Cây Lộc Vừng - Cẩm Nang Cây Trồng
Có thể bạn quan tâm
Tên khoa học: Barringtonia Acutangula.
Tên gọi khác: Chiếc, Lộc mừng
Họ: thực vật dâu tằm – Moraceae.
Chi: Lộc Vừng
Cây lộc vừng nở hoa đỏ thắm từng chùm
1. Nguồn gốc và phân bố cây lộc vừng
- Cây lộc vừng là loài cây bản địa của các vùng đất ẩm ven biển Nam Á và Bắc Úc, từ Afghanistan đến Philippin và Queensland. Tại Đông Nam Á, loài này phân bố ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Ở Việt Nam, cây mọc khắp nơi, từ Bắc vào Nam ra tới Côn Đảo.
- Cây có nhiều ở một số nước như Lào, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ, Xri Lanka, Malaixia, Myanma,… Ở nước ta, cây cũng được trồng hoặc mọc hoang khá phổ biến ở khắp nơi, ở các khu rừng thưa, bờ bãi, chỗ mát ở đồng bằng và trung du. Thường thấy mọc ven bờ ao, hồ nước ngọt và nước lạ.
2. Đặc điểm thực vật học cây lộc vừng
Ở nước ta lộc vừng được phân ra loại lá dài, lá tròn hoặc phân theo màu hoa: hoa đỏ, hoa vàng, hoa trắng. Phổ biến nhất là loại lá dài, hoa đỏ nhưng loại lá tròn thì hoa sớm và bền hơn lá dài.
- Thân cây lộc vừng: thuộc loại cây thân gỗ, sống lâu năm, chiều cao khoảng 0,5-5m, lá thường xanh, nhiều cành nhánh, tán rộng.
- Lá cây lộc vừng: Lá lộc vừng khi còn non mới nhú có màu đỏ tía, màu của lộc non, khi lớn chuyển màu xanh mượt, đậm màu, mặt trên đậm hơn dưới .Lá lộc vừng hình bầu dục ,thuôn dài, nhọn dần về phía cuống, mép lá có răng cưa mềm mại, cuống ngắn, gân nổi rõ. Khi lá rụng để lại vết sẹo hình lưỡi liềm.
- Hoa lộc vừng: Lộc vừng có những bông hoa nhỏ xinh kết thành chuỗi dài 6-20cm. Hoa lộc vừng có màu trắng, đỏ, vàng, khi nở hương hoa thoang thoảng với hình dáng mềm mại, thướt tha, tạo vẻ đẹp quyến rũ, nổi bật cho cây. Hoa lộc vừng thường rộ vào tháng 3, kéo dài đến tháng 8.
Hoa cây lộc vừng
- Quả lộc vừng: Quả lộc vừng màu nâu, hình cầu, vỏ ngoài cứng, ít hạt và chìm trong thịt.
3. Đặc điểm sinh học cây lộc vừng
- Đây là loại cây ưa ánh sáng, mọc nhanh. Hạt của cây rất dễ nảy mầm và mần của cây rất khỏe. Do đó, trông cây lộc vừng không gặp nhiều khó khăn.
- Cây lộc vừng có khả năng tăng trưởng cực kỳ nhanh. Cây có thể phát triển tốt ở trên nhiều loại địa hình khác nhau.
- Cây có thể phát triển trên nhiều loại đất. Tuy nhiên nó thích được trồng trên nền đất cát tại các vùng ven biển miền trung Việt Nam.
- Cây có khả năng chịu hạn và chịu gió bão rất tốt. Đặc biệt nó có thể kháng được với sâu bệnh rất cao.
4. Ý nghĩa cây lộc vừng
- Cây lộc vừng có nhiều ý nghĩa khác nhau, chúng được rất nhiều người ưa thích, luôn là cây được lựa chọn nhiều để trồng trong nhà. Với ý nghĩa mà chúng mang lại cho gia chủ sẽ giúp ích rất nhiều trong đời sống của chúng ta.
- Ý nghĩa cây lộc vừng đem lại sự may mắn tài lộc về cho gia chủ, nên chúng thường được sử dụng thành những món quà để biếu tặng cho nhau.
- Hoa của cây có màu đỏ tượng trưng cho chuyện vui trong nhà, khi hoa nở thì báo hiệu sắp cho chuyện hỉ diễn ra trong nhà.
- Ngoài ra ý nghĩa cây lộc vừng tượng trưng cho sự bình dị, phát triển kinh tế, phát tài phát lộc cho chủ sở hữu.
