Cây Lộc Vừng Có Mấy Loại - Cách Nhận Biết!
Có thể bạn quan tâm
Ở Việt Nam Mua Bán Cây Lộc Vừng có mấy loại khác nhau, nhưng có dạng hình tương tự nhau với nhiều tên gọi khác nhau như: Lộc Vừng (Miền Bắc), Cây Mưng (Miền Trung), Cây Chiếc, Cây Rau Vừng (Miền Nam).
Đặc điểm nhận dạng chung về Các Giống Cây Lộc Vừng
Cây Lộc Vừng hay còn gọi là Chiếc, Lộc Mưng. Cây có nguồn gốc từ các vùng đất ẩm ven biển Nam Á, Bắc Úc… Tại Đông Nam Á, Lộc Vừng phân bố ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Ở Việt Nam, cây mọc khắp nơi, từ Bắc vào Nam ra tới Côn Đảo. Với nhiều Giống Lộc Vừng khác nhau nhưng có hình dạng gần giống nhau.
Các Giống Cây Lộc Vừng thường có đặc điểm chung là cây thân gỗ cao từ 7-25m. Lá Lộc Vừng hình thuôn hẹp, dài 20-40 cm và rộng 10-20 cm chiều rộng. Lá non mềm, bóng, màu xanh tím, có vị chát, hơi chua, nên được nhiều người thích dùng làm rau.
Hoa Lộc Vừng lớn, màu đỏ, hồng trắng, hoa tỏa mùi hương ngọt ngào thu hút dơi và bướm đêm để thụ phấn. Bán Cây Giáng Hương
Đây là một đặc điểm để căn cứ phân loại. Những loài tiết diện ngang của quả hình tròn được xem là biến thể của loài này, có thể được phân chia thành loài khác hoặc không. Chính đặc điểm này gây ra nhiều rắc rối trong việc phân loại Cây Lộc Vừng. Hạt Lộc Vừng có vỏ rắn, đường kính 4-5 cm.
Phân loại Cây Lộc Vừng Có Mấy Loại
Loài Lộc Vừng phổ biến nhất: là Cây Chiếc hay Rau Vừng – Nam Bộ (Barringtonia Asiatica).
Có nguồn gốc từ môi trường sống ngập mặn trên bờ biển, hải đảo nhiệt đới của Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Ví dụ trong một số thị trấn trên bờ biển phía Đông Nam. Nó còn được gọi là Boxtree do quả có hình hộp riêng biệt mà nó tạo ra. Loài này được mô tả và mang tên đầu tiên là Mammea Asiatica bởi Carl Linnaeus vào năm 1753. Cây Xoài Công Trình
Ở Việt Nam loài này mọc hoang ở vùng ven biển Nam Bộ và vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên.
Loài thứ hai là Cây Lộc Vừng Hoa Đỏ:
Loài này có nguồn gốc từ vùng đất ngập nước ven biển ở Miền Nam Châu Á và Bắc Úc , t. Loài này là Cây Lộc Vừng được người Pháp du nhập và cho trồng ở quanh bờ hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội).
Đây là loài cây có công dụng dược liệu quan trọng.
Loại thứ ba là Cây Lộc Vừng Hoa Trắng hay Hồng:
Loài này còn có tên là Lộc vừng Hoa Chùm, Chiếc Chùm.
Cây lộc vừng lá lớn thông thường có đường kính thân lên đến 35 – 40cm.
Phần thân cây hơi xù xì, tán lá lớn xum xuê. Mặt trên lá xanh và bóng còn dưới có màu xanh trắng với các đường gân lá rất rõ ràng. Mua Bán Cây Sấu
Hoa của cây lộc vừng lá to khá nhỏ so với những loại khác, mọc theo từng chùm thẳng dài thành chuỗi như pháo giấy ngày tết.
Hoa có màu trắng, hoặc đỏ với những sợi tua tủa rũ xuống rất đẹp mắt.
Bài viết cùng chủ đề
- Cây Giáng Hương Có Mấy Loại, Có Dễ Trồng Không?
- Ý Nghĩa Cây Ngọc Lan Trong Phong Thủy Là Gì?
- Các Loại Cây Trồng Bóng Mát Ở Biệt Thự, Villa Sử Dụng Nhiều
- Các Loại Cây Bóng Mát Trong Vườn Và Trồng Trước Nhà Lớn Nhanh
- Cách Chăm Sóc Cây Lộc Vừng Ra Hoa Nhanh Đúng Mùa Đẹp
- Cây Vạn Tuế Ra Hoa Không – Ra Hoa Có Ý Nghĩa Gì?
Từ khóa » Trồng Cây Lộc Vừng Có Mấy Loại
-
Cây Lộc Vừng Có Mấy Loại? Ý Nghĩa Và Cách Trồng - Xanh Bonsai
-
Cây Lộc Vừng Có Mấy Loại Và Làm Thế Nào để Nhận Biết?
-
Cây Lộc Vừng Có Mấy Loại? Đặc điểm Và Cách Nhận Biết Từng Loại
-
Cây Lộc Vừng Có Mấy Loại Và Cách Nhận Biết
-
Cây Lộc Vừng Có Mấy Loại Và Cách Nhận Biết Lá To, Lá Nhỏ, Hoa Trắng, đỏ
-
Lộc Vừng Có Mấy Loại Và Cách Nhận Biết Các Loại Lộc Vừng
-
Cây Lộc Vừng Có Mấy Loại Và Những điều Cần Biết 2019
-
Cây Lộc Vừng Có Mấy Loại ý Nghĩa Và Giá Bán Bao Nhiêu
-
Có Mấy Loại Cây Lộc Vừng, đặc điểm Và ý Nghĩa Từng Loại
-
Ý Nghĩa Hoa Lộc Vừng - Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Lộc Vừng
-
Cây Lộc Vừng Có Mấy Loại Và Cách Nhận Biết Từng Loại
-
Cây Lộc Vừng Có Mấy Loại
-
Bật Mí Cách Phân Biệt Cây Lộc Vừng Không Phải Ai Cũng Biết