Cây Lưỡi Hổ Cũng Có Thể Nở Hoa, Dạy Bạn đổ Một ít Nước Sẽ Ra ... - Eva
Có thể bạn quan tâm
Lưỡi hổ hay với các tên gọi khác là lưỡi hùm, lưỡi cọp, hổ vĩ mép vàng… Tên nước ngoài của chúng là Snake Plants vì người ta cho rằng lá của cây này trông giống hình dáng của con rắn. Có thể nói lưỡi hổ là loại cây có sức sống mạnh mẽ cho dù điều kiện sống khắc nghiệt tới mức nào. Thậm chí, khi trồng lưỡi hổ thì không nên chăm cây quá nhiều vì cây rất dễ bị úng nước và chết. Do đó, đây là sự lựa chọn số 1 để trồng cây nội thất, trang trí nhà cửa mà không tốn quá nhiều thời gian chăm sóc.
Lưỡi hổ là thực vật có hoa, những bông hoa có màu trắng ngà và mọc thành từng cụm. Khi chúng mọc sẽ mọc mỗi cụm 10 bông, mỗi bông sẽ có 5 cánh hoa nhỏ rất xinh xắn. Hoa tàn còn có thể kết hạt, người ta thường lấy hạt đó để nhân giống cây mới. Đối với những người chơi hoa thì sẽ thấy hoa lưỡi hổ có vẻ đẹp rất độc và lạ. Khác xa vẻ dũng mãnh, hùng hổ của lá cây, hoa lưỡi hổ thật sự rất đỗi nhẹ nhàng và quyến rũ.
Lưỡi hổ sẽ nở hoa vào lúc 4 giờ chiều. Từ chiếc nụ nho nhỏ sẽ bắt đầu hé cánh, bung nhị, cánh hoa sẽ từ từ cuộn lại về phía gốc. Hoa còn tỏa ra mùi thơm nhưng hơi gắt và rất nhanh héo, đến sáng mai là hoa tàn.
Tuy nhiên, rất ít người có thể trồng cây ra hoa. Nếu muốn chúng nở hoa đẹp bạn cần phải chăm sóc đúng cách.
Đầu tiên, ánh sáng
Lưỡi hổ là loại cây ưa nắng và chịu bóng, có thể để cây ngoài nắng hoặc trong nhà không có ánh nắng. Điểm khác nhau giữa chúng là nếu để cây ngoài trời sẽ phát triển nhanh và khả năng ra hoa mạnh, còn nuôi trong nhà thì sinh trưởng chậm và khó nở hoa. Tuy nhiên cũng đừng đột ngột chuyển ra ngoài phơi nắng, chắc chắn sẽ bị cháy nắng, nên tăng dần ánh sáng để cây làm quen.
Thứ ba, nước
Lưỡi hổ là loài cây mọng nước nên không có nhu cầu nước nhiều. Cây có nguồn gốc từ vùng sa mạc nên có thể sống trong môi trường khắc nghiệt, thiếu nước. Nhưng để cây ra hoa thì nên tưới nước cho cây khi đất quá khô. Mùa lạnh thì chỉ nên tưới 1 – 2 tháng 1 lần. Khi tưới thì nên tưới từ phía dưới chậu rồi từ từ hướng lên trên.
Thứ tư, thay đất và chậu hàng năm
Nhiều người không bao giờ thay đất, chậu khi nuôi lưỡi hổ, thực chất điều này rất hạn chế đà sinh trưởng của cây vì chậu hoa quá nhỏ, không có chỗ cho rễ phát triển nên lá chắc chắn sẽ không phát triển tốt. Thao tác đúng là thay lọ hoa cho cây hàng năm, đồng thời phải xới đất tơi xốp để đất thoáng khí giúp bộ rễ khỏe mạnh hơn.
Thứ năm, bón phân
Nên bón phân chuồng cho cây 1 tháng/lần. Chú ý nên bón phân chuồng đã được ủ hoai thật kĩ. Hoặc có thể bón bằng phân trùn quế rất an toàn, hiệu quả.
3 loại cây tốt lành sống lâu trăm tuổi, trồng một lần thu hoạch nhiều năm Những loại cây này mang ý nghĩa tốt lại cho quả ăn nhiều năm. Bấm xem >>Nhà - Vườn
Từ khóa » Hoa Lưỡi Hổ Có Thơm Không
-
Cây Lưỡi Hổ Có Hoa Không?
-
Cây Lưỡi Hổ Ra Hoa Báo Hiệu điều Gì: ý Nghĩa Trong Phong Thuỷ
-
Cây Lưỡi Hổ Ra Hoa Có ý Nghĩa Gì? Trong Phong Thủy Là điềm Tốt Hay ...
-
Cây Lưỡi Hổ Ra Hoa Là điềm Gì, Tốt Hay Xấu?
-
Cây Lưỡi Hổ Ra Hoa Có ý Nghĩa Gì? Bao Lâu Ra Hoa? - Xanh Bonsai
-
Bật Mí Cây Lưỡi Hổ Có Ra Hoa Không? - Bancongxanh
-
Khi Lưỡi Hổ Nở Hoa
-
Cây Lưỡi Hổ Ra Hoa Là điềm Tốt Hay Xấu? Ý Nghĩa Phong Thủy
-
5 Loại Cây Chục Năm Chẳng Thấy Nở Hoa, Nhưng đã Nở Là Có "điềm ...
-
Cây Lưỡi Hổ Nở Hoa - Cây Cảnh - Hoa Kiểng: May Mắn. - YouTube
-
Cứ Làm Theo Cách Này, Cây Cảnh Khó Ra Hoa Như Ma Như Lưỡi Hổ ...
-
Cây Lưỡi Hổ Là Gì? Ý Nghĩa Phong Thủy Và Lưu ý Khi Trồng Cây
-
Cây Lưỡi Hổ Có Hoa Không? Ra Hoa Báo Hiệu điều Gì? - Sanvuonaz