Cây Mai Tứ Quý – Cách Trồng Và Chăm Sóc Cho Hoa Nở đẹp
Có thể bạn quan tâm
Mai tứ quý không chỉ mang hương sắc rực rỡ, cây còn đem lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp, nhờ vậy mà được nhiều người ưa chuộng trang trí dịp Tết.
- Trồng cỏ nhung Nhật làm đẹp bề mặt cảnh quan sân vườn
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm cũng như cách chăm sóc sao cho cây mai tứ quý có dáng đẹp, khoe sắc rực rỡ mỗi dịp xuân về.
Đặc điểm cây mai tứ quý
Mai tứ quý có tên khoa học là Ochna serrulata, là một loài cây có hoa thuộc chi Mai (Ochna), họ Mai (Ochnaceae).
Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhờ vẻ đẹp độc đáo mà được ưa chuộng và trồng ở nhiều nước khác. Tại Việt Nam, cây còn được gọi với nhiều tên khác như mai địa thảo, nhị độ mai… trong họ này còn có nhiều loài rất được ưa chuộng như mai vàng, nhất chi mai…
Về đặc điểm, mai tứ quý là loài thân gỗ, có chiều cao khá khiêm tốn chỉ từ 0.5 – 3m, nếu trong môi trường phù hợp có thể cao hơn.
Cây chia làm nhiều cành nhánh với lớp vỏ sần sùi, màu nâu xám. Lá cây màu xanh thẫm, mọc um tùm khắp cành. Lá có dạng hình trứng, cuống ngắn, hơi nhọn về 2 đầu, mép lá có răng cưa nhỏ, bề mặt nhẵn, phía dưới các đường gân hiện rõ.
Mai tứ quý thường nở hoa từ tháng 2 cho tới hết tháng 5. Hoa có kích thước khoảng 3 – 5cm với 2 lớp gồm cánh hoa và đài hoa. Hoa gồm 5 cánh với màu vàng đẹp mắt, cánh hoa mỏng, mép hơi nhăn, nhụy hoa cũng màu vàng gom ở giữa.
Sau khi cánh hoa rụng, phần đài hoa phía ngoài sẽ dần chuyển thành màu đỏ, ôm lấy phần nhụy bên trong, phần nhụy này sau sẽ phát triển thành hạt, lúc đầu có màu xanh sau đó sẽ chuyển thành màu đen.
Hoa mai tứ quý sẽ chuyển từ màu vàng thành màu đỏ, nên được xem như là nở 2 lần. Đây cũng là điểm đặc biệt khiến cho cây được nhiều người ưa chuộng.
Về đặc tính sống, mai tứ quý có sức sống tốt, ưa ánh sáng nhẹ, có khả năng chịu hạn, không cần quá nhiều nước hay phân bón để phát triển, ít sâu bệnh.
Nhân giống cây bằng phương pháp gieo hạt, giâm cành hoặc chiết cành đều được.
Ý nghĩa của cây mai tứ quý
Mai tứ quý không chỉ có dáng vẻ độc đáo, trong phong thủy, cây còn mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Cụ thể, dân gian xem mai tứ quý như một loài cây mang tới may mắn, tài lộc.
Cây cò mang ý nghĩa cho sự sum họp, đoàn tụ, gia đình yên ấm quây quần. Là tấm lòng của những người xa quê luôn hướng về gia đình.
Người ta thường trồng mai tứ quý để tỏ lòng hướng về gia đình, cũng như mong muốn cuộc sống ổn định, tài lộc may mắn cả năm.
Công dụng của cây mai tứ quý
Với nhiều ý nghĩa tốt đẹp, không khó hiểu khi nhiều người chọn cây mai tứ quý là cây cảnh trang trí trong nhà vào dịp Tết, với mong muốn một năm mới nhiều may mắn, tài lộc.
Ngoài ra, bạn còn có thể trồng mai tứ quý để trang trí nhiều khu vực khác nhau, như cây trang trí sân vườn, không gian nhà hàng, khách sạn, khu du lịch nghỉ dưỡng…
Nhiều nghệ nhân còn cắt tỉa, tạo dáng cây thành dáng bonsai, tăng cả tính thẩm mỹ lẫn giá trị.
Không chỉ có tác dụng trang trí, mai tứ quý với tán lá dày, còn có khả năng loại bỏ bụi bẩn, thanh lọc không khí hiệu quả.
Cách trồng và cách chăm sóc cây mai tứ quý
Dù có sức sống tốt và thích hợp với nhiều môi trường, nhưng để có một cây mai tứ quý đẹp, hoa nở nhiều vào dịp tết thì bạn cũng cần chú ý một vài điểm sau:
Chọn đất trồng
Một điểm cần lưu ý khi chọn đất trồng, đó là mai tứ quý không chịu được ngập úng, sinh trưởng chậm trên đất mặn và đất chua. Do đó, tốt nhất là bạn chọn đất thịt, sau đó trộn thêm phân chuồng, xơ và mùn để tăng độ tơi xốp.
Bầu cây, chậu trồng phải có lỗ phía dưới để thoát nước, tránh nhập úng.
Nhân giống
Tuy mục đích nhân giống mà bạn có thể chọn phương pháp gieo hạt hoặc giâm cành. Nhìn chung nếu trồng với số lượng nhiều thì chọn gieo hạt, còn trồng 1 – 2 cây trang trí nhà cửa thì nên chọn giâm cành để tiết kiệm thời gian.
