Cây Lưỡi Hổ Lợi ích Bất Ngờ Cho Sức Khỏe

Trồng cây lưỡi hổ lợi ích bất ngờ

Cây lưỡi hổ được ưa chuộng bởi nhiều người chơi phong thủy. Với ý nghĩa biểu tượng cho sự hưng thịnh và may mắn cho người sở hữu. Là một trong những loại cây cảnh có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Hiện nay có nhiều loại cây lưỡi hổ được đưa vào thiết kế nội thất giúp thanh lọc không gian kín. Để bạn đọc có thêm thông tin về cây lưỡi hổ, qua bài viết chia sẻ cùng bạn đọc cụ thể như sau:

Cây lưỡi hổ cây phong thủy xua điều xấu đón nhiều may mắn

1. Những điều cần biết về cây lưỡi hổ

- Cây lưỡi hổ có tên khoa học là Sansevieria Trifasciata, thuộc học Măng Tây. Tên gọi khác của cây lưỡi hổ là Lưỡi cọp, Hổ vĩ mép vàng,…

- Hiện nay cây lưỡi hổ có khoảng 70 loại khác nhau có nguồn gốc nhiệt đới. Cây có thân dạng dẹp, mọng nước, lá dạng thuôn vót nhọn, thân mềm. Trên thân có màu xanh và màu vàng dọc từ gốc đến ngọn. Cây lưỡi hổ ra hoa thành từng cụm, mọc từ phần gốc lên và có quả hình chọn.

- Là cây thường dùng trồng chậu hoặc giá treo để trang trí không gian nội thất.

Trồng cây lưỡi hổ trong nhà lợi ích vô cùng

2. Ý nghĩa tuyệt vời từ cây lưỡi hổ ít người biết

* Có giá trị về phong thủy

- Về mặt phong thủy cây lưỡi hổ là cây biểu tượng cho sự thịnh vượng, giúp bảo vệ gia chủ, chống lại khí xấu. Có tác dụng hút năng lượng tốt rất mạnh đến, thường được đặt những vị trí ít người qua lại. Nếu đặt cây trong nhà nên đặt các góc Đông Nam, Bắc và Tây là nơi có phong thủy tốt để đặt cây.

- Người xưa quan niệm rằng ai sở hữu cây lưỡi hổ sẽ được tám vị thần ban tặng cho tám đức tính quý giá: Thịnh vượng, sắc đẹp, sống lâu, thông minh, sức khỏe, nghệ thuật, sức mạnh và thơ ca.

- Trong kinh doanh và đời sống hằng ngày nếu dùng cây lưỡi hổ làm quà nhằm thay lời chúc tốt đẹp đến đối tác, bạn bè, … mong đem lại may mắn, tài lộc cho người nhận.

- Cây lưỡi hổ có màu vàng và xanh dọc từ gốc đến ngọn. Xanh là màu hợp với mệnh Mộc, vàng là màu mệnh kim. Chính vậy cây lưỡi hổ hợp với người mệnh Mộc, Hỏa, Kim, Thủy.

Xem thêm < Cytokinin Da - 6 " Thần dược" cây trồng >

* Tác dụng thanh lọc không khí

- Cây lưỡi hổ được phong là chuyên gia thanh lọc không khí. Với khả năng xử lý các chất độc gây hại cho cơ thể như Formaldehyde, xylene, toluene và nitrogen oxit. Khả năng này được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh.

- Cây có tác dụng giảm hiệu ứng nhà kính: Các không gian công cộng, phòng làm việc đông người tại các công ty, các tòa nhà văn phòng cao tầng thiếu oxy, không khí không thực sự trong lành nên trồng cây lưỡi hổ để thanh lọc không khí, khử khuẩn.

- Trồng cây lưỡi hổ trong nhà vừa làm sạch, thải độc trong không khí, vừa sản xuất oxy về đêm. Việc trưng bày lưỡi hổ trong nhà mang lại sự cải thiện cho không gian sinh hoạt, đặt ở vị trí thích hợp cây giúp nâng cao tinh thần, tăng hiệu quả làm việc.

