Cây Mai Có Thể Ghép Với Gốc Me !!!??? - Agriviet
Có thể bạn quan tâm
- Diễn đàn
- Có gì mới
- Chăn nuôi
- Trồng trọt
- Thủy sản
- Sinh vật cảnh
- Mua & bán Tuyển dụng - Tìm việc ngành nông lâm Mua bán ngành Trồng trọt MuaBán: ngành Chăn Nuôi Mua Bán Thủy Hải Sản Mua Bán Hoa kiểng - cây cảnh Mua bán Thú cưng - Cá cảnh Mua bán Thực phẩm Mua bán Vật tư Nông nghiệp Mua bán Máy Móc nông nghiệp Không liên quan đến Nông nghiệp
Tìm kiếm
Mọi nơi Chủ đề This forum This thread Chỉ tìm trong tiêu đề Tìm Tìm nâng cao… Menu Đăng nhâp Đăng ký Xem nhanh hơn Cài đặt How to install the app on iOSFollow along with the video below to see how to install our site as a web app on your home screen.
Note: This feature currently requires accessing the site using the built-in Safari browser.
- Sinh vật cảnh
- Hoa kiểng - Cây cảnh - bonsai
- Thread starter tiemnetnova
- Ngày gửi 4/3/11
tiemnetnova
- Bài viết 0
- Reaction score 0
Mục-Tử
Guest
tiemnetnova đã viết: cây mai ghép với gốc me...i Xem thêm...Không ghép được đâu bác à...nhưng dùng xáo thuật để lừa mắt thì được : đó là lợi dụng cách ghép xuyên thân : khoan 1 lỗ trên gốc cây me... luồn 1 cây mai nhỏ vào lỗ khoan cho tới khi rễ của nó chui vào đất 1 thời gian sau cây mai sẽ lớn lên dần...và ngay chỗ lỗ khoan gốc mai sẽ phù ra che mất vết khoan nhìn cứ tưởng cây mai đươc ghép hoặc mọc trên gốc cây me Vung xích chó 1 tấc vươn trời ( tay nói dóc) Bố em không phải là ngây thơ đâu...ông cụ là người thâm đấy Last edited by a moderator: 4/3/11 H
hoclachinh
Guest
tiemnetnova đã viết: Tình hình là kế bên nhà em có thằng chủ tiệm cắt kiếng làm nhôm độ 30t đã có 1 vợ và 2 con mà tính tính thì rất là nổ và nói chuyện bom chọt, em rất ghét nó và càng ngày càng ghét bạo nó,hôm tết nó nói chuyện với ba em bảo là mới lên mạng và biết được cách ghép cây mai vào gốc me, nó nói nhảm thế mà bố em tính tình thật như ruột ngựa và cổ hủ 2 lúa nên tin nó mới ác chứ mặc dù em đã giải thích bằng khoa học cho ổng nghe mà ổng không chịu, tức quá hay là tai mình lạc hậu không nắm bắt thông tinh khoa học công nghệ mới nhất nên bây giờ mới bị tuột lại phía sau Nay lên diễn đàn Nông nghiệp Việt Nam mong cô, chú, bác, anh chị giải thích rõ giùm em vấn đề này Em xin cảm ơn tất cả mọi người, chúc mọi người luôn luôn mạnh khỏe, làm ăn tấn tới Xem thêm...Bác Mục Tử giải thích với bạn là quá chính xác rồi. Cứ yên tâm mà "nổ" lại. À còn cho thêm một quả lựu đạn nữa: đọc trên mạng nghe nói nhà khoa học Gaddafi (hay Bin Laden cũng được) đã lai tạo thành công một giống chó có đầu giống hệt đầu con dê. Thử coi tay đó chịu không? D
dovanlo
Guest