Về gieo hạt, bạn chọn các hạt đã đủ độ già, chuyển màu đen. Sau đó ngâm hạt trong nước ấm khoảng 8 tiếng. Tiếp đó ủ hạt giống trong cát ẩm thêm vài ngay là có thể gieo.
Chuẩn bị bầu đất, sau đó vùi hạt giống xuống, chú ý không vùi quá sâu. Sau đó tưới nước để duy trì độ ẩm cho đất.
Duy trì độ ẩm cho tới khi cây nảy mầm, khi cây cao khoảng 10 – 15cm thò có thể bón phân hữu cơ thêm cho cây. Đến khi cây đạt từ 40cm trở lên thì có thể mang cây trồng ra đất hoặc trong chậu.
Trồng cây
Sau khi cây đạt kích thước cần thiết, bạn chuẩn bị hố trồng hoặc chậu trồng lớn hơn kích thước bầu cây. Nếu trồng ra đất thì nên đào hố trước 1 tuần, khử chua đầy đủ.
Không xé bầu mà chỉ rạch bầu để tránh làm tổn thương rễ, sau đó đặt bầu xuống hố, lấp đất lại và nén đất. Dùng cọc neo giữ tránh gãy đổ, sau đó tưới đẫm nước và tiếp tục chăm sóc.
Tưới nước
Mai tứ quý có nhu cầu nước không cao, bạn chỉ cần tưới cho cây 2 – 3 lần mỗi tuần. Mỗi khi tưới cần chú ý chỉ làm ẩm đất, tưới nhiều quá có thể gây úng rễ, rụng lá và chết cây.
Tất nhiên lượng nước tới còn tùy thuộc vào thời tiết, nếu nắng gắt thì tưới nhiều hơn, mưa nhiều thì tưới ít lại. Khi cây sắp nở hoa thì tưới thêm để hoa nở nhiều.
Ánh sáng
Để cây hoa mai tứ quý sinh trưởng tốt và nở nhiều hoa, bạn cần phải cung cấp đủ ánh sáng. Vị trí tốt nhất là nơi có ánh sáng gián tiếp, không quá gắt.
Nếu đặt cây ngoài trời, bạn nên có biện pháp che chắn mỗi khi trời nắng quá gắt. Duy trì nhiệt độ cho cây trong mức từ 18 – 30 độ C.
Dinh dưỡng
Tương tự như nước, nhu cầu dinh dưỡng của mai tứ quý cũng không cao, bạn chỉ cần định kỳ khoảng 3 tháng 1 lần, lòa lẫn phân NPK với nước rồi tưới cho cây. Đặc biệt, khi cây cần ra hoa thì cần bón thúc thêm để tăng dinh dưỡng, giúp hoa nở nhiều và đẹp hơn.
Cắt tỉa và phòng trừ sâu bệnh
Trong quá trình chăm sóc, cần thường xuyên cắt tỉa, tạo dáng, không để cây mọc quá tự nhiên sẽ làm hư dáng. Khi cây gần nở hoa (vào khoảng 3 – 4 tuần trước khi nở) thì nên tỉa bớt lá để dinh dưỡng tập trung vào hoa, đối với cây lớn thì tỉa lá vào khoảng 10 – 15 ngày trước khi nở.
Vào khoảng tháng 7 âm lịch thì bạn nên bón 1 đơn phân để kích thích cây sinh trưởng, như vậy cây sẽ nở hoa vào ngay dịp Tết.
Nếu gần Tết mà cây vẫn chưa có dấu hiệu nở hoa thì cần tăng sáng, mang cây phơi nắng thường xuyên hơn để kích thích cây nở hoa.
Về sâu bệnh, mai tứ quý ít khi bị sâu bệnh, thi thoảng có thể gặp phải tình trạng sâu rầy, bạn chỉ cần kiểm tra và điều trị kịp thời là được.
Trên đây là những thông tin chi tiết về cây mai tứ quý, nếu đang có ý định trồng 1 cây để trang trí dịp Tết này thì đừng bỏ qua những kiến thức hữu ích trên nhé.
Chúc bạn thành công.
Từ khóa » Cây Mai Tứ Quý Có Lặt Lá Không
-
Mai Tứ Quý Có Cần Lặt Lá Không? Vì Sao Phải Ngắt Trụi Hết Lá Mai?
-
Thời Gian Lặt Lá Mai Tứ Quý
-
Mai Tứ Quý: Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Nở Hoa đẹp Vào Dịp Tết - Eva
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Mai Tứ Quý Và Cách Chăm Sóc Sau Tết - Báo Mới
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Mai Tứ Quý để Nở đúng Tết - Wiki Phununet
-
HÁI LÁ MAI TỨ QUÍ KÍCH BÔNG ĐÓN XUÂN 2019. - YouTube
-
Để Mai Trổ Nhiều Bông Vào Dịp Tết - Báo Người Lao động
-
Mai Tứ Quý Có Cần Lặt Lá Không?
-
Cách Lặt Lá Mai Nở đúng Dịp Tết Với Hoa Rực Rỡ Sắc Vàng
-
Mai Tứ Quý Là Gì, Có ý Nghĩa Gì? Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Mai Tứ Quý
-
Top 15 Cách để Mai Tứ Quý Ra Hoa đúng Tết 2022