Xem thêm - Brassinolide 0.15% SP (Giải độc cây trồng) |
- Khi trồng loại cây này trong nhà sẽ làm cho ta cảm gia bình yên, thu hút được tiền tài danh vọng, luôn đem sự an toàn được chú trọng hàng đầu.
- Theo như ông cha ta ngay xưa khi phân tích ý nghĩa cây lộc vừng thì với lộc trong từ “phát lộc”, vừng có nghĩa là nhỏ nhặt nhưng nhiều, hoa cây có màu đỏ mang nghĩa thịnh vượng. Chính những điều này đưa đến nhiều ý nghĩa khác nhau cho cây lộc.
- Trong phong thủy, được phỏng theo câu chuyện Alibaba và 40 tên cướp với câu thần chú kì diệu là “ vừng ơi mở cửa” lúc này đây một kho tàng kho báu hiện ra trước mắt Alibaba. Cũng vì câu chuyện này cây lộc vừng mang ý nghĩa thu hút tiền tài, năng lượng về cho gia đình mình.
- Nằm trong bộ tứ quý Sanh – Sung – Tùng – Lộc, cây lộc vừng đẹp từ thân cành, dáng thế đến sắc hoa. Lộc vừng còn mang ý nghĩa sung túc, may mắn, bình an, thịnh vượng. Ngay từ cái tên Lộc mang nghĩa tài lộc, vừng nhỏ nhưng nhiều, tượng trưng cho sự đoàn tụ, sum xuê.
5. Công dụng của cây lộc vừng
- Cây lộc vừng là loại cây xanh có rất nhiều lợi ích công dụng tốt. Trong đó các bộ phận của cây đều sở hữu những công dụng riêng.
- Rễ của cây có vị đắng có tác dụng làm hạ nhiệt. Phần rễ này thường được dùng để bào chế các loại thảo dược dùng để trị bệnh sởi.
- Quả của cây thường dùng để trị ho và hen suyễn. Những quả lộc vừng xanh có thể dùng ép lấy nước bôi chữa chàm. Hoặc có thể nghiền nhỏ quả rồi ngâm với rượu giúp chữa đau răng.
- Phần hạt có thể dùng để giã nhuyễn ra trộn chung với các loại bột và dầu để trị tiêu chảy. Ngoài ra, phần hạt của cây còn có thể giúp trị đau bụng và nhiều căn bệnh về mắt. Vỏ cây chứa nhiều tanin như các loại trà. Nên bạn có thể dùng để chữa bệnh tiêu chảy, chữa đau bụng từng cơn rất hiệu quả.
Nguồn: baokhuyennong.com Xem thêm chủ đề: cây lộc vừng, đặc điểm thực vật học cây lộc vừng, ý nghĩa cây lộc vừng, công dụng cây lộc vừng, lộc vừng bonsai, nguồn gốc và phân bố cây lộc vừng, rễ cây lộc vừng, Cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng Villa FLC Sầm SơnTừ khóa » Cay Loc Vung Hoa Vang
-
Ra Vườn Ngắm Hoa Lộc Vừng Bông Vàng. - YouTube
-
Tổng Hợp Lộc Vừng Hoa Vàng Giá Rẻ, Bán Chạy Tháng 8/2022
-
Hoa Lộc Vừng Trắng Vàng đỏ Có Những Tác Dụng Gì Tốt - An Phú Pet
-
Ra Vườn Ngắm Hoa Lộc Vừng Bông Vàng. | Blog Cây Cảnh Klpt
-
Cây Lộc Vừng Hoa Vàng Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
Hoa Lộc Vừng Trắng Vàng đỏ Có Những Tác Dụng Gì Tốt - Dolatrees
-
Cây Lộc Vừng Bán ở đâu? Tìm Mua Cây Lộc Vừng Hoa To Màu Hồng ...
-
Cây Lộc Vừng - Cây Hoa Cảnh
-
Bán Cây Lộc Vừng Công Trình, Cổ Thụ Tại Hà Nội
-
Cây Lộc Vừng Lá Vàng độc Nhất
-
Cung Cấp & Trồng Cây Lộc Vừng Hoa Trắng
-
Cây Lộc Vừng Cao 2m, Có Nhiều Cây Lớn Nhỏ, Giá Cả Hợp Lý - Cây Cảnh
-
Ý Nghĩa Hoa Lộc Vừng - Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Lộc Vừng