Cây Lưỡi Hổ Thủy Sinh - Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây

Mục lục chính

  • 1 Cây Lưỡi Hổ Thủy Sinh – Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây
  • 2 Đôi nét về cây Lưỡi Hổ thủy sinh 
  • 3 Cây Lưỡi Hổ có tác dụng thanh lọc không khí 
  • 4 Ý nghĩa phong thủy ít ai biết đến của cây Lưỡi Hổ thủy sinh
    • 4.1 Cây Lưỡi Hồ đặc biệt phù hợp với những người mệnh Thổ
  • 5 Cách trồng cây Lưỡi Hổ thủy sinh
    • 5.1 Bước 1
    • 5.2 Bước 2
    • 5.3 Bước 3
  • 6 Những điểm lưu ý khi chăm sóc cây Lưỡi Hổ thủy sinh
    • 6.1 Nước
    • 6.2 Ánh sáng
    • 6.3 Nhiệt độ

Cây Lưỡi Hổ Thủy Sinh – Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây

Cây Lưỡi Hổ thủy sinh – không chỉ có vẻ ngoài bắt mắt, sở hữu khả năng lọc không khí tốt mà còn mang lại những ý nghĩa phong thủy mang may mắn, thành công đến cho gia chủ. 

  • Cây Kim Ngân Thủy Sinh
  • Cây Phát Lộc Thủy Sinh
  • Cây Kim Tiền Thủy Sinh
  • Cây Ngọc Ngân Thủy Sinh
  • Cây Hồng Môn Thủy Sinh

Để có được một chậu Lưỡi Hổ thủy sinh tươi tốt và khỏe mạnh bạn cần lưu ý những gì? Hãy để Cây Xinh hướng dẫn bạn về cách trồng và chăm sóc chúng qua bài viết dưới đây nhé!

cây lưỡi hổ thủy sinh
Hình ảnh: Cây Lưỡi Hổ thủy sinh

Đôi nét về cây Lưỡi Hổ thủy sinh 

Cây Lưỡi Hổ (tên khoa học: Sansevieria trifasciata) còn có tên gọi khác là Lưỡi Cọp, Hổ Vỹ, Hổ Thiệt,… có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Tây Phi và miền Đông Ấn Độ.

Lưỡi Hổ thuộc loài cây mọng nước và thường phát triển thành bụi. Khi trưởng thành, cây gần như không có thân. Rễ của cây ngắn và khỏe mạnh.

Lá của Lưỡi Hổ có dạng dẹt, mập hơi cứng và có hình lòng thuyền rộng, không có cuống. Mép lá màu vàng đậm, giữa lá xanh ngắt, trơn bóng. Khi được chăm sóc tốt, lá mọc thẳng đứng như những thanh kiếm nhọn hướng về phía trước, ôm sát vào thân cây, dài từ 20 – 30cm.

Cây Lưỡi Hổ thường ra hoa vào tháng 11-12, mùi thơm dịu nhẹ, thanh mát. Hoa của cây mọc thành cụm (mỗi cụm từ 3 đến 8 bông) có cuống chung, màu trắng lục hoặc xanh nhạt và cánh hoa hợp thành ống dài. 

cây lưỡi hổ ra hoa
Hình ảnh: Hoa của cây Lưỡi Hổ

Sau khi ra hoa, Lưỡi Hổ sẽ có quả. Quả của cây mọng nước, bên trong có chứa những hạt nhỏ, số lượng thường từ 1-3 hạt.

Hiện nay, thay vì trồng cây Lưỡi Hổ trong đất, mọi người thường thích trồng thủy sinh hơn bởi chúng vừa nhỏ gọn, dễ trồng lại có tác dụng trang trí và giúp thanh lọc không khí rất tốt.

Cây Lưỡi Hổ có tác dụng thanh lọc không khí 

Bởi vẻ ngoài đẹp mắt cùng với khả năng lọc không khí cực tốt loài cây này thường được chọn làm cây trang trí trong nhà, cây văn phòng hoặc cây trang trí bàn làm việc,… giúp mang lại không gian trong lành cho môi trường sống xung quanh. 

Theo một số nghiên cứu của đã chỉ ra rằng: loài cây này khi trao đổi chất sử dụng crassulacean, hấp thụ carbon dioxide và giải phóng khí oxi vào ban đêm (quá trình quang hợp CAM).

Quá trình quang hợp của cây giúp mang lại bầu không khí tươi mắt, giúp giảm thiểu lượng CO2 thải ra ngoài môi trường và các chất gây nên hiệu ứng nhà kính. Nhiều người thường gọi vui loại cây cảnh thủy sinh này là máy lọc không khí tự nhiên cực hiệu quả. 

cây lưỡi hổ trồng trong nhà
Hình ảnh: Trồng cây Lưỡi Hổ trong nhà có tác dụng lọc không khí hiệu quả

Lưỡi Hổ có khả năng hấp thụ 107 loại khí độc và đem lại không gian trong sạch, an toàn. Cây có thể hút được formaldehyde 0,938 gram/h. Ngoài ra cây còn hạn chế được các tia bức xạ từ thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại…

  • Tham khảo thêm: 12 cây cảnh lọc không khí trong nhà

Ý nghĩa phong thủy ít ai biết đến của cây Lưỡi Hổ thủy sinh

Bên cạnh những giá trị về mặt sinh học, đây còn là một trong những loài cây cảnh phong thủy được rất nhiều người yêu thích. 

