Cây Lưỡi Hổ: Vị Thuốc Trị Viêm Họng, Khàn Tiếng - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Giới thiệu dược liệu Cây Lưỡi hổ
- Thành phần hoá học
- Tính chất dược lý
- Công dụng
- Liều dùng
- Bài thuốc kinh nghiệm
Cây Lưỡi hổ thường được dùng để trang trí nhà vì ý nghĩa phong thuỷ của nó. Nhiều người biết đến loại cây này, tuy nhiên tác dụng chữa bệnh của cây Lưỡi hổ không phải ai cũng biết. Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Giới thiệu dược liệu Cây Lưỡi hổ
Mô tả
Tên thường gọi: Hổ vĩ còn gọi là Hổ vĩ mép lá vàng hay Lưỡi cọp xanh, Duôi hỏ, Hổ vĩ lan, Kim biên hổ vĩ lan. Tên khoa học: Sansevieria trifasciata Hort. ex Prain var. laurentii (De Willd.) N.E. Brown, thuộc họ Bồng bồng (Dracaenaceae).
Cây thảo cao 30 – 50cm, thân rễ mọc bò ngang. Lá hình dải dài chìa ra từ gốc dày, cuống có vằn ngang, mép lá có viền vàng. Lá cây thường có màu xanh đậm, bóng. Hoa của cây màu trắng lục nhạt, dài khoảng 3cm đến 4cm, có 6 cánh thuôn và mềm mại. Hoa Lưỡi hổ khá mềm mại, ngược với sự cứng cáp của cây, tuy nhiên rất ít gặp hoa của loại cây này. Quả hình cầu màu vàng da cam.
Phân bố
Nguồn gốc cây xuất phát từ vùng nhiệt đới ở Tây Phi, được trồng làm cảnh, nay trở thành cây hoang dại ở đồng bằng và vùng núi. Có thể trồng bằng thân rễ. Thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi.
Bộ phận dùng
Dùng lá cây Lưỡi hổ để làm thuốc chữa bệnh.
Nhiều dược liệu khác cũng được dùng làm cảnh bên cạnh tác dụng chữa bệnh. Đọc thêm: Bạch hạc: Không chỉ là loài cây làm cảnh.
Thành phần hoá học
- Rễ chứa alcaloid sansevierin. Dịch lá tươi chứa acid aconitic, polifenol, steroit và ancaloit. Thân rễ khô và rễ chứa alcaloid và nhựa aloe-emodin.
- Phân tính hoá thực vật chiết xuất lá Lưỡi hổ cho thấy sự hiện diện của các phytoconstituents như glycoside, saponin, flavonoid, terpenoit, alkaloid, tannin, anthraquinone và glycoside.
Tính chất dược lý
- Thành phần alcaloid có trong dược liệu được ghi nhận là có thể tác dụng lên hệ tim mạch giống với digitalin nhưng không mạnh bằng.
- Một số thành phần khác trong dược liệu như aloe-emodin, barbaloin và aloin có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp dạ dày co bóp đều hơn.
- Gel từ lá dược liệu có khả năng kháng khuẩn tương đối tốt, đặc biệt có thể đáp ứng với vi khuẩn lao.
- Chiết xuất aethyl axetat của lá cây Lưỡi hổ ức chế sự phát triển của E. coli và S. aureus.
Công dụng
- Vị thuốc được các tài liệu Đông y ghi nhận là có vị chua và tính mát.
- Dược liệu được quy vào kinh Phế.
- Công dụng: Giải độc, trừ thối mục sinh cơ, thanh nhiệt.
- Chủ trị: Dược liệu thường được dùng để chữa ho do cảm mạo, khàn tiếng, viêm họng, viêm tai có mủ, bỏng, nhọt lở loét sinh độc, vấp ngã bị tổn thương…
Xem thêm: Những sự thật về bướu giáp đa nhân lành tính
Liều dùng
Ngày dùng 6 – 12 g lá.
Bài thuốc kinh nghiệm
1. Viêm họng, khàn tiếng, ho
- Chuẩn bị: 6 – 12g lá cây Lưỡi hổ cùng 1 ít muối hạt.
- Thực hiện: Dược liệu cần được rửa sạch và thái nhỏ. Dùng nhai trực tiếp với muối hạt cho ra nước rồi nuốt chậm. Áp dụng 2 lần/ngày đều đặn đến khi triệu chứng dần thuyên giảm.
Xem thêm: Xạ can: Vị thuốc quý trị ho, viêm họng.
2. Viêm tai giữa có chảy mủ
- Chuẩn bị: Một ít lá cây Lưỡi hổ.
