Cây Lưỡi Rồng - Nguồn Gốc, ý Nghĩa Và Tác Dụng

Cây Lưỡi Rồng là một trong những loài cây đang mang về nhiều giá trị kinh tế cho người dân miền đất cát. Trước đây, cây chỉ là loài thực vật mọc hoang, được người dân trồng quanh vườn để bảo vệ khuôn viên nhà. Từ khi biết được những công dụng và là món ăn ngon, cây được khai thác nhiều hơn và về một nguồn tiền nhỏ cho mọi người.

Mục lục nội dung

Toggle
  • Nguồn gốc cây Lưỡi Rồng
  • Đặc điểm cây Lưỡi Rồng
  • Món ăn ngon từ cây Lưỡi Rồng
  • Tác dụng của cây Lưỡi Rồng
  • Cách trồng và chăm sóc cây Lưỡi Rồng
    • Cách trồng cây Lưỡi Rồng
    • Chăm sóc cây
  • Một số hình ảnh về cây lỡi long – rồng

Nguồn gốc cây Lưỡi Rồng

Đặc điểm nhận dạng
Tên thường gọi: Cây Lưỡi Rồng, cây lưỡi long, xương rồng bánh, xương rồng tai thỏ
Tên khoa học: Xương rồng
Phân bổ ở khu vực: Ở những khu vực nhiệt đới
Thuộc chi: Opuntia

Cây Lưỡi Rồng, hay còn gọi là cây Lưỡi Long, là loài cây bản địa của mexico và các nước Nam Phi. Là một loài xương rồng sống bụi, thân cây mọng nước và có rất nhiều gai nhọn.

nguon-goc-cay-luoi-rong-klpt

Sống và thích nghi trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở sa mạc nên cây Lưỡi Rồng vô cùng mọng nước.

Ở nước ta, cây phân bố chủ yếu ở các vùng duyên hải Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Ngày nay, cây được sử dụng như một thành phần không thể thiếu của các món ăn giải nhiệt hấp dẫn.

Đặc điểm cây Lưỡi Rồng

Cây Lưỡi Rồng là loài thực vật lưỡng tính, tự phối nên cây có thể tự ra hoa và tạo quả. Cây trưởng thành có chiều cao lên đến 5m. Cây có rất nhiều nhánh, nhánh cây dần tiến hóa và có hình bầu dục như những chiếc lá. Toàn bộ thân cây đều rất mọng nước.

dac-diem-cay-luoi-rong-klpt

Để thích nghi với điều kiện thiếu nước trong thời gian dài. Lá lưỡi rồng dần có hình kim và trở thành những chiếc gai nhọn bao quanh thân cây.

Cây chỉ ra hoa khi đã trưởng thành, hoa của cây có ba màu chính là trắng, đỏ và vàng. Hoa của cây thường có vào mùa hè, từ giữa tháng 5 và bắt đầu đơm quả từ giữa tháng 8.

Món ăn ngon từ cây Lưỡi Rồng

Cây Lưỡi Rồng trước đây chỉ là loài cây sống dại, được trồng quanh nhà để tránh thú dữ. Nhưng hiện nay, cây đã được khai thác và trở thành thực phẩm ngon được nhiều người yêu thích.

Lá cây Lưỡi Rồng sau khi gọt sạch gai và vỏ ngoài có thể ăn sống để bù nước và giải khát. Người dân địa phương thường hái lá cây, bỏ gai và phơi khô 1 ngày. Sau đó, lá cây sẽ được cắt sợi và nấu canh chung với cá và tôm rất ngon.

mon-an-ngon-tu-cay-luoi-rong-klpt

Vị ngọt thanh và hơi chua của lá Lưỡi Rồng mang đến một món canh chua ngon khó cưỡng.

Trái cây khi chín có màu vàng và đỏ, sau khi được gọt vỏ là có thể ăn sống. Vị quả rất ngọt và mát.

Lưỡi Rồng đã dần trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều người dân vùng đất cát khó khăn. Không chỉ là một món ăn bình thường. Cây Lưỡi Rồng còn được biết đến với nhiều công dụng bổ ích trong y học.

