng Và Chăm Sóc Mang Về Tài Lộc - Làm Vườn
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Cây Lộc Vừng Mới Bứng Và Chăm Sóc
-
Cách Trồng Cây Lộc Vừng Trong Chậu Tại Nhà Hợp Phong Thủy
-
Cách Chăm Sóc Cây Lộc Vừng Trồng Chậu - Bancongxanh
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Lộc Vừng, ý Nghĩa Phong Thủy
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Lộc Vừng - Hoa đẹp
-
Bứng Và Trồng Cây Lộc Vừng. - YouTube
-
Bí Quyết Trồng Lộc Vừng Ra Nhiều Hoa Theo ý Muốn - YouTube
-
Hướng Dẫn Trồng Cây Lộc Vừng Bảo đảm Tỷ Lệ Sống Cao - YouTube
-
Chia Sẽ Cách Trồng Cây Lộc Vừng - YouTube