Cây Lộc Vừng

Lộc vừng là một trong những loại cây cảnh công trình được nhiều người lựa chọn cho không gian công sở hay nhà riêng. Lộc vừng có hoa đẹp giúp cho việc trang trí các công trình, đô thị hay sân vườn được đẹp và sang hơn.

cây lộc vừngHình: Cây lộc vừng

1.Thông tin về cây lộc vừng.

1.1 Tên gọi cây lộc vừng

Tên gọi thông thường: Lộc vừng, còn gọi là chiếc hay lộc mưng.

Tên khoa học: Barringtonia acutangula

1.2 Nguồn gốc và phân bố cây lộc vừng

Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc ở các nước Đông Á và Đông Nam Á: Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam... Bên cạnh đó cũng có nhiều người đã nhìn thấy những cây lộc vừng cực kì cổ thụ ở các nước Nam Mỹ.

Phân bố: loài này phân bố nhiều ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Ở Việt Nam, cây mọc khắp nơi, từ Bắc vào Nam ra tới Côn Đảo. Cây được trồng từ miền núi tới các đô thị với mục đích chính là trồng cây trang trí.

cây lộc vừng lớnHình: Cây lộc vừng cỡ lớn

1.3 Phân loại Lộc Vừng.

Lộc vừng ở Việt Nam có một vài loại. Có loài cây Lộc Vừng lá tròn, loại lá dài, loài Lộc Vừng hoa đỏ, loài hoa mầu vàng. Nhưng phổ biến và được yêu thích nhất vẫn là cây lộc vừng hoa đỏ, lá dài.

>>> Xem thêm: Cây vàng anh hoa vàng

2. Ứng dụng của cây lộc vừng

2.1 Cây lộc vừng trồng được ở đâu?

- Trồng làm cây cảnh tại nhà: Những cây lộc vừng cổ thụ được trồng làm cây trước nhà, trồng tại vỉa hè trước nhà để làm cây cảnh với mục đích là cây trang trí. Cây cỡ lớn giúp đưa lại bóng mát, che chắn cho ngôi nhà trước nắng, bụi bay xâm nhập. Bên cạnh đó cây cũng mang ý nghĩa phong thủy của những điều tốt đẹp.

Cây lộc vừng dáng nghiêngHình: cây lộc vừng bên cổng nhà trang trí

cây lộc vừngHình: Cây lộc vừng trồng vỉa hè

- Trồng resort cá nhân, trồng khách sạn, nhà hàng, cơ quan, các công ty, xí nghiệp: Với tán lá lớn, cùng với đó là loại cây có hoa giúp cây được ưa thích. Cây lộc vừng còn có sức sống mạnh mẽ, có khả năng chống chịu những kiểu thời tiết khắc nghiệt ở các công trình, ở nhiều nơi nên được ưa thích trồng những khuôn viên Resort, khách sạn, trồng ven hồ.

cây lộc vừng công trìnhHình: Cây lộc vừng trồng resort cá nhân (Xuân Mai- Hòa Bình)

cây lộc vừng hoa đỏHình: Cây lộc vừng trồng ven hồ

cây lộc vừng trồng đường phố

Hình: cây lộc vừng trồng đường phố

- Trồng làm cây cảnh bonsai: Cây lộc vừng được nhiều người sử dụng làm cây cảnh bonsai trên Chậu. Cây được trồng trên những chậu đá, người thợ đã khéo léo đặt cây lên những bệ đã, thả cây trong những bể nước để bộ rễ cây ôm đá và lấy nước để sống mà gần như không cần tới đất.

cây lộc vừng bonsai trồng chậuHình: Cây lộc vừng bonsai trồng chậu

cây lộc vừng cổ thụ

Hình: Cây lộc vừng cổ thụ

2.2 Ý nghĩa của trồng cây lộc vừng.

- Ý nghĩa đời sống tinh thần: Cây lộc vừng như chính cái tên của nó vậy - sẽ luôn mang tới tài lộc, là nguồn sinh khí giúp phát triển tài lộc. Với những chùm hoa đỏ dài, màu sắc hoa đỏ rực rỡ cũng là tín hiệu của tài lộc cho.

- Ý nghĩa về cảnh quan: Cây lộc vừng với nhiều kích cỡ tạo nên sự đa dạng trong ứng dụng cảnh quan. Cây có thể làm cây trồng đường phố, vỉa hè. Cũng có những cây lộc vừng dáng độc đáo được dừng làm cây trồng tiểu cảnh: Bể cá, gốc vườn, quán cafe, đặt cổng....

cây lộc vừng dáng huyềnHình: Cây lộc vừng dáng Huyền độc đáo

>>> Tham khảo: Cây vú sữa cổ thụ - trồng trước nhà

3. Đặc điểm của cây lộc vừng.

3.1 Đặc điểm hình thái.