Bạn đọc bài này nhen Ghép cây Hai Quang sưu tầm Ghép là phương pháp lấy một phần của cây có các đặc điểm tốt đẹp(gọi là phần ghép) ghép sang một cây khác(gọi là gốc ghép) nhằm mục đích : Nhân giống(từ một cây hay từ một cành có thể ghép ra nhiều cây). -Cải thiện giống(đưa đặc điểm tốt sang cây không có, hay có ít đặc điểm tốt). -Sữa chữa khuyết điểm(tạo cành mới ở vị trí thích hợp…) . Dĩ nhiên khả năng ghép được cho nhau sẽ giảm dần khi chúng càng xa nhau trong quan hệ họ hàng, chủng tộc. Vì vậy, những cây cùng loại thì khả năng ghép được cho nhau hầu như tuyệt đối. Ví dụ:cây bông giấy trắng, cây bông giấy vàng, cây bông giấy tím…đều cùng loài Bougainvillea spectabilis nên ghép được cho nhau. Tương tự như vậy, một cây sứ nhiều màu, một cây bông trang đa sắc…đều áp dụng phương pháp ghép cùng loài. Những cây cùng giống cũng ghép được cho nhau như cây Mai vàng Ochna intergerrima có thể ghép lên mai đỏ Ochna atropurpurea(để lấy khả năng kháng bệnh đục thân, bộ rễ nổi đẹp và tăng màu vàng tươi thắm của hoa) . Nhưng khả năng ghép này đã giảm, ví dụ không thể ghép cây sung (Ficus racemosa) với cây gừa (ficus microcarpa) mặc dù cùng giống ficus. Với những cây cùng họ vẫn có thể ghép được cho nhau, như cây cần thăng Limonia acidissima-Rutaceae có thân nổi cườm đẹp nhưng khó tạo quả ở cây nhỏ. Cho nên ghép cây tắc Citrus microcarpa-Rutaceae để có cây cần thăng gốc đẹp, lá kép lại mang nhiều cành có lá dạng đơn của cây tắc và có trái rất ngộ nghĩnh. Nhưng khả năng ghép giữa các cây khác giống trong cùng một họ đã giảm đi rất nhiều, thậm chí không ghép được như cây sứ đại Plumea rubra-Apocynaceae và cây sứ Thái Adenium obesum-Apocynaceae không thể ghép lên nhau dù cùng họ Apocynaceae. Cũng như cây Trúc Đào Nerium oleander Apocunaceae không thể ghép với cây Lòng Mứt Wrightia Pubescens-Apocynaceae dù cùng họ Apocynaceae. Giữa các cây khác họ thì hầu như không ghép được cho nhau( ngoại trừ ghép gen, ghép tế bào…). Cho đến nay, chưa có công bố nào trên thế giới về sự thành công trong việc ghép 2 cây khác họ, dù một trường Đại Học ở TPHCM đã công bố thành công khi ghép cây sống đời(Kalanchoe blossfeldiana-Crassulaceae) lên cây sương rồng (Echinocactuc grusonii-Cactaceae). Nhưng xem kỹ báo cáo ấy thì hẳn đây là một công bố vội vàng, nếu không nói là thiếu cơ sở khoa học. Các Phương Pháp Ghép Có nhiều phương pháp ghép, ta tạm chia ra : - Ghép mắt ( lấy một chồi nách để ghép) - Ghép đọt, đoạn cành( lấy phần ngọn hay một đoạn thân, cành để ghép) - Ghép thân, cành, rễ ( dùng nguyên thân hay cành, rễ để ghép. + Ghép mắt Mỗi nách lá thường có một hay nhiều chồi nách, bình thường chúng ở trạng thái nghỉ (ngủ) . Nhưng khi thuận lợi thì chúng có thể phát triển ra cành mới hay ra hoa. Do đó ở mỗi mắt, dù còn lá hay đã rụng đều có chồi nách, ta sử dụng chồi nách nầy để ghép. Các phương pháp ghép mắt : - Ghép chữ T - Ghép chữ H - Ghép chữ I - Ghép cửa sổ - Ghép vòng hở - Ghép vòng kín Ghép chữ T Trên gốc ghép dùng dao bén rạch một đường ngang, rồi rạch một đường dọc tạo hình chữ T. Bề cao chữ T tùy theo cây và tùy mắt ghép. Có thể dài 1-3, 5cm, dùng lưỡi dao tách 2 mép của chữ T ra. Trên cành ghép ta vạch xéo từ trên xuống để lấy một mắt ghép( lấy bo). Dùng dao cắt xéo vào ở đáy, nghiêng 45° để lấy mắt ghép ra. Uốn cong nhẹ để tách bỏ phần gỗ dính theo mắt ghép. Mở miệng chữ T ở gốc ghép và nhét nêm mắt ghép vào, ấn cho lọt trọn vào bên trong vết mỗ chữ T. Nếu còn dư, lồi ra bên trên thì dùng dao cắt bỏ. Quấn dây nylon trong hay băng cao su ống nhựa. Không tưới nước vào mắt ghép, không để nắng chiếu trực tiếp vào mắt ghép, có thể cắt bỏ ngọn gốc ghép để mắt ghép dễ phát triển. Bỏ các chồi dại mọc ra từ gốc ghép để dồn sức nuôi dưỡng mắt ghép. Phương pháp này thường áp dụng ở hoa hồng. Ghép hình chữ Nhật (ghép cửa sổ) Trên gốc ghép, dùng dao bén rạch 2 đường dọc song song và 2 đường ngang chận trên và dưới. Tạo ra một ô hình chữ nhật. Dùng mũi dao tách bỏ phần vỏ của ô chữ nhật này. Trên cành ghép, cũng dùng dao bén rạch 2 đường dọc song song 2 bên mắt ghép và rạch 2 đường chận trên, dưới sao cho mắt ghép nằm ở giữa và ô chữ nhật này cùng kích cỡ với ô chữ nhật trên gốc ghép. Dùng mũi dao khéo léo tách lấy mắt ghép ra(gọi là lấy bo) . Không đụng chạm vào mặt trong của mắt ghép(chỉ lấy phần vỏ, không tách phần gỗ). Để mắt ghép áp vừa khít vào khung cửa sổ hình chữ nhật trên gốc ghép(lưu ý chiều phát triển của mắt ghép-nằm trên vết sẹo lá của bo ghép). Dùng dây nylon hay băng keo quấn từ dưới lên để cố định mắt ghép. Không tưới nước hay để nắng chiếu trực tiếp vào mắt ghép. Có thể cắt bỏ ngọn của gốc ghép để kích thích mắt ghép phát triển. Ta có thể tạo 2 con dao 2 lưỡi, 1 để rạch cùng lúc 2 đường dọc, 1 để rạch cùng lúc 2 đường ngang như vậy bo ghép và khung cữa sổ sẽ cùng kích cở với nhau. +Ghép cành Thay vì chẻ dọc đầu gốc ghép, ta chỉ cần tách phần vỏ cũa gốc ghép sau khi cưa bỏ phần ngọn. a. Dùng dao bén xẻ dọc một đoạn 4-5cm, rồi - Tách một mép bên của phần vỏ theo vết xẻ dọc ấy - Hoặc tách hai mép của phần vỏ ra 2 bên theo vết rạch dọc ấy b. Hoặc dùng dao xẻ 2 đường dọc song song ở phần vỏ gốc ghép rồi tách phần vỏ giữa 2 đường song song này. Trên cành ghép vạt xéo đáy cành rồi cắt thẳng góc với trục và chẻ dọc từ dưới lên để tạo một E-Ke ở đáy cành ghép. Nêm cành ghép vào vết mổ ở gốc ghép. Dùng dây buộc chặt lại, trùm bao nylon để giữ ẩm. Để nơi mát. Sau khi bung chồi hãy tháo bao nylon ra và đưa dần ra nơi có nắng. Trong trường hợp b, đáy cành ghép chỉ cần vạt nêm rồi úp phần vạt xéo vào phần gỗ ở gốc ghép, buộc chặt lại và nuôi dưỡng như trường hợp a. Chúc các bạn thành công Hai Quang Last edited by a moderator: 5/3/11 Ttiemnetnova
Guest
