Cây Mai Trắng - Thông Tin Và Hướng Dẫn Cách Trồng, Chăm Sóc
Có thể bạn quan tâm
Cây mai trắng đã rất nổi tiếng từ thời xa xưa và là cây đứng đầu về sắc đẹp bậc nhất trong bộ Tứ Quý “Tùng Cúc Trúc Mai” và trong danh sách “Thập đại danh hoa’. Bên cạnh thú chơi hoa mai vàng, đào, quất trong dịp tết thì cây mai trắng cũng rất nổi tiếng nhưng ngày nay đã bị mai một dần do giống cây rất khan hiếm, khó trồng và chăm sóc. Do đó, không phải ở đâu cũng trồng được cây mai trắng, cây chỉ thích hợp trồng ở vùng núi phía bắc bởi cây hợp với khí hậu ẩm mát, có mùa đông lạnh và thổ nhưỡng ở đây.
Mục lục ẩn I. Giới thiệu về cây Mai trắng II. Đặc điểm của cây Mai trắng III. Ý nghĩa và tác dụng của cây Mai trắng 1. Ý nghĩa 2. Tác dụng IV. Cách trồng và chăm sóc cây Mai trắng 1. Cách trồng cây 2. Cách chăm sóc câyI. Giới thiệu về cây Mai trắng
- Tên thường gọi: Cây mai trắng
- Tên gọi khác: Cây nhất chi mai, cây nhị độ mai
- Tên khoa học: Prunus mume Sieb. & Zucc
- Họ thực vật: Cây thuộc họ Mai (Ochnaceae)
- Nơi sống: Cây thường mọc tự nhiên trong rừng nhiệt đới có mùa đông lạnh giá
- Phân bố: Cây mai trắng được trồng rải rác khắp đất nước nhưng nhiều nhất vẫn là vùng núi Ba Vì (Hà Nội)
- Tuổi thọ: Sống lâu trên 50 năm
- Màu sắc của hoa: Hoa màu trắng
- Thời gian nở hoa: Cây mai trắng thường nở vào mùa xuân đúng dịp tết.
II. Đặc điểm của cây Mai trắng
- Hình dáng bên ngoài: Cây mai trắng tự nhiên là cây thân gỗ nhỏ tán lá thưa, vỏ màu nâu hoặc đen bóng xù xì.
- Kích thước: Cây tự nhiên chỉ cao khoảng 2 – 4m
- Cành: Cành cây mai trắng nhỏ và mềm nên dễ uốn, tạo thế hơn cây đào nên rất được ưa chuộng trồng làm cây bonsai có giá trị kinh tế còn cao hơn cả cây đào bonsai.
- Lá: Lá cây mai trắng nhỏ có hình mũi mác, màu xanh nhạt, chóp nhọn, cả mặt trên và mặt dưới lá đều có lông thô ráp. Lá thường rụng ồ ạt theo mùa cụ thể vào đầu mùa đông lá vàng rồi rụng dần, rụng hẳn khi giữa đông và chuẩn bị ươm nụ để ra hoa đón tết.
- Hoa: Hoa mai trắng là dạng hoa cánh kép, mỏng và nhỏ nhắn, thường ra thành chùm trên những cành già, cành non và cả những giăm nhỏ. Khi còn nụ thì có màu đỏ, khi nở bung lại có màu trắng muốt rất tinh tế đến khi sắp tàn hoa lại chuyển màu phớt hồng. Điểm nổi bật của hoa là nở làm hai lượt, một lượt nở đúng dịp tết, lượt hai nở khi hoa lượt đầu tàn.
III. Ý nghĩa và tác dụng của cây Mai trắng
1. Ý nghĩa
Mỗi loài hoa đều có hương sắc cũng như mang ý nghĩa khác nhau, cây mai trắng cũng vậy, cổ nhân đã trao tặng cho cây những danh hiệu riêng thật là tinh tế. Hoa mai trắng có màu sắc chủ đạo là đỏ, trắng và phớt hồng đó là những màu sắc mang ý nghĩa tượng trưng cho nữ nhân mang vẻ đẹp dịu dàng và đầy quyến rũ.
Rễ của cây mai trắng cắm sâu xuống lòng đất và ôm chặt vào từng thớ đất để không bị ngã gục khi gió bão cũng như chống chọi được với mọi thời tiết khắc nghiệt. Dù sương muối hay băng giá thì hoa vẫn nở đẹp đến lạ thường, điều đó thể hiện phẩm chất nhẫn nại và sự hy sinh lớn lao của người phụ nữ.
