Cây Lớn Lên Như Thế Nào - Bách Khoa Tri Thức
Có thể bạn quan tâm
Hình minh họa: Cây lớn lên như thế nào. Bách Khoa Tri Thức
(Nguồn ảnh: Internet)
Cây lớn lên như thế nào
Như một sinh vật, thực vật cũng cần “thực phẩm” bổ dưỡng để nuôi thân và để tăng trưởng. Nhưng làm thế nào cây kiếm được thực phẩm khi nó cứ đứng ỳ một chỗ? Và khi đã kiếm được nó chế biến như thế nào?
Nhờ bộ rễ, thực vật hút các chất khoáng hòa tan trong nước dưới đất. Nhờ bộ lá, thực vật hấp thụ khí carbon dioxide (thán khí) trong không khí, chất diệp lục của lá giữ năng lượng của ánh mặt trời để chế biến các chất cellulose, đường, tinh bột... Có thể nói mỗi cây là một nhà máy hóa chất. Tự nó, trong nó, cây thực hiện các quá trình chế biến hóa chất để tạo cho nó lương thực để nuôi thân và phát triển. Nằm giữa vỏ và thân cây có một lớp tế bào sống gọi là tầng phát sinh. Khi các tế bào mới được hình thành tại đây thì tế bào già nằm mé bên trong tầng phát sinh sát lớp gỗ sẽ trở thành gỗ và các tế bào già nằm sát mé ngoài gần vỏ sẽ trở thành vỏ. Cứ như vậy cây lần lần tăng trưởng theo chiều ngang. Thân gỗ ngày càng nở rộng ra. Nhưng với vỏ cây thì không phải lúc nào cũng diễn ra quá trình nói trên. Phần vỏ ngoài cũng già chết, rời khỏi cây.
Đó là quá trình tăng trưởng theo chiều ngang. Thế còn chiều cao, cây tăng trưởng như thế nào? Ở cuối mỗi cành cây hay nhánh non có một nhóm tế bào sống. Trong thời kỳ cây tăng trưởng mạnh, các tế bào này sinh sôi nảy nở bằng cách tự phân đôi để tạo ra các tế bào rất nhanh. Những tế bào mới này vừa tạo ra lá mới vừa tạo ra đầu mút mới của cành. Cứ như vậy, cành một ngày một dài ra. Sau một thời gian “hoạt động sôi nổi”, các tế bào ở đầu mút cành non trở nên kém hoạt động, và do đó cành phát triển chậm đi rồi các tế bào mới trở nên “cứng cáp” và nảy chồi. Ta có thể dễ dàng nhìn thấy những chồi này trên cây vào mùa đông. Vào mùa xuân, “vảy” chồi - tức là cái nắp che chở cho chồi - nở ra và rụng, chồi từ từ lớn. Vậy, như ta thấy, nhờ tầng phát sinh mà cây tăng trưởng theo chiều ngang và nhờ hoạt động của các tế bào ở đầu mút cành mà cây tăng trưởng chiều cao.
Cắt ngang thân cây, từ ngoài vào trong, bằng mắt thường, ta cũng thấy trước tiên là lớp vỏ và thân cây là các vòng có màu khác nhau. Sự khác biệt về màu này là do kích cỡ tế bào tạo nên thân cây đó. Vòng có màu lợt bên ngoài là do các tế bào có kích cỡ lớn tạo ra vào lúc chớm xuân và đầu hạ. Vòng có các màu đậm bên trong do các tế bào nhỏ hơn khít chặt với nhau được cấu tạo vào cuối hè đầu thu. Tóm lại, mỗi vòng như vậy đánh dấu lượng gỗ mà cây đã tạo ra được trong một năm, hay là sự tăng trưởng chiều ngang của cây trong một năm. Cứ đếm các vòng này, ta biết được cây bao nhiêu tuổi.
Từ Khóa:
Cây lớn lên như thế nào || Bách Khoa Tri Thức || Khám phá thế giới
Từ khóa » Cây Mỗi Ngày Lớn Lên Là Nhờ đâu
-
Kiểm Tra 15 Phút Sinh Lớp 6: Cây Mỗi Ngày Một Lớn Lên Nhờ đâu?
-
Cây Lớn Lên Nhờ? - Luật Hoàng Phi
-
Cây Lớn Lên Nhờ
-
Giải Bài Tập Sinh Học 6 - Bài 8: Sự Lớn Lên Và Phân Chia Của Tế Bào
-
Quan Sát H.8.1 Và Cho Biết: Tế Bào Lớn Lên Như Thế Nào? Nhờ đâu ...
-
Cây Lớn Lên Nhờ đâu? - Giải Bài Tập Sinh Học Lớp 6 - Lazi
-
Nhờ đâu Mà Tế Bào Lớn Lên? - Nguyen Bao Anh
-
ID6-162. Cây Mỗi Ngày Một Lớn Lên Nhờ: - Trắc Nghiệm Sinh Học
-
Cây Lớn Lên Nhờ đâu? Sự Lớn Lên Và Phân Chia Của Tế Bào - Khóa Học
-
Giải KHTN Lớp 6 Bài 20: Sự Lớn Lên Và Sinh Sản Của Tế Bào
-
Cây Lớn Lên được Là Nhờ đâu?
-
Cây Lớn Lên Nhờ Gì Giúp Mình Với - Olm
-
Giáo án Môn Sinh Học 6 - Bài 8: Sự Lớn Lên Và Phân Chia Của Tế Bào
-
Cơ Thế Thực Vật Lớn Lên Nhờ đâu?