Cây Lưỡi Mèo: Những điều Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, cây lưỡi mèo đã được phổ biến rộng rãi trên thế giới. Nó không chỉ đơn thuần là một loại cây cảnh dùng để trang trí. Mà bên cạnh đó, cây lưỡi mèo còn có nhiều công dụng hữu ích khác. Vậy bạn có biết gì về loài cây này cũng như cách chăm sóc chúng không?
1. Đặc điểm của cây lưỡi mèo
1.1 Đặc điểm hình thái của cây
Cây lưỡi mèo là một loại cây tương đối thấp, thân thảo, có thể tìm thấy ở nhiều nơi trong khu vực châu Á và châu Âu. Nó cùng họ với cây lưỡi hổ nhưng có phần thấp bé hơn nhiều; với chiều cao thường rơi vào khoảng từ 10 đến 15 cm. Phiến lá của chúng cũng rộng hơn lưỡi hổ. Những chiếc lá mọc xếp quanh nhau, hơi bóng; khiến tổng thể khóm cây trông như một bông hoa xanh cỡ lớn, rất đẹp mắt.
Lá cây cứng cáp, hình bầu dục, có màu xanh đậm, xòe ra tứ phía. Phiến lá tương đối dày và mọng nước, thuôn nhọn dần về phía đầu lá. Cũng giống như cây lưỡi hổ, cây lưỡi mèo có hai kiểu lá khác nhau. Một kiểu là màu xanh đậm với những vằn xanh, trắng đan xen. Kiểu còn lại là màu xanh sáng hơn với viền vàng xung quanh mép lá.
Nhờ công nghệ lai tạo hiện đại, mà hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cây lưỡi mèo khác nhau. Chúng có đặc điểm phiến lá khác so với hai kiểu lá truyền thống.
Bởi lưỡi mèo thường xuyên được sử dụng để trồng làm cây cảnh; nên không mấy ai biết rằng loài cây này cũng có hoa. Hoa lưỡi mèo thon dài, thường nở vào thời gian mùa hè đến mùa thu. Chúng mọc thành từng cụm một, có màu trắng tinh khiết và có hương thơm.
- Hướng dẫn trồng cây đuổi rắn trong vườn nhà
1.2 Đặc điểm sinh trưởng của cây lưỡi mèo
Tốc độ sinh trưởng của loài thực vật này tương đối chậm; gần như sẽ không thay đổi vẻ bề ngoài trong suốt một năm. Nhất là nếu như nó được nuôi trong một không gian ổn định như nhà ở, văn phòng làm việc,…
Cây lưỡi mèo có đặc điểm là vô cùng dễ sống. Chúng vừa có thể sống trên cạn, trong những lớp đất đá, sỏi khô cằn, ít nước. Mà cũng có thể trồng dưới dạng cây thủy sinh. Ánh sáng mặt trời hay ánh điện huỳnh quang đều khó mà gây khó dễ cho chúng.
1.3 Đặc tính của cây lưỡi mèo
Loại cây này thường được chọn để trồng trong nhà, cũng như sinh trưởng tốt ở trong phòng bởi vì nó rất ưa bóng râm. Lưỡi mèo thích hợp sinh trưởng trong môi trường có nhiệt độ từ 18 độ C đến 30 độ C. Cũng chính vì lẽ đó mà nếu được đặt ở nơi có quá nhiều ánh nắng, nó có thể sẽ bị xém, hay úa lá; dần dần sẽ chết đi.
2. Có nên trồng cây lưỡi mèo trong nhà hay không?
Câu trả lời chắc chắn là có. Đặc biệt là khi bạn là người bận rộn, nhưng vẫn muốn không gian sinh hoạt tươi mát, đầy sức sống hơn. Đây là một số lý do chính giải thích cho lý do vì sao bạn nên trồng loại cây này trong nhà.
2.1 Làm vật trang trí cho không gian sinh hoạt
Cây lưỡi mèo hiện nay thường được dùng để trang trí cho căn phòng. Nó có kích cỡ khá nhỏ nhắn, đáng yêu. Vì thế mà lưỡi mèo sẽ không làm tốn quá nhiều diện tích trang trí của bạn.
Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy một chậu cây lưỡi mèo, hoặc lưỡi hổ trong không gian sống của nhiều hộ gia đình, trong các công ty, địa điểm tổ chức hội nghị,… Hay thậm chí là trong các nhà hàng, khách sạn từ bình dân đến cao cấp.
Đây sẽ là một điểm nhấn đặc biệt trong không gian của bạn. Bên cạnh những đồ vật được sản xuất công nghiệp khô khan; giờ đây bạn đã có thêm một “hơi thở” của thiên nhiên, chính là một chậu cây bé xinh.
2.2 Thanh lọc không khí
Cây lưỡi hổ là một loài cây rất nổi tiếng với khả năng thanh lọc không khí. Lưỡi mèo cũng tương tự như vậy. Nó sẽ giúp bạn hấp thụ các chất độc hại có trong không khí; bao gồm cả những chất có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như ung thư, hoặc các loại bệnh mãn tính khác.
Các chất trong không khí gây độc hại cho sức khỏe của bạn có thể kể đến như benzen; cacbon monoxit; fomandehit; nicotin; xylen;… Bằng việc hấp thụ khí độc đó, cây lưỡi mèo sẽ mang đến cho bạn một không gian sống xanh mát, trong lành hơn. Từ đó mà khiến cơ thể cũng như đầu óc của bạn được mạnh khỏe hơn.
Bên cạnh đó, khả năng tiết ra khí oxy vào ban đêm cũng là một trong những lý do mà bạn cần trang bị loài cây này tại nhà. Bởi không nhiều cây có khả năng đó. Hầu hết chúng đều chỉ tiết ra oxy vào ban ngày, và thải ra khí CO2 vào ban đêm; có thể gây ngộp thở nếu trồng trong phòng.
Có thể bạn chưa biết, cây lưỡi mèo, cũng như cây lưỡi hồ, nằm trong danh sách những loài cây cảnh có khả năng lọc khí tốt nhất của NASA đấy!
2.3 Ý nghĩa tốt trong phong thủy
Lưỡi mèo nhận được sự yêu quý không chỉ từ những người quan tâm đến sức khỏe; mà còn được các “bậc thầy” phong thủy tín nhiệm. Vì sao lại thế?
Trong phong thủy, hình dáng dài và nhọn của lá cây lưỡi mèo có vai trò như một chiếc bùa hộ mệnh để xua đuổi tà khí. Chúng giúp chống lại những điều xui rủi, đen tối. Từ đó bảo vệ chủ nhân của chúng khỏi những tai họa đang rình rập.
Ngoài ra, nó còn là đại diện cho sự cố gắng vươn lên để chạm đến thành công, cũng như ý chí chiến đấu. Chính vì thế, nếu đặt một chậu lưỡi mèo trong nhà, nó sẽ mang lại những điềm may, tài lộc, an khang thịnh vượng, cũng như những cơ hội thăng tiến trong cuộc sống.
Có một truyền thuyết được lưu truyền từ lâu trong giới phong thủy. Người ta nói cây lưỡi mèo, lưỡi hổ được Bát tiên tặng cho 8 món quà quý, đó là sự thịnh vượng, những điều may mắn, sức khỏe dồi dào, hạnh phúc, công danh, sự nghiệp, bình an, hòa thuận.
Chính vì những ý nghĩa tốt trong phong thủy, mà lưỡi mèo sẽ trở thành một món quà ý nghĩa để bạn mua tặng người khác, đặc biệt là trong những dịp tân gia, sửa nhà,… Một chậu cây lưỡi mèo làm quà tặng sẽ giống như lời chúc người nhận quà luôn được bình an, may mắn.
Nếu kỹ tính hơn, bạn có thể đặt chậu cây theo hướng Đông hoặc Đông Nam. Đặt cây ở hướng này theo phong thủy sẽ là một sự thúc đẩy để đón vượng khí tràn vào phòng.
- Trồng hoa thược dược như thế nào?
3. Cây lưỡi mèo hợp với người mệnh nào
Mỗi loài cây đều đặc biệt hợp với một, hoặc một vài mệnh nào đó. Cây lưỡi mèo thì đặc biệt hợp với những người mang mệnh Thổ và Kim, nhưng hợp nhất là mệnh Thổ. Những người có mệnh khác như mệnh Mộc, mệnh Hỏa, mệnh Thủy được khuyên là không nên trồng loại cây này.