2. Tác dụng
Cây mai trắng nở hoa vào đúng dịp tết đến xuân về nên cây càng được ưa chuộng hơn những cây khác. Bởi hoa mai trắng tàn rồi lại nở lứa hoa mới và có màu sắc của hoa có sự chuyển biến từ màu đỏ sang trắng lại hồng làm những người yêu hoa say đắm.
Cây mai trắng thường được trồng chậu tạo thế bonsai cực kỳ đẹp mắt, trang trí ở những nơi trang trọng trọng trong nhà như: cạnh bàn thờ tổ tiên, phòng khách, phòng họp, sảnh lớn, bàn làm việc…Để tạo không khí tết luôn rộn ràng, vui vẻ và sung túc, đầm ấm bên gia đình.
Đây là loài cây rất quý hiếm được nhiều người săn tìm nên sau khi chưng tết có thể trồng ra ngoài trời để chăm sóc dùng lại cho tết sau nhưng phải có cách chăm sóc hợp lý và đúng cách.
IV. Cách trồng và chăm sóc cây Mai trắng
1. Cách trồng cây
- Nhân giống
Cây mai trắng được nhân giống bằng cách chiết cành và ghép cành, từ cây mẹ có thể ghép ra rất nhiều cây con có đặc tính khỏe mạnh, cho hoa đẹp giống cây mẹ.
- Đặc tính và thời vụ trồng
Cây mai trắng có đặc tính là sinh trưởng chậm, chịu úng kém, ưa lạnh, thích nghi tốt với mọi điều kiện thời tiết nên trồng cây được quanh năm. Để cây sinh trưởng tốt nên trồng vào mùa xuân và mùa thu là thích hợp nhất, tránh trồng vào mùa mưa làm thối rễ cây nhanh chóng.
- Đất trồng
Cây mai trắng ưa trồng trên đất thịt, đất nâu đen giàu dinh dưỡng nhưng phải đảm bảo độ tơi xốp tốt.
Nếu trồng cây mai trắng trên đất ruộng đã canh tác lúa cần phải cày bừa làm ải đất, có thể rắc phân chuồng lên toàn bộ diện tích trồng sau đó đảo đều đất với phân hoặc có thể cuốc hố rồi mới lót phân chuồng.
Có thể làm theo cách một thì lượng phân trải đều trong mọi thớ đất, khi rễ cây mai trắng ăn đến đâu là có phân chuồng hút ngay đến đó, làm cây không bị thiếu hụt dinh dưỡng.
- Kỹ thuật trồng
Để trồng được cây mai trắng và tạo thế đẹp là rất rất khó và kỳ công đòi hỏi nhiều thời gian và người trồng phải có kỹ thuật cao mới tạo ra được cây có hình dáng độc đáo. Để có một cây mai trưởng thành ít nhất phải có khoảng 4 – 5 năm, trong đó 3 năm trồng dưới đất và 1 – 2 năm trồng lên chậu.
Kỹ thuật tạo thế khó là vậy nhưng hiện nay có rất nhiều nhà vườn đã khôi phục nghề trồng mai trắng trở lại bởi sự đam mê cây và cũng là để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Nếu đánh gốc cây mai trắng từ đất lên chậu, cần phải nhẹ nhàng không làm đứt bộ rễ tơ của cây. Đào vòng tròn quanh gốc với bán kính từ 30 – 50cm tùy vào cây to hay nhỏ, đào sâu xuống chừng 30cm, nhấc gốc cây lên rồi gỡ bỏ sạch đất cũ và cắt bớt rễ dài và già đi.
Chậu trồng cũng phải to phù hợp với kích thước cây mai trắng có đục lỗ dưới đáy để giúp thoát nước tốt khi mưa dài ngày. Cho hỗn hợp đất đã được trộn sẵn với tỷ lệ phù hợp như: đất thịt 60% + trấu mục 20% + phân bò hoai mục 20%.
2. Cách chăm sóc cây
Cây mai trắng thường rất khó tính nên khó chăm sóc hơn cây đào và quất nhưng việc uốn dẻo và tạo tạo thế lại dễ hơn nhiều. Người chăm sóc cần phải theo dõi tỉ mỉ sâu bệnh tránh làm mất dáng của cây và theo dõi sát thời tiết mới có thể tuốt lá đúng định kỳ.
- Tưới nước
Cây mai trắng ưa ẩm nhưng cũng không nên tưới ẩm quá, việc tưới đẫm trong thời gian dài có thể làm thối rễ cây. Do đó cần tưới đủ nước mỗi ngày một lần để cây phát triển nhất rồi tăng lượng nước dần lên khi độ tuổi của cây cao hơn.
