Cây Lộc Vừng Mang ý Nghĩa Gì Mà được Nhiều Người Trồng - VOH
Có thể bạn quan tâm
Cây Lộc Vừng là loài cây cảnh đẹp được rất nhiều người ưa chuộng. Ngoài vẻ đẹp hút hồn người ta bằng những chuỗi hoa đỏ miên man, Lộc Vừng có khá nhiều điểm hấp dẫn khác. Từ ý nghĩa cho đến tác dụng và một số mẹo nhỏ về kỹ thuật khi trồng sẽ được giới thiệu. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu những điều thú vị về loài cây này ở bài viết bên dưới.
Cây Lộc Vừng là 1 loại cây cảnh được ưa chuộng hiện nay (Nguồn ảnh : Internet)
Lộc vừng hay mưng, chiếc,...là những cái tên dùng để chỉ một loài cây thân gỗ, được dùng để làm cây cảnh trang trí. Ngoài tác dụng làm cảnh, Lộc Vừng còn là một cây thuốc quý. cây Lộc Vừng có thân gỗ, vỏ ngoài sần sùi, chiều cao tầm 4 đến 10m, tùy vào độ tuổi cũng như loài.
Như bao cây khác, Lộc Vừng thân gỗ có vỏ cây non màu xanh, già dần sẽ chuyển sang màu nâu xám. Lá đơn, hình thuôn và hơi trũng, có cuống ngắn, nếu bạn đã từng nhấm nháp lá non sẽ thấy nó có vị chát đặc trưng. Hoa Lộc Vừng đặc biệt ở chỗ nó mọc thành chùm rồi rũ xuống như cành liễu, có màu luôn thu hút.
Ý nghĩa cây Lộc Vừng là gì?
Theo quan niệm dân gian, người sở hữu cây Lộc Vừng dáng bonsai sẽ có được hưng vận, tài lộc, dồi dào may mắn,... Xuất phát từ cái tên lộc tức là tài lộc, vừng là hạt vừng, hạt mè nhỏ nhưng nhiều và sinh sôi nảy nở liên tục. Từ đó, loài cây này lại càng được ưa chuộng hơn. Nhiều người làm kinh doanh còn căn cứ vào độ nở hoa của cây Lộc Vừng để đưa ra quyết định quan trọng.
Thường có 2 cách để đặt cây Lộc Vừng trong vườn cây cảnh hoặc sân nhà. Thứ nhất là tập hợp đủ bộ xanh, sung, tùng, lộc; thứ 2 là vạn tuế, vừng, lộc. Khi các loài cây này tụ hợp lại thì sẽ tạo nên sự đầy đủ về mặt tên, quan niệm là đầy đủ, sung mãn. Ngoài gia đình thì cây Lộc Vừng thân gỗ có thể được đặt ở sân khách sạn, trường học, các cơ quan nhà nước, công ty,...Không chỉ mang ý nghĩa may mắn, đây còn là loại cây cảnh đẹp, mang lại không khí trong lành cho không gian đó.
Cây Lộc Vừng nằm trong họ Lộc Vừng, hay họ chiếc. Một số loại tiêu biểu mà chúng ta thường thấy như: Lộc vừng trắng, lộc vừng đỏ, lộc vừng chùy, Lộc vừng sen.
Hoa Lộc Vừng trắng điểm hồng nhẹ nhàng (Nguồn: Internnet
Lộc vừng trắng: đây là loại có thân cao khoảng 15m hoặc hơn thế. Nhìn vào những dải hoa rủ xuống sẽ thấy màu trắng đặc trưng. Quả của nó hình bầu dục, nhỏ tựa quả bàng.
Hoa Lộc Vừng đỏ rực rỡ (Nguồn: Internet)
Lộc vừng đỏ tất nhiên sẽ có hoa màu đỏ rực rỡ. Loài này thấp hơn Lộc Vừng trắng, chỉ tầm 5-10m. Lá cây khi non đặc biệt hơn ở chỗ có màu hồng. Loài này cũng ưa sáng và ẩm, thường có hoa nở vào tháng 6 tới tháng 7.
Hoa Lộc Vừng chùy trắng tinh khiết tạo cảm giác trong sáng (Nguồn: Internet)
Lộc vừng chùy rất dễ nhận biết. Nó có hoa đơn, lá hình trái xoan và mép lá có răng cưa. Cây sinh hạt kém nhưng nảy nở chồi thì rất mạnh.