Thân cây: là loại cây thân gỗ lâu năm, có chiều cao khoảng 15 – 20m, đường kính 40 – 50cm. Thân cây non có màu xanh, thân già sần sùi màu nâu xám hay màu xám, nứt dọc hay bong mảng dạng chữ nhật, thịt vỏ đỏ hồng, nhiều xơ, có dịch đỏ, vỏ lụa trắng vàng. Cây có cành nhánh nhiều, tán lá rộng.

Rễ cây: Cây có rễ cọc nhỏ, hệ rễ phát triển theo kiểu lai giữa rễ cọc và rễ chùm. Khi những rễ cọc lớn bị chặt đứt thì cây sẽ phát triển theo hệ rễ chùm nhỏ để lấy nước và dinh dưỡng cho cây.

cây lộc vừng cổ thụHình: Cây lộc vừng tại vườn ươm

cây lộc vừng trồng đô thịHình: cây lộc vừng trồng tuyến phố

Lá cây: cây lộc vừng có lá đơn, mọc cách, lá thuôn tròn và hơi to, có hình trứng ngược hay hình bầu dục, đầu tù hay có mũi nhọn ngắn, thót dần về phía cuống. Lá có màu xanh mướt, đặc biệt khi mới nhú lá có màu của lộc non. Khi già, bề mặt lá nhẵn, mép có răng cưa nhẹ mềm mại, mặt trên đậm màu hơn mặt dưới, gân bên nổi rõ, cuống ngắn, rụng để lại sẹo hình lưỡi liềm.

Hoa Lộc Vừng: Hoa có cụm hoa bông dài 6 – 10cm mọc rũ ở đầu cành. Hoa nhỏ, màu đỏ khi nở tỏa hương thoang thoảng cùng với hình dáng thướt tha, mềm mại quyến rũ làm cho cây Lộc Vừng trở nên nổi bật hơn.

Hoa Lộc Vừng nở rộ vào tháng 3. Sau khi tàn cho những quả hình cầu màu vàng nâu, đường kính 4 – 6cm, vỏ cứng. Hạt không nhiều, chìm trong thịt.

hoa lộc vừng nở đỏHình: Hoa lộc vừng nở

3.2 Đặc điểm sinh trưởng của cây lộc vừng.

Cây lộc vừng là loại cây ưa sáng. Cây sinh trưởng tốt ở điều kiện thời tiết nắng ấm mưa nhiều như ở nước ta. Cây sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 10-35 độ C. Cây cây có khả năng chịu hán hạn, chịu úng rất tốt. Khi sang cuối mùa thu, ánh nắng mặt trời chiếu yếu đi, thì lá cây chuyển màu sang đỏ và vàng. Ở mùa đông khi mà nhiệt độ giảm dưới 12 độ C, độ ẩm dưới 70% thì cây bắt đầu rụng lá.

Đất trồng: Cây thích nghi với đất trồng ở nhiều vùng miền, nhiều loại đất trồng khác nhau. Cây thích hợp với đất phù sa, đất mùn, cũng có thể sinh trưởng ở môi trường ngập nước, trên chậu.

Mùa hoa: Cây có hoa vào mùa Xuân và mùa Thu. Mùa hoa thường kéo dài từ 2-3 tháng. Ở mùa hè, vẫn có những cây sinh trưởng ở nơi mát mẻ vẫn ra hoa.

bán cây lộc vừng cổ thụHình: cây lộc vừng rụng lá mùa Đông

4. Mua cây lộc vừng cỡ lớn ở đâu?

Công ty Cây Đô Thị chuyên cung cấp: Cây lộc vừng cổ thụ trồng vỉa hè, trồng cổng, trồng sân vườn và các công trình đô thị. Bên cạnh đó chúng tôi cũng cung cấp cây lộc vừng đã thuần chậu phục vụ trang trí tiểu cảnh: Bể cá, sân vườn, trang trí cơ quan...

Giá bán cây lộc vừng như thế nào?

Cây lộc vừng cỡ lớn: Với những cây cỡ lớn cổ thụ, chiều cao từ 5-6m và đường kính thân trên 20cm thì giá sẽ từ vài triệu đồng trở lên. Những cây lớn, to đẹp có giá lên tới vài chục triệu.

Cây lộc vừng ở chậu: Những cây lộc vừng trên chậu hoặc có dáng độc đáo thường có giá không dưới 10 triệu đồng.

cây lộc vừng cảnhHình: cây lộc vừng cỡ Trung Bình (dáng huyền)

5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lộc vừng

5.1 Cách trồng cây lộc vừng.

Bước 1: Chọn cây lộc vừng.

