Cây Lưỡi Hổ - Loại Cây Cảnh Trồng Chỉ Có Lợi Mà Không Hại
Có thể bạn quan tâm
Là một trong những loại cây cảnh nội thất được ưa chuộng, cây lưỡi hổ còn được lựa chọn nhiều bởi nó mang đến nhiều lợi ích cho người trồng. Không chỉ làm đẹp cảnh quan, nó còn bảo vệ sức khỏe con người và đem đến may mắn.
Mục lục
- 1 Đặc điểm cây lưỡi hổ ra sao
- 2 Các chủng loại cây lưỡi hổ
- 3 Cây lưỡi hổ có tác dụng gì?
- 4 Ý nghĩa của cây lưỡi hổ
- 5 Trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ đúng cách
- 5.1 Đất trồng
- 5.2 Nước tưới
- 5.3 Nhiệt độ và ánh sáng
- 5.4 Thay chậu
- 6 Cách nhân giống cây lưỡi hổ
- 7 Một số bệnh trên lá
Đặc điểm cây lưỡi hổ ra sao
Nguồn gốc của cây lưỡi hổ là từ vùng nhiệt đới ở Tây Phi. Vậy nên khả năng chịu khô hạn và nắng nóng tốt. lưỡi hổ không có thân, nhiều lá cây mọc thành bụi, thẳng đứng từ gốc lên. Chiều cao trung bình khoảng 30 – 80 cm. Mỗi bụi cây gồm 5 – 6 lá thẳng như thế. Lá cây cứng cáp, khá dày, hình giáo nhọn ở ngọn lá, màu xanh đậm, viền màu vàng, hơi bóng.
Hoa cây lưỡi hổ màu trắng lục nhạt, cánh thuôn mềm mại. Tuy nhiên, khá hiếm gặp được cây lưỡi hổ ra hoa.
Các chủng loại cây lưỡi hổ
Là 1 loại cây cảnh phổ biến và được nhiều người ưa chuộng, do đó, các chủng loại lưỡi hổ theo thời gian cũng phát triển đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu của người yêu cây cảnh. Hiện nay, có khoảng 12 loại nhưng phổ biến và được ưa chuộng nhất ở Việt Nam thì có cây lưỡi hổ cọp vàng, cây lưỡi hổ vằn xanh, cây lưỡi hổ vàng, cây lưỡi hổ thái vằn, cây lưỡi hổ thái xanh, cây lưỡi hổ thái trắng và cây lưỡi hổ búp sen (cây lưỡi mèo).
Ngoài sự đa dạng về chủng loại, thì hình thức trồng cây cũng được biến tấu với cây lưỡi hổ trồng trong nước. Rũ bỏ lớp đất nặng nề thì việc trồng cây cảnh thủy sinh mang lại cảm giác sạch sẽ và tươi mới với những chiếc bình thủy tinh và bộ rễ cây trắng muốt được phơi bày hết sức sống động.
Cây lưỡi hổ có tác dụng gì?
Bên cạnh vẻ ngoài đẹp mắt giúp cho việc bài trí không gian thêm màu sắc cũng như sức sống, loại cây cảnh này còn có những lợi ích không ngờ.
Trồng cây lưỡi hổ trong nhà còn có khả năng bảo vệ sức khỏe của con người thông qua việc lọc sạch không khí, hạn chế các độc tố có hại trong môi trường trong nhà như formaldehyde, nitrogen oxide. Nó còn tăng cường lượng oxy vào ban đêm nên sẽ tốt cho hệ hô hấp của con người khi đặt nó trong nhà. Với tác dụng đó của cây, nó thường được lựa chọn để trồng trong nhà, văn phòng… để hạn chế “hội chứng nhà cao tầng” hay “hội chứng nhà kín”. Con người sẽ bớt căng thẳng, mệt mỏi sau những giờ làm việc áp lực.
Tác dụng của cây lưỡi hổ còn thể hiện ở việc cây lưỡi hổ chữa bệnh. Mang cây hơ nóng bằng lửa, giã lấy nước uống có thể chữa được các bệnh hay gặp phải như ho, mất tiếng, viêm họng, viêm tai… mà không cần dùng đến thuốc.
Xung quanh công dụng chữa bệnh, thì vẫn có 1 câu hỏi được đặt ra là cây lưỡi hổ có độc không? Và câu trả lời là lưỡi hổ có độc tính nhẹ. Như đã chia sẻ ở trên về cách sử dụng cây như 1 phương thuốc, nếu không được xử lý đúng cách thì sẽ gặp phải những triệu chứng như cảm giác nôn ói, tiêu chảy và sưng miệng nếu nhai phải cây sống.
Ý nghĩa của cây lưỡi hổ
Cây sẽ mang lại may mắn cho người sở hữu nó và đặc biệt là cây hợp với gia chủ mệnh Hỏa, giúp người đó cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn trong cuộc sống. Cây thường được dùng làm quà tặng cho bạn bè, đối tác vào các dịp như năm mới, tân gia, khai trương…
Cây lưỡi hổ phong thủy tượng trưng cho sức mạnh, có ý nghĩa xua đuổi tà ma, các luồng khí xấu xâm nhập vào không gian của bạn. Lá của cây tựa như những mũi giáo nhọn hay thanh kiếm sắc giúp bảo vệ bạn và gia đình khỏi những điều xấu xa, rủi ro.