Lá Lộc Vừng chùm to xanh mướt, đặc trưng (Nguồn: Internet)
Chiếc chùm to cao 7-10m, khi cành đã già sẽ có màu nâu đen. Hoa của nó mọc thành chùm gọn ở phía ngọn, thơm và có màu đỏ sữa, hạt đơn. Ta thường thấy cây này ở các rừng có độ cao tầm 100- 400m. Khi còn nhỏ, cây nằm ở tầng dưới, có thể dưới bóng các loài khác. Tuy nhiên, khi trưởng thành, cây sẽ vượt lên tầm cao.
Quả cây lộc vừng khá đặc biệt, dễ nhận biết (Nguồn: Internet)
Cây vừng có thân gỗ cao, to. Có lá giống lá ổi, chùm hoa to, dài tầm 6-10cm. Quả của cây vừng có thịt và ít hạt. Đặc biệt, đây là loài ưa sáng, chịu hạn và ngập úng, chịu được sự khắc nghiệt và có thể sinh trưởng tốt.
Hoa Lộc Vừng sen tạo cảm giác bông giống hoa sen bên ngoài (Nguồn: Internet)
Lộc vừng sen là cây bụi, có nhiều nhánh. Hoa mọc thành chùm, có 4-6 bông và giống hình hoa sen. Cây có nguồn gốc từ và Colombia Ecuador.
Mỗi loại đều có những đặc điểm riêng nhưng tựu chung lại đều có những điểm chung hấp dẫn chúng ta. Hãy tìm hiểu chúng ở phần bên dưới.
Những điều thú vị về cây Lộc Vừng
Đa số các loài cây Lộc Vừng thuần chủng đều xuất thân và thường thấy ở Đông Nam Á. Các nước có sự xuất hiện nhiều như Oxtraylia, Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan,...Chính vì ý nghĩa độc đáo mà loài cây này có thể thấy nó dọc miền đất nước, từ phía bắc cho đến phía nam Việt Nam.
Lộc vừng là cây cổ thụ, vì thế nó sống khá lâu năm và có sức sống mãnh liệt. Do chủ yếu các loài đều ưa ẩm và thích ở gần nơi có nguồn nước nên cây to sẽ phát triển ở ven hồ, cạnh bờ sông, suối. Khi sáng sớm nở hoa sẽ không có mùi hôi mà vừa thơm, vừa đẹp đến lạ kỳ.
Lộc vừng trở thành hình ảnh mùa thu ở nhiều nơi (Nguồn: Internet)
Cách trồng cây Lộc Vừng
Tuy thuộc giống cây Lộc Vừng dại dễ sống và dễ sinh trưởng nhưng để cây phát triển tốt thì cần có quá trình chăm sóc đặc biệt. Không quá khó để thực hiện giai đoạn này nhưng người trồng không nên chủ quan.
Nhiệt độ trồng cây Lộc Vừng
Như bao loài cây khác, chỉ cần ở nhiệt độ thường từ 25-27 độ là thích hợp nhất khi trồng cây Lộc Vừng. Lộc vừng ưa nắng nên trồng ở những nơi thông thoáng, được mặt trời chiếu sáng đều. Nếu là cây mới được di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác thì nên để ánh sáng 50% để hơi dịu cho cây kịp hấp thụ từ từ và thích nghi với môi trường mới.
Chọn đất trồng và kỹ thuật trồng
Nên chọn nơi thoáng mát để trồng cây Lộc Vừng (Nguồn: Internet)
Đất là phần quan trọng khi trồng để được cây Lộc Vừng đẹp. Nên chọn loại đất tơi xốp, thoát nước tốt, có lượng dinh dưỡng cao. Đặc biệt là không nên trồng ở trong nước luôn. Ngập úng sẽ khiến bộ rễ của cây không thể thở được và cây dễ chết úng.
Khi mới trồng thì chỉ cần dinh dưỡng có sẵn ở đất, bộ rễ mới di chuyển có thể bị tổn thương nên không cần bón phân. Điều này sẽ làm thối rễ, cháy lá,...Sau khi cây phát triển bình thường thì nên tưới thường xuyên vì nó ưa ẩm. Bón phân định kỳ cho cây, đặc biệt là phân hữu cơ sẽ tốt cho cây hơn.