- Thực hiện: Làm sạch dược liệu và cho lên ngọn lửa than hơ đến khi héo dần. Đem giã nát rồi gạn lấy phần nước. Dùng nước thuốc này nhỏ 4 – 5 giọt vào trong tai. Thực hiện với tần suất 3 – 4 lần/ngày đến khi triệu chứng thuyên giảm.
3. Bỏng
- Chuẩn bị: 2 – 3 lá cây Lưỡi hổ ở dạng tươi.
- Thực hiện: Đem lá đi rửa sạch rồi cắt ngang. Lấy phần dịch gel trong lá để thoa trực tiếp lên vùng da tổn thương. Thực hiện ngày 2 lần vào các buổi sáng và buổi tối. Duy trì đều đặn trong nhiều ngày.
4. Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
- Chuẩn bị: Khoảng 2 lá cây Lưỡi hổ tươi.
- Thực hiện: Đem dược liệu đi rửa sạch rồi nạo lấy phần gel bên trong. Pha với nước sôi ấm để uống mỗi ngày 1 lần. Mỗi liệu trình điều trị kéo dài liên tục trong 1 tháng.
5. Giúp làm dịu cơn hen suyễn
- Chuẩn bị: 2 – 3 lá cây Lưỡi hổ tươi.
- Thực hiện: Đem dược liệu đi rửa sạch, cắt lấy phần gel bên trong lá. Sau đó hòa trong cốc nước sôi nóng. Ghé mũi gần miệng cốc để xông hơi. Dùng mỗi ngày 1 lần sẽ giúp khai thông đường thở rất tốt.
6. Hỗ trợ điều trị các bệnh đường tiêu hóa
- Chuẩn bị: 2 – 3 lá Lưỡi hổ tươi.
- Thực hiện: Cần rửa sạch dược liệu với nước muối pha loãng. Sau đó cho vào máy ép lấy nước. Chỉ dùng khoảng 2 – 3 lần/tuần, kiên trì đến khi bệnh có xu hướng thuyên giảm.
7. Chứng khó tiêu, ợ hơi
- Chuẩn bị: 1 nắm lá cây Lưỡi hổ tươi.
- Thực hiện: Rửa sạch lá Lưỡi hổ rồi giã nát. Gạn lấy phần nước, loại bỏ bã. Uống mỗi ngày chỉ 1 lần duy nhất.
8. Viêm da
- Chuẩn bị: Khoảng 3 lá Lưỡi hổ tươi.
- Thực hiện: Rửa sạch dược liệu rồi thái nhỏ và cho vào cối giã nát. Chắt lọc lấy nước bỏ bã đi. Sau đó tiến hành vệ sinh vùng da tổn thương rồi thoa nước thuốc lên. Cần thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần.
Thông tin về cây Lưỡi hổ trên đây mang tính chất tham khảo. Quý độc giả không nên tự ý phối bài thuốc mà sử dụng. Để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn, quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng.
Từ khóa » Hoa Lưỡi Hổ Có Tác Dụng Gì
-
Cây Lưỡi Hổ Là Cây Gì?
-
Cây Lưỡi Hổ Là Gì? Ý Nghĩa Phong Thủy Và Lưu ý Khi Trồng Cây
-
Cây Lưỡi Hổ: 8+ Tác Dụng Chữa Bệnh Không Ngờ Của Lưỡi Hổ
-
Cây Lưỡi Hổ - Phân Loại, Tác Dụng Và ý Nghĩa Trong Phong Thủy - Eva
-
Cây Lưỡi Hổ Có Tác Dụng Gì?
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cây Lưỡi Hổ
-
Cây Lưỡi Hổ Trị Bệnh Gì? | Vinmec
-
Ý Nghĩa Của Hoa Lưỡi Hổ Trong Phong Thủy Và Tác Dụng
-
Hoa Lưỡi Hổ Có ý Nghĩa Gì Trong Phong Thủy
-
Cây Lưỡi Hổ Ra Hoa Có ý Nghĩa Gì? Trong Phong Thủy Là điềm Tốt Hay ...
-
Cây Lưỡi Hổ Có Tác Dụng Gì? Hình Ảnh & Bài Thuốc
-
Cây Lưỡi Hổ: Công Dụng Và ý Nghĩa Trong Phong Thủy - CafeLand
-
Cây Lưỡi Hổ Chữa Bệnh Không Phải Ai Cũng điều Biết
-
Cây Lưỡi Hổ Là Cây Gì? Ý Nghĩa Phong Thủy Và Cách Trồng - VietNamNet