Tác dụng của cây Lưỡi Rồng

Vậy cây cây lưỡi rồng có tác dụng gì? hãy cùng klpt tìm hiểu cụ thể như sau:

Ít ai biết rằng, trong cây Lưỡi Rồng có chứa hàm lượng lớn hoạt chất phenolic và flavonoid. Đây là hai thành phần quan trọng giúp đẩy lùi tế bào ung thư trong cơ thể.

Ăn nhiều còn giúp giảm nồng độ cholesterol và chất béo trong cơ thể. Hỗ trợ phòng tránh các bệnh về tim mạch.

Hợp chất quercetin 3-methyl giúp bảo vệ hệ thần kinh.

tac-dung-cua-cay-luoi-rong-klpt

Ngoài ra, cây còn giúp điều trị bệnh tiểu đường, tăng cường miễn dịch hệ tiêu hóa, giảm viêm hiệu quả.

Có rất nhiều công dụng đặc biệt trong lá lưỡi Rồng. Nhưng tại sao lại ít người biết đến loài cây này như vậy. Đơn giản chỉ vì lá cây Lưỡi Rồng khi ăn sẽ có chất nhờn, gây khó chịu. Nhiều người sẽ không ăn được lá cây này.

Cách trồng và chăm sóc cây Lưỡi Rồng

Là loài cây có sức sống vô cùng mãnh liệt, việc trồng cây trở nên rất dễ dàng và hầu như ai cũng có thể trồng được.

Cách trồng cây Lưỡi Rồng

Chuẩn bị giống: Hầu như bất kỳ phần nhánh nào ở trên cây cũng đều có thể trồng được. Nên chọn phần nhánh nhỏ, đang phát triển và không quá non.

Đất trồng: Sử dụng đất cát. Nếu không có bạn có thể trộn hỗn hợp cát và xơ dừa để trồng.

Cho đất trồng vào chậu ươm cây (loại chậu màu đen có nhiều lỗ thoát nước).

Cắm phần dưới của nhánh xuống đất. Sâu từ 4 – 6cm. Dùng tay ép chặt đất hai bên để giữ đứng nhánh cây. Tưới nước cho cây và đặt chậu vào nơi thoáng mát.

cach-trong-va-cham-soc-cay-luoi-rong-klpt

Chăm sóc cây

Sau khi đã trồng trong chậu được 1 tuần là cây đã bắt đầu phát triển. Lúc này hãy đưa chậu ra nơi có ánh sáng mặt trời để cây thích nghi dần.

Tưới nước cho cây mỗi ngày 1 lần trong 2 tuần đầu. Từ tuần thứ 3 trở đi chỉ nên tưới cây 2 – 3 ngày/lần.

Chỉ sau 2 tháng là bạn đã có cho mình một chậu Lưỡi Rồng trưởng thành rồi nha. Lúc này bạn có thể trồng cây ra chậu lớn hoặc trồng ngay trên đất vườn. Chỉ nên khai thác lá cây sau khi cây đã có chiều cao trên 1m nha.

Một số hình ảnh về cây lỡi long – rồng

hinh-anh-ve-cay-luoi-long-klpt

hinh-anh-ve-cay-luoi-rong-klpt

Cũng giống như cây Lưỡi Mèo hay cây Lưỡi Hổ, cây Lưỡi Rồng có sức sống vô cùng mãnh liệt. Loài cây này đã và đang từng ngày góp phần giúp những người dân nghèo miền đất cát có thêm nguồn thu nhập ổn định. Những thông tin mà Blog KLPT đã chia sẻ ở trên đã phần nào giúp bạn hiểu hơn. Từ đó có thể trồng cho mình một chậu cây có ích ở trong nhà.

Xem thêm: Cây lưỡi hổ – đặc điểm, công dụng và ý nghĩa phong thủy

Tham khảo thêm 1 số từ khóa liên quan như: xương rồng lưỡi hổ, lá lưỡi rồng, xương rồng lưỡi long, hoa lưỡi rồng, cây lưỡi rồng đỏ,….

5/5 - (3 bình chọn)

Từ khóa » Canh Lưỡi Rồng