Những lưu ý khi trồng cây Lộc Vừng
Khi trồng cây Lộc Vừng thân gỗ, ta có thể gặp một số trường hợp khó khăn. Tuy nhiên, dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Nếu cây bị vàng lá, khô héo thì trước hết nên kiểm tra đất trồng và tiến trình chăm bón trước đó. Có thể đất thiếu hoặc thừa lượng nước, lượng phân bón. Nên thay đất hoặc điều chỉnh lại dinh dưỡng cho cây. Chúng ta cần thường xuyên kiểm tra mức độ sinh trưởng của cây. Đôi khi, chỉ cần một chút hư hỏng của bộ rễ cũng sẽ khiến cây hỏng rồi chết.
Không nên để cây trong bóng tối vì đây là cây hướng sáng. Nếu để trong bóng tối, cây khó lòng phát triển. Hơn thế, đây là loài cây có thể phát triển nhanh nên cần môi trường rộng rãi và thoáng để có không gian vươn cao và xa.
Chúng ta có thể hãm hoặc kích thích cây Lộc Vừng ra hoa bằng nhiều cách. Tùy vào sở thích và thói quen của người chơi, họ có thể bón phân, tưới nước theo cách riêng để cây ra hoa vào ngày mà họ mong muốn.
Cách chăm sóc cây Lộc Vừng
Tính ưa ẩm, ưa sáng của Lộc Vừng không thể phủ nhận. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta tưới nước, bón phân bừa bãi. Cần có kế hoạch chăm sóc kỹ lưỡng và khoa học. Nước và phân bón quá nhiều đều làm cây “ bội thực”. Trong quá trình chăm bón thì nên để ý bắt sâu hoặc phun chút thuốc trừ sâu lượng vừa phải cho cây. Thường xuyên tỉa, cắt lá, cành bị sâu để cây được tươi tốt.
cây Lộc Vừng thân gỗ có thể nói là điển hình của cây cổ thụ có ý nghĩa phong thủy. Ngoài ra, nó còn có tác dụng chữa nhiều bệnh dân gian và cả Tây y hiện đại. Do đó, loại cây này được trồng khá phổ biến ở nhiều nơi. Khi biết được một số kỹ thuật đơn giản là chúng ta có thể tự mình trồng được cây Lộc Vừng theo ý muốn.
Tìm hiểu về cây hoa ông lão mang ý nghĩa trí tuệ thâm sâu: Hoa ông lão là hoa gì và nó có xuất xứ từ đâu mà tại sao loài cây này lại có cái tên 'kỳ cục' như vậy? đây chính là thắc mắc chung của rất nhiều người yêu thích tìm hiểu cây cảnh. Ý nghĩa của Cây Phú Quý và cách trồng chăm sóc đơn giản: Cây Phú Quý có ý nghĩa phong thủy là loại cây đem lại nhiều may mắn cũng như những điều tốt lành cho gia chủ, thích hợp trồng trong nhà hoặc làm quà tặng.Từ khóa » Trồng Cây Lộc Vừng Có ý Nghĩa Gì Không
-
Ý Nghĩa Phong Thủy Của Cây Lộc Vừng - VietNamNet
-
Cây Lộc Vừng Ra Hoa Có ý Nghĩa Phong Thủy - Hongcaycanh
-
Ý Nghĩa Cây Lộc Vừng Là Gì? Cách Trồng, Tác Dụng Và Phân Loại
-
Ý Nghĩa Hoa Lộc Vừng - Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Lộc Vừng
-
Trồng Cây Lộc Vừng TRƯỚC NHÀ Có Tốt Không? Ý Nghĩa Phong Thủy
-
Ý Nghĩa Phong Thủy Cây Lộc Vừng
-
Có Nên Trồng Cây Lộc Vừng Trong Nhà Không?
-
Cây Lộc Vừng Có ý Nghĩa Gì? Cách Trồng Cây đẹp Hợp Phong Thủy
-
Cây Lộc Vừng - Ý Nghĩa Phong Thủy Và Kỹ Thuật Chăm Sóc - Bách Thảo
-
Có Nên Trồng Cây Lộc Vừng Trước Nhà, Trồng Trước Nhà Có Tốt Không?
-
Cây Lộc Vừng Có Nên Trồng Trong Nhà Không? ý Nghĩa, đặc điểm
-
Trồng Cây Lộc Vừng Trước Nhà Có Tốt Không, Có Thật Sự Hút Tài Lộc?
-
Cây Lộc Vừng Vừa đẹp Trang Trí - Mang ý Nghĩa Phong Thủy
-
Cây Lộc Vừng Có ý Nghĩa Gì Trong Phong Thủy?