Những cây lộc vừng cỡ lớn để trồng cần chọn cây đã được dâm ủ. Khi cây được dâm ủ thì cây sẽ có bộ rễ phụ phát triển. Khi trồng những bộ rễ đó dễ dàng lành lại và có thể giúp cây sinh trưởng ngay lập tức

cây lộc vừng công trìnhHình: Cây lộc vừng đang được dâm ủ

- Đất trồng lộc vừng: tốt nhất là đất mầu trộn thêm trấu,sơ dừa và ít phân chuồng hoai mục. Trồng xong tưới nước để giữ độ ẩm vừa phải cho cây ra rễ mới. Khi bộ rễ ở dưới đã khỏe, ta tưới nước thỏa mái cho cây phát triển nhưng không được để úng nước.

- Trồng cây: Trồng ở nơi có ánh nắng. Đào hố lớn để trồng vừa bầu cây. Khi trồng xong cần chống cây và tưới nước.

Cách để trồng cây Lộc vừng trên chậu thủy sinh:

Rễ lộc vừng rất nhạy cảm với môi trường âm và ngập nước. Nếu muốn cho ra rễ ở điểm nào của thân cây, ta có thể bó mùn, giữ ẩm hay ngâm vào nước ngập đúng điểm đó sau 2 – 3 tháng rễ sẽ mọc ra (thường mọc đúng mặt đước trên dưới 10 cm) tùy cây to, nhỏ và điều kiện cụ thể mà chọn biện pháp thích hợp, khi đã có rễ ra ta nâng dần cây lên (hạ dần nước xuống) rễ sẽ theo đó mà buông dài dần theo ý muốn.

- Đặt bồn ở nơi thoáng đãng để cây phát triển đều ở cả 4 phía. Hàng ngày chú ý tưới nước giữ độ ẩm tối đa cho cây. Thường xuyên quan sát diệt trừ sâu bọ bằng cách dùng kẹp hoặc phun thuốc.

- Định kì nên đều đặn bổ sung phân lân cho cây, hai hoặc ba năm nên tiến hành thay đất mới một lần để đảm bảo cho cây luôn đủ chất dinh dưỡng phát triển và ra hoa đúng mùa.

cây lộc vừng phong thủy giá tốt nhấtHình: cây lộc vừng được trồng trên chậu thủy sinh

5.2 Cách chăm sóc cây lộc vừng.

- Nên cắt tỉa tán lá thường xuyên, khi nào thấy cành vượt là cắt.

- Khi cây lộc vừng chớm ra nụ nên bón thúc cho cây trong đó tăng cường các loại phân tác dụng với hoa, quả để hoa to, bông dài và đậu quả càng tăng vẻ đẹp của cây.

- Tần suất bón phân: 1 năm từ 2-3 lần. Sử dụng NPK tổng hợp với lượng bón từ 1-2kg/ 1 lần bón. Đây là điều kiện bón cho cây trồng ở các công trình đô thị nơi mà điều kiện dinh dưỡng của đất kém.

- Sâu bệnh hại: Cây lộc vừng ít khi bị sâu bệnh. Có thể tiến hành phun thuốc sâu để phòng ngừa bệnh hại 2 lần/ 1 năm.

bán cây lộc vừng cỡ lớn

Hình: cây lộc vừng tại vườn ươm

5.3 Cách nhân giống cây lộc vừng.

Cây lộc vừng được nhân giống bằng 2 cách: chiết cành hoặc gieo hạt. Trong đó cách chiết cành thường được sử dụng nhiều hơn cả.

Phương pháp Chiết cành: Người ta sử dụng kỹ thuật chiết cành để cắt cành cây từ cây mẹ. Sau đó cây sẽ được tạo rễ ở vị trí cắt tạo nên những bầu cây có rễ. Những bầu cây này sẽ được mang đi dâm ủ, tạo nên những cây nhỏ.

Mua bán cây lộc vừng giá rẻHình: Cây lộc vừng tại vườn

6. Một số câu hỏi thường gặp về cây lộc vừng?

1. Có nên trồng cây lộc vừng trước nhà không?

Trả lời: Trồng cây lộc vừng trước nhà là rất tốt. Nhưng lưu ý: Tránh vị trí "chính giữa" của cửa đại.

2. Cây lộc vừng bị sâu bệnh không?

Trả lời: Cây có thể bị sâu đục thân.Biện pháp: Mua thuốc sâu đục thân, tiến hành bơm thuốc vào lỗ, tổ ở của con sâu đục thân đó, cần quan sát cây thường xuyên để tránh bị nặng.

Kết luận.

Với dáng hoa rủ đẹp, cây lộc vừng được nhiều người ưa chuộng hơn là vì thế. Đầu tư mua cây lộc vừng trồng trong sân vườn, tô điểm ở những công trình, đô thị vừa giúp bạn chiêm ngưỡng vẻ đẹp cây cảnh, vừa giúp cải thiện môi trường và không khí.

Xem thêm:

Cây hoa ban trắng Tây Bắc

Trồng cây muồng hoàng yến tại các căn biệt thự liền kề

Tác giả: K.S Diện Hứa

Từ khóa » Cay Loc Vung Cong Trinh