Lưỡi mèo được cho là sẽ hỗ trợ những người mang mệnh Thổ và mệnh Kim trở nên thành đạt trên con đường công danh, sự nghiệp. Cũng như có được vận thế tốt, nhiều cơ hội tốt và sự may mắn, thuận lợi trong mọi việc.
Loài thực vật này hợp với tất cả mọi tuổi. Nhưng vì nó đặc biệt hợp với mệnh Thổ, nên những người thuộc mệnh này trồng cây lưỡi mèo sẽ tốt hơn hẳn. Một vài năm sinh thuộc mệnh thổ bao gồm: 1930, 1931, 1960, 1961, 1968, 1969, 1976, 1977, 1990, 1991, 1998, 1999, 2006, 2007, 2020, 2021.
4. Những điều cần lưu ý khi trồng và chăm sóc cây lưỡi mèo
Như đã đề cập rất nhiều lần, cây lưỡi mèo rất dễ trồng và chăm sóc. Tuy vậy, để cây duy trì được sự sống và thực hiện các công năng của nó tốt nhất, bạn cũng cần lưu ý những điều sau để trong quá trình nuôi cây.
4.1 Ánh sáng
Cây có thể sinh trưởng tốt kể cả trong điều kiện ánh sáng mặt trời hay đèn điện, có thể vừa ở những nơi sáng sủa, hoặc những nơi nửa râm đều được. Nhưng tốt nhất là nên để cây ở những nơi có ánh sáng trung bình. Lá cây sẽ bị xém hoặc quá nên bị đặt ở những nơi có ánh sáng quá mạnh.
Ngược lại, chúng sẽ phát triển chậm hơn nếu bị đặt quá lâu trong môi trường ánh sáng quá yếu.
4.2 Nhiệt độ
Lưỡi mèo có thể chịu được nhiều loại thời tiết khác nhau, kể cả khi nhiệt độ giảm sâu. Chúng có thể chịu đựng được ngay cả khi nhiệt độ giảm xuống chỉ còn khoảng 7 độ C. Nhưng thực tế, để bảo vệ cây ở trong trạng thái tốt nhất, nhiệt độ thích hợp là từ 18 độ C đến 30 độ C.
Nếu bạn đang nuôi cây lưỡi mèo nhưng lại gặp tiết trời mùa đông lạnh, hãy để cây ở gần cửa sổ. Điều đó sẽ giúp chúng hấp thụ ánh sáng mặt trời tốt hơn, cũng như phần nào được sưởi ấm bởi nguồn năng lượng ấy. Nếu nhiệt độ ngoài trời quá lạnh, hãy dời vị trí của cây vào giữa phòng.
Cây lưỡi mèo dễ trồng, dễ nuôi là thế nhưng bạn vẫn nên lưu ý các điều kiện về nhiệt độ. Không nên đặt cây ở những vị trí nắng quá gắt, hoặc là tại những nơi nhiệt độ thấp, thời tiết lạnh. Những điều đó không hẳn sẽ gây chết cây, nhưng sẽ làm chúng yếu ớt, còi cọc, và phát triển chậm hơn.
4.3 Nước
Khả năng chịu hạn tốt là một trong những lợi thế của cây lưỡi mèo. Vì thế mà trong quá trình nuôi trồng, bạn không cần thiết phải tưới quá nhiều nước cho chúng. Điểm này rất phù hợp với những người muốn trồng cây nhưng lại hay quên.
Tuy vậy, bạn cũng đừng vì thế mà quên cung cấp đủ nước cho cây vào mùa hè. Khoảng 3 đến 4 lần một tuần là số lần tưới nước hợp lý khi bạn chăm sóc lưỡi mèo. Điều đó sẽ giúp cây bạn trồng có thể sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Mặt khác, nên hạn chế tưới nước cho cây vào mùa đông để tránh tình trạng rễ cây bị úng nước và thôi, làm chết cây.