Theo quan niệm xưa, Lưỡi Hổ giúp mang lại may mắn, xua đuổi tà khí và là biểu tượng của sức mạnh (Hổ – chúa tể muôn loài). Nhiều người thường trồng Lưỡi Hổ trong phòng làm việc hoặc phòng ngủ để biểu tượng cho sức mạnh, giúp chống lại những điều thị phi trong cuộc sống hàng ngày. 

Không chỉ đối với người phương Tây, tại Việt Nam, đây còn là một loại cây trồng trong nhà rất được yêu thích với mong muốn giúp bảo vệ gia đình họ tránh những điều xấu. 

Cây Lưỡi Hồ đặc biệt phù hợp với những người mệnh Thổ

Mệnh Thổ là những người có tính cách điềm tĩnh, cẩn thận tuy nhiên lại ưa thích sự ổn định và khó khăn khi đưa ra những quyết định táo bạo.

Đặt một chậu Lưỡi Hổ thủy sinh trong phòng làm việc, hoặc phòng ngủ sẽ giúp người mệnh Thổ gia tăng sự quyết đoán và ý chí tiến lên trong cuộc sống. Đồng thời nó cũng giúp mang lại may mắn và tài lộc, giúp cải thiện vượng khí cho gia chủ.

  • Tham khảo thêm: Cây hợp mệnh Thổ
cây lưỡi hổ thủy sinh mang may mắn cho người mệnh thổ
Hình ảnh: Cây Lưỡi Hổ thủy sinh mang may mắn cho người mệnh Thổ

Nếu bạn không thuộc mệnh Thổ, có thể tham khảo thêm các loài cây thủy sinh dưới đây để chọn được cho mình những loại cây phong thủy phù hợp:

  • Cây Vạn Niên thanh thủy sinh
  • Cây Lan Ý thủy sinh
  • Cây Nha Đam thủy sinh
  • Cây Vạn Lộc thủy sinh
  • Cây Ngọc Ngân thủy sinh

Cách trồng cây Lưỡi Hổ thủy sinh

Lưỡi Hổ có cách trồng cực kỳ đơn giản mà bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. 

Bước 1

Tách cây con ra từ cây bố mẹ. Cây con thường có nhiều kích thước khác nhau. Tuy nhiên, do trồng trong nhà nên lời khuyên cho bạn là hãy chọn những cây giống có kích thước nhỏ xinh, chỉ nên cao khoảng 20-30cm. 

Bước 2

Để cây vừa tách được vào trong lọ thủy tinh và đổ nước vào bình. Bạn chú ý chỉ đổ ⅔ lọ (ngập rễ là được) để tránh làm thối rễ cây. Bổ sung thêm 1-2 giọt nước dinh dưỡng để cung cấp khoáng chất giúp cho cây phát triển tốt hơn.

Bước 3

Vì là một bình cây để bàn trang trí nên bạn có thể thoải mái sáng tạo với những phụ kiện nho nhỏ như đá màu để bình cây thêm nổi bật và nhiều màu sắc nhé!

trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ
Hình ảnh: Trồng và chăm sóc cây Lưỡi Hổ đơn giản tại nhà

Những điểm lưu ý khi chăm sóc cây Lưỡi Hổ thủy sinh

Để có được một chậu Lưỡi Hổ thủy sinh khỏe mạnh và tươi tốt mỗi ngày, bạn cần chú ý những điều sau:

Nước

Để Lưỡi Hổ có thể phát triển khỏe mạnh và mang màu sắc xanh tốt, bạn nên thay nước cho cây thường xuyên, định kỳ 1 tuần/lần, tránh để nước bị vẩn đục. Lưu ý không để mực nước quá 1/2 chiều dài của rễ để cây đạt sức khỏe tốt nhất.

Ánh sáng

Đây là loại cây trồng trong nhà không cần nhiều ánh sáng nên vị trí tốt có thể đặt cây là ở những nơi râm mát, không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào, tránh để cây bị cháy lá.

Nhiệt độ

Lưỡi Hổ vốn là loài cây ưa bóng râm nên có thể sinh trưởng tốt trong môi trường điều hòa. Nhiệt độ thích hợp nhất để cây phát triển khỏe mạnh là 13 – 28°C.

Ngoài ra, khi trồng và chăm sóc Lưỡi Hổ thủy sinh, bạn nên thường xuyên loại bỏ lá héo, khô và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây. 

Để biết thêm thông tin chi tiết về loài cây này cũng như nhận tư vấn về các loại cây cảnh thủy sinh khác, vui lòng liên hệ ngay với Cây xinh để được hỗ trợ tốt nhất nhé!

Từ khóa » Trồng Cây Lưỡi Hổ Thủy Sinh