Xin cám ơn mọi người đã quan tâm topic này và có những lời giải thích rõ ràng đúng đắn, chúc mọi người luôn luôn hạnh phúc !!! --------------- Vài ngày nữa sẽ có clip cho anh em cô bác xem nó ghép mai với me, ka ka ka ka ka Last edited by a moderator: 5/3/11 Nngnvhung
Guest
thời vừa tốt nghiệp phổ thông, cách nay khoảng gần 20 năm . Cả lớp đến nhà thằng bạn em chơi ở An Phú Đông. Em phát hiện trong vườn một cây mai tứ quý có một bông hoa cao khoảng hơn gang tay mọc trên một gốc mít ( đã bị chặt ngang nhưng vẫn còn nhiều chồi con). Em lạ quá nên kêu mọi người và cả ba thằng bạn đến coi. Mọi người bàn tám um sùm, kiễm tra tùm lum ( kể cả tách vỏ mít chỗ đó ra để coi có chính xác là nó mọc từ thân mít hay không). Kết luân sơ bộ là có thể một hạt mai rơi vô kẽ hở của vỏ cây mít rồi phát triển. Riết rồi thành cành của cây mít luôn. Vài năm sau nhớ lại chuyện cũ, hỏi thằng bạn thì nó cho biết là gốc mai cũng không phát triển cao thêm và đã chết. Dù sao đó cũng là chuyện lạ. Ddovanlo
Guest
Tôi có thấy 1 cây khế gân, hàng khủng nhen. Từ gốc khế và lòn đâu trong các bọng, sến của cây khế chui ra 1 cây mai vàng cở ngón chân cái. Cây khế đó đến thời điểm này có thể giá đã lên tới hàng tỷ đồng Aanhmytran
Đây là cây Đa ở Đền Mẫu Hưng Yên, theo link http://www.baohungyen.vn/content/viewer.asp?a=3748&z=74 * Ảnh chụp phối cảnh, gây ấn tượng giả sai lầm về cây này . * * Thật ra, thân chính của nó ở bên phải, gần như thẳng đứng, còn 2 thân kia là rễ của nó, được người bắc ngang sang bên rồi phát triển thành 2 thân phụ, không có tác dụng đỡ cây chính . Nếu chặt 2 thân phụ này đi, thì thân chính vẫn không đổ. * Đây là hình chụp gần đây: * * Thân chính từ lâu đã bị mục nát, thối ruỗng, chỉ còn bìa ngoài, thực tế là hàng trăm nghìn rễ con quấn quýt mà nên . Người ta đặt hương ngay trong lòng thân cây mục ruỗng, và một đêm đã bốc lửa bén cháy gỗ bên trong . May sao, lửa ấy được dập tắt, chỉ còn lại dấu tích là những mảnh gỗ cháy xém thành than, còn bên ngoài, vẫn là những rễ cây mạnh mẽ quấn quýt kín đặc với nhau. * Cái hay ở cây này, là cây Đa to, cao chừng 10 mét . Lẫn giữa các cành đa to tày người ôm, là mấy cành Bàng, vươn cao đến tầm 8-9 mét ở mé Nam. Mé tây của cây là cây Sanh trái vàng, chín đỏ sẫm rất ngọt, diện tích tán chừng 10 mét vuông, vươn cao tới 4-5 mét. Rễ Sanh và rễ Đa quấn vào nhau, rất khó biết đâu là Sanh, đâu là Đa, nhưng hoàn toàn không thể mò ra đâu là gốc, là rễ cây Bàng. * Bài viết này không biết rõ cây này, nên viết bậy là Đa, Sanh và Si, nhưng cũng chẳng ai rỗi mà cải chính. Thời học sinh, tôi thường trèo lên nằm ở giữa cây Đa mà học bài, đọc sách, và ngủ quên trên đó . Một lần tôi thổi hơi của mình vào một tổ ong muỗi treo dưới nách cành đa, bị một con ong lao ra chích cho một ngòi đúng vào môi trên, sưng gần 1 tuần lễ mới xẹp. * Xin đưa cây này lên cho bà con tham khảo . * Hhenrythai