Cây mọc thẳng đứng thể hiện cho sự hiên ngang, thẳng thắn, quyết đoán và ý chí tiến lên.
Vị trí tốt để đặt cây là ở hướng Đông, Đông Nam. Cây có thể được đặt trong phòng khách, phòng ngủ, hành lang, giếng trời, cửa sổ… Ngoài ra, cây lưỡi hổ để bàn có kích thước nhỏ phù hợp với bàn làm việc, bàn học, bàn hội nghị…
Trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ đúng cách
Cây có sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, chịu khô, chịu nóng tốt lại có thể sống trong môi trường thiếu sáng nên cách chăm sóc không hề khó khăn. Bạn chỉ cần lưu ý một số điểm sau là cây có thể sống và phát triển tốt.
Đất trồng
Có thể sử dụng đất thịt tơi xốp và trộn thêm phân bò để cung cấp dinh dưỡng cho cây.
Nước tưới
Cây không ưa nhiều nước nên hãy để đất trong chậu khô hẳn mới tưới nước. Vào mùa lạnh hay mùa mưa 2 – 3 tuần mới tưới 1 lần. Chú ý không tưới trực tiếp lên lá cây hay gốc cây.
Nhiệt độ và ánh sáng
Cây không ưa lạnh, dưới 13 độ C sẽ có nguy cơ chết dần. Nhiệt độ thích hợp để cây phát triển là 25 – 35 độ C.
Cây cũng không có nhu cầu ánh sáng quá cao nên dùng làm cây trồng trong nhà và cây cảnh văn phòng rất phù hợp. Tuy nhiên, tốt nhất bạn hãy cho cây được đón ánh sáng tự nhiên để cây khỏe mạnh và phát triển hơn. Bạn có thể đặt cây ở ban công, cửa sổ, cửa kính, giếng trời…
Thay chậu
Khi rễ đã đầy chậu bạn nên thay chậu mới rộng hơn và đất mới để cây có chất dinh dưỡng cho việc phát triển. Nên thực hiện vào mùa xuân.
Cách nhân giống cây lưỡi hổ
Tách bụi và giâm lá là các phương pháp phổ biến nhất. Bạn có thể tách bụi cây già nhân lúc thay chậu cho cây. Bạn có thể chọn lá non, khỏe, màu đẹp rồi cắt sát gốc, chia thành từng khúc khoảng 5 cm. Giâm các khúc xuống hỗn hợp cát và than bùn ẩm để chúng ra rễ. Lưu ý nên đặt chúng vào nơi nóng ẩm và chỉ tưới ít nước.
Một số bệnh trên lá
- Khi thấy trên lá có các đốm nâu, gốc có dấu hiệu thối thì đó là do bị thừa nước.
- Khi thấy lá có hiện tượng thâm đen và mềm dần là do nhiệt độ quá thấp.
- Khi thấy ngọn lá khô, đốm nâu rải rác trên lá thì do ánh sáng chiếu qua cửa kính nóng quá làm cháy lá.
- Nếu lá nhạt màu thì do thiếu ánh sáng.
- Còn nếu lá con quá mềm là do bạn bón phân nhiều, cần giảm bón phân đi.
Trên đây là những giới thiệu tổng quan về cây lưỡi hổ và cách chăm sóc. Hy vọng sau khi đọc bài viết này, bạn hiểu rõ hơn về cây và những lợi ích từ nó, lựa chọn nó trồng trong không gian của mình và chăm sóc thật tốt, mang lại sự may mắn cũng như làm đẹp không gian của bạn.
Rate this postTừ khóa » Hoa Lưỡi Hổ Thái
-
Tất Cả Những Thông Tin Về Cây Lưỡi Hổ Thái
-
Cây Lưỡi Hổ Thái - Đặc điểm, ý Nghĩa, Cách Nhận Biết Và Chăm Sóc
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Lưỡi Hổ Thái Trong Nhà
-
LƯỠI HỔ THÁI - HOA CẢNH NHẬT LONG
-
Cây Lưỡi Hổ Thái Vàng - Vườn Cây Việt
-
Cây Lưỡi Hổ Thái Có Nguồng Gốc, đặc điểm, ý Nghĩa, Cách Trồng Chăm ...
-
Cây Lưỡi Hổ Là Gì? Ý Nghĩa Phong Thủy Và Lưu ý Khi Trồng Cây
-
Cây Lưỡi Hổ Ra Hoa Có ý Nghĩa Gì? Trong Phong Thủy Là điềm Tốt Hay ...
-
Cây Lưỡi Hổ
-
Cây Lưỡi Hổ: Cách Phân Biệt Và Những điều Chưa Biết
-
Cây Lưỡi Hổ – Cây Cảnh Nội Thất Có Nhiều Công Dụng - Hoa đẹp
-
Cây Lưỡi Hổ Thái • Sài Gòn Hoa 2022
-
Cây Lưỡi Hổ Thái