Cây lưỡi mèo ưa khô, có khả năng chịu hạn tốt nên không cần phải tưới nhiều nước cho cây. Nhưng trong quá trình cây phát triển thì cần cung cấp đủ nước để cây có điều kiện sinh trưởng tốt còn vào mùa đông nên hạn chế bớt bởi nếu tưới nhiều nước, gây hiện tượng úng và làm thối rễ cây.
4.4 Đất
Chính vì đặc tính ưa những nơi khô ráo, ít nước, mà cây lưỡi mèo sẽ thích hợp để được trồng trong những loại đất tơi xốp, thông thoáng, ít nước, có khả năng thoát nước tốt. Hơn là những nơi có quá nhiều nước.
Việc đổi chậu, thay đất cũng được khuyên là không nên làm nếu bạn đang nuôi trồng cây lưỡi hổ. Điều này sẽ không tạo thêm lợi ích cho cây, mà còn gây ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
4.5 Phân bón
Phân bón có vẻ như không phải là một thứ cần thiết lắm trong quá trình chăm sóc cây lưỡi mèo. Sở dĩ như vậy là vì loài cây này không đòi hỏi quá nhiều về sự dinh dưỡng và màu mỡ của đất. Nhưng bạn cũng đừng nên bỏ qua, mà thỉnh thoảng vẫn cần bón phân để cung cấp thêm các chất dinh dưỡng nuôi cây.
Lưu ý, tránh phun phân lỏng để hạn chế các bệnh gây nên do phân bón.
4.6 Nhân giống
Sau một thời gian nuôi trồng, bạn sẽ thấy có các chồi non mới mọc ra bên trong. Khi ấy, bạn có thể dùng chính những chồi non này để thực hiện việc nhân giống cây.
Theo đó, bạn cần cắt một đoạn chồi non ra khỏi cây gốc để giâm sang chậu khác, dựa trên kỹ thuật giâm cành. Chậu cây mới trồng sau đó nên được để ở một chỗ râm mát; nhưng đừng quá thiếu sáng. Giai đoạn đầu, cây cần được giữ ẩm tốt để có thể thúc đẩy quá trình mọc rễ, cũng như phát triển tối ưu hơn.
Lời kết
Cây lưỡi mèo hiện nay được bày bán ở hầu hết các cửa hàng hoa kiểng. Nó không chỉ dễ trồng, dễ nuôi; mà còn mang lại nhiều công dụng thiết thực khác trong đời sống hàng ngày. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích và mang lại thêm cho bạn những kiến thức mới về loài thực vật này.
Originally posted 2021-01-22 22:36:17.
Từ khóa » Trồng Cây Lưỡi Mèo Có Tác Dụng Gì
-
Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Bày Trí Cây Lưỡi Mèo đem Về Tài Lộc, May Mắn
-
Tác Dụng Trồng Cây Lưỡi Mèo. Lý Do Vì Sao Phải Trồng - Bancongxanh
-
Cây Lưỡi Mèo - Ý Nghĩa Phong Thủy Cùng Cách Trồng Và Chăm Sóc Từ ...
-
Cây Lưỡi Mèo Hợp Mệnh Gì? Cách Trồng Và Chăm Sóc Chi Tiết
-
Thông Tin Hữu ích Về Cây Lưỡi Mèo Dành Cho Bạn - Xanh Bonsai
-
Có Nên Trồng Cây Lưỡi Mèo Trong Nhà Không?
-
Cây Lưỡi Mèo Hợp Mệnh Gì, Hợp Tuổi Nào? Cây Lưỡi Mèo Trong ...
-
Cây Lưỡi Mèo để Bàn - Hata Landscape
-
Cây Lưỡi Mèo Có độc Không Hợp Mệnh Gì Cách Trồng - An Phú Pet
-
3 Lý Do Bạn Nên Trồng Một Cây Lưỡi Mèo Trong Nhà Của Mình
-
Cây Lưỡi Mèo Trong Phong Thủy Có Tác Dụng Gì?
-
Cây Lưỡi Mèo Nội Thất - Hoa đẹp
-
Cây Lưỡi Mèo Trị Bệnh Gì? | Vinmec
-
Ý Nghĩa Cây Lưỡi Mèo Và Cách Chăm Sóc Mang Lại May Mắn