Guest
tiemnetnova đã viết: Tình hình là kế bên nhà em có thằng chủ tiệm cắt kiếng làm nhôm độ 30t đã có 1 vợ và 2 con mà tính tính thì rất là nổ và nói chuyện bom chọt, em rất ghét nó và càng ngày càng ghét bạo nó,hôm tết nó nói chuyện với ba em bảo là mới lên mạng và biết được cách ghép cây mai vào gốc me, nó nói nhảm thế mà bố em tính tình thật như ruột ngựa và cổ hủ 2 lúa nên tin nó mới ác chứ mặc dù em đã giải thích bằng khoa học cho ổng nghe mà ổng không chịu, tức quá hay là tai mình lạc hậu không nắm bắt thông tinh khoa học công nghệ mới nhất nên bây giờ mới bị tuột lại phía sau Nay lên diễn đàn Nông nghiệp Việt Nam mong cô, chú, bác, anh chị giải thích rõ giùm em vấn đề này Em xin cảm ơn tất cả mọi người, chúc mọi người luôn luôn mạnh khỏe, làm ăn tấn tới Xem thêm...Ôi! Cái sự đời gọi là "nói dóc", "chém gió" hay "nổ" đó là bản chất "tam sao thất bản", ở trong lĩnh vực cây kiểng thì chỉ là một phần nhỏ thôi, Thái tôi cũng đã từng chứng kiến những chuyện bi hài như thế, vậy mà vẫn còn người tin vì sao? Vì cái người thực hiện cái việc nói dóc đó đã đạt trình độ diễn viên Hollywood rồi! Đến khi trụi vài cây rồi mới tá hoả ra. Hơ hơ . . . Chứ nếu cây nào cũng ghép vô nhau được, kỳ này tôi về quê ra sông Hàm luông bứng vài cây Bần với bộ rễ khủng về ghép cây mai vô. Ái chà! Chắc Thái tôi giàu to ah nha! Hi hi . . . Tên Gửi trả lời Bài viết có nội dung tương tự
- Thread starter thanh1234
- Ngày gửi 15/11/23
- Thread starter cayxanhtanthuy03
- Ngày gửi 27/4/23
- Thread starter Thanhngo
- Ngày gửi 21/9/18
- Thread starter congcnc1
- Ngày gửi 18/11/21
- Thread starter cayxanhtanthuy03
- Ngày gửi 22/5/23
- Thread starter Cay Xanh Dai Ngan
- Ngày gửi 1/7/22
- Thread starter cayxanhtanthuy03
- Ngày gửi 7/5/23
- Thread starter tiemnhaxanhla
- Ngày gửi 21/7/23
Chia sẽ
Facebook Email Share LinkQuảng cáo
- Sinh vật cảnh
- Hoa kiểng - Cây cảnh - bonsai
Từ khóa » Cách Ghép Cây Mai đỏ
-
Ghép Cây Bonsai Hoa Mai đỏ Tết 2021 - YouTube
-
Kỷ Thuật Ghép Mai Tứ Quý đỏ Thành Mai Vàng # Miền Tây Thân Yêu ...
-
Cây Mai Đỏ - Hoàng Long Garden - Giống Cây Trồng Cây ăn Trái
-
Hướng Dẫn Ghép Cây Mai Nhiều Màu - Làm Thợ
-
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY HOA MAI ĐỎ
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Mai đỏ Chi Tiết Nhất
-
Tìm Hiểu Về Hoa Mai đỏ ở Việt Nam
-
Kỹ Thuật Nhân Giống Cây Mai Vàng Bằng Phương Pháp Ghép
-
Hạt Giống Hoa Mai đỏ Bonsai Trồng Chậu | Shopee Việt Nam
-
Cây Mai Trắng - Nhất Chi Mai
-
Cây Mai đỏ - Cây Cảnh Lê Hoàng
-
Cách Trồng Hoa Mai Đỏ Mang Lại Tài Lộc Cho Gia Chủ
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Mai Ra Nhiều Hoa đúng Dịp Tết
-
Những Giống Cây Mai đẹp, Phổ Biến Nhất Hiện Nay - Bách Hóa XANH