Cây lưỡi hổ giúp thanh lọc không khí

3. Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ đơn giản

3.1 Vị trí đặt cây lưỡi hổ tốt hợp phong thủy

- Cây lưỡi hổ có ý nghĩa phong thủy tốt, nên chọn những vị trí nhiều người qua lại. Các tòa nhà, văn phòng, chung cư, cửa nhà là những nơi thích hợp đặt cây lưỡi hổ. Nhằm xua đuổi khí xấu, hút năng lượng tốt.

- Chọn vị trí đặt theo hành Mộc của cây là hướng Đông Nam, hướng Nam và các góc phía Đông là những điểm phong thủy tốt để đặt cây lưỡi hổ.

Trồng cây lưỡi hỗ trong phòng ngủ

3.2 Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ

- Cây lưỡi hổ là cây có khả năng chịu hạn tốt, không chịu úng và không tốn công chăm sóc. Cây có khả năng chống chịu sâu bệnh, thích hợp nơi bóng râm.

Cây lưỡi hổ bon sai

* Cách nhân giống cây lưỡi hổ

- Cây lưỡi hổ thường được nhân giống bằng cách tách bụi hoặc sử dụng lá để nhân giống đều được chỉ khác nhau về thời gian nhân giống.

- Cách giâm cành cây lưỡi hổ: Cắt một lá bánh tẻ ngay gốc, sau đó cắt lá thành từng đoạn 5 – 6 cm để hơi héo sau đó tiến hành giâm vào đất ẩm đủ dinh dưỡng sẽ phát triển thành cây mới. Thời gian nhân giống tốt nhất vào mùa xuân và mùa hè.

Xem thêm < Auxin Alpha NAA Ấn độ 99% Kích thích ra rễ, tăng khả năng bật chồi >

* Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ

- Giá thể trồng cây lưỡi hổ: Là cây dễ sống, không yêu cầu nhiều về đất trồng. Tuy nhiên cây không chịu úng vì vậy đất trồng cần có độ tơi xốp, thoát nước tốt. Giá thể trồng có thể chọn các loại giá thể có bán trên thị trường đều phù hợp để trồng cây lưỡi hổ như giá thể hữu cơ cao cấp, giá thể T – Rát, giá thể Peatmoss Terraerden, … Giá thể có thể tự phối trộn theo công thức phối trộn bao gồm: Đất (đất phù sa, đất màu); xỉ than (mùn cưa, xơ dừa); phân chuồng hoai mục (phân vi sinh) được phối trộn theo tỷ lệ: 1/4 đất + 1/2 xỉ than + 1/4 phân chuồng hoai mục. Sau khi trộn đều theo tỷ lệ trên thì cần tiến hành xử lý nấm bệnh tồn tại trong giá thể bằng các dung dịch như Daconil 75 WP (1 g/l nước) hoặc dung dịch Ridomil Gold 68 WG (nồng độ 3 g/l nước) phun đều vào giá thể đã trộn (40 – 50 l/m3 giá thể).

Cách tác cây con lưỡi hổ từ cây mẹ

- Cách tưới nước cho cây lưỡi hổ: Cây có nhu cầu nước không nhiều. Thường 2 – 3 tuần tưới một lần, tưới dạng phun ẩm cho cây là tốt nhất.

- Ánh sáng: Cây ưa bóng râm, ánh sáng yếu. Đặt cây nơi bóng râm, cứ 2 – 3 tháng mang cây phơi nắng/lần với ánh sáng trước 10 giờ.

- Bón phân cho cây lưỡi hổ đúng cách: Cứ 3 – 4 tháng bón phân cho cây/lần. Có thể sử dụng phân vô cơ với liều lượng 1 muỗng cà phê pha 10 lít nước phun ẩm cho giá thể là được. Tưới cách gốc 10 cm. Mùa đông không cần bón phân.

- Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây lưỡi hổ: Cây chống chịu sậu bệnh tốt, không cần xử lý.

Trông cây lưỡi hỗ trong các toàn nhà kín

Nguồn: Admin tổng hợp - NO Xem thêm chủ đề: Cây lưỡi hổ, cây lưỡi hổ có tác dụng gì, cây lưỡi hổ có độc không, cây lưỡi hổ hợp mệnh gì, cây lưỡi hổ nên đặt ở đâu trong nhà, cây lưỡi hổ vàng, cách trồng cây lưỡi hổ thủy sinh, ý nghĩa cây lưỡi hổ, cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ FLC Sầm Sơn

Từ khóa » Cây Lôi Hổ