Nước tưới là nước sạch không bị nhiễm kim loại độc hại hoặc dùng nước sau khi vo gạo để tưới lên thân lá. Tưới vào thời điểm nhất định là lúc sáng sớm hoặc lúc chiều tối để cây mai trắng không bị sốc nhiệt khi nắng gắt.
- Phân bón
Trồng mai trắng phải lưu ý không nên bón phân vô cơ nên dùng phân hữu cơ không nên bón phân hóa học kể cả phân NPK vì chúng làm cây bốc lên rất nhanh và cũng làm cây chột đi nhanh khi hết phân. Một nguyên nhân nữa là có thể dẫn đến bệnh thối rễ và xì mủ thân gốc.
Có thể bón phân hữu cơ Yogen nhưng bón với lượng ít bởi trồng cây mai trắng không để lấy quả mà chỉ để nở hoa. Hoặc có thể bón bột đậu tương (đậu nành) nghiền nhỏ để cung cấp đạm tự nhiên cho cây mà không lo bị ngộ độc. Rắc bột ít xung quanh gốc cây cách gốc khoảng 15cm rồi tưới nước sạch để bột ngấm dần xuống lòng đất giúp rễ hấp thụ từ từ.
- Cắt tỉa cây mai trắng
Cắt tỉa cho cây mai trắng đúng thời điểm, đúng cách là điều rất quan trọng, nên tỉa sớm khoảng tháng chạp khi thấy đầu cành mai trắng sưng lên và chuyển sang màu xanh tức là sắp ra chồi non. Đây là thời điểm tốt để cắt tỉa làm cho cây bị “tức”đến đầu xuân cây sẽ phát chồi mạnh. Nếu muốn ép hoa nở đúng dịp tết thì phải dịch chuyển thời gian cắt tỉa cành vào thời điểm khác.
- Ép hoa Mai trắng nở đúng Tết
Ép cây nở hoa đúng dịp tết là việc quan trọng nhất nhưng có thành công hay không còn phụ thuộc vào thời tiết. Khoảng tháng 10 âm lịch là bắt đầu tuốt sạch lá và tạo dáng cho cây, nếu trời nắng ấm thì tốt mà nếu trời có gió nồm làm mai nở rất nhanh là việc ép hoa thất bại.
Khoảng 20 ngày cận tết nếu trời nắng thì dùng nước lạnh tưới vào thân lá giúp cây bật nụ nhanh, nếu trời lạnh làm hoa nở nhanh thì tưới nước ấm làm cây chậm ra nụ.
Cây mai trắng là cây khó chăm sóc nhất trong họ Mai vì cây rất kén người chơi đòi hỏi phải có kinh nghiệm lâu năm mới làm được. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại được gọi là mai trắng, bạn cần phải biết phân biệt đâu là nhất chi mai và đâu là mai ghép mơ hoặc mận. Nếu có ý định chơi cây hoặc thuê cây trong dịp tết bạn cần tham khảo kỹ những đặc điểm của cây Nhất chi mai để mua được hàng chuẩn nhé.
5/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » Cách Tạo Thế Cây Mai Trắng
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Cách Uốn Và Tạo... - Nhất Chi Mai - Ba Vì
-
Cách Tạo Thế Cây Nhất Chi Mai
-
Kinh Nghiệm Tạo Dáng Cho Cây Nhất Chi Mai - YouTube
-
Hãy đọc Qua Nếu Bạn Muốn Có Một Cây Mai đẹp!
-
Kinh Nghiệm Trồng Và Chăm Sóc Cây Nhất Chi Mai Cho Người Mới
-
Hướng Dẫn Cắt Tỉa Cây Mai Trắng - Làm Thợ
-
Cây Nhất Chi Mai (Cây Mai Trắng) | Cây Cảnh - Hoa Cảnh - Bonsai
-
[Ý Nghĩa] Cây Mai Trắng - Cách Trồng Và Cách Chăm Sóc
-
CÁCH TẠO DÁNG CHO CÂY MAI
-
Cây Nhất Chi Mai Giá Nửa Tỷ đồng Có Gì đặc Biệt? Cách Trồng, Chăm ...
-
Cây Hoa Mai Trắng: đặc điểm, ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc
-
Cây Mai Trắng - Nhất Chi Mai - Cây Cảnh Anh Vũ
-
Trồng Mai Trắng Có Hoa Nở Tinh Khôi, Nông Dân Giỏi đất Ba Vì Của Hà ...