Cây Mật Nhân Ngâm Rượu Có Tác Dụng Gì?

MỤC LỤC NỘI DUNG:

Toggle
  • Cây mật nhân ngâm rượu có tác dụng gì? – Báo Vietnamnet. Tác dụng cây mật nhân ngâm rượu theo y học cổ truyền và hiện đại. Cách chọn rễ cây mật nhân đúng chuẩn để ngâm rượu. Hướng dẫn ngâm rượu với rễ cây mật nhân. Đối tượng được sử dụng và không được sử dụng rượu cây mật nhân. Cách bảo quản rượu cây mật nhân.
    • Cây mật nhân ngâm rượu có tác dụng gì?
    • Chuẩn bị trước khi ngâm rượu cây mật nhân
      • Bộ phận cây mật nhân dùng để ngâm rượu
      • Chọn rượu ngâm rễ cây mật nhân
      • Chọn bình ngâm rượu cây mật nhân
      • Sơ chế rễ cây mật nhân trước khi ngâm rượu
    • Cách ngâm rượu rễ cây mật nhân
      • Cây mật nhân ngâm rượu với táo mèo và chuối hột
      • Rượu mật nhân ngâm cùng sáp ong
      • Cây mật nhân ngâm rượu với nho khô
      • Rượu mật nhân ngâm với rễ đinh lăng, chuối hột rừng
    • Một số lưu ý khi sử dụng rượu rễ cây mật nhân
      • Đối tượng sử dụng ngâm với rễ cây mật nhân
      • Thời gian ngâm rượu cây mật nhân
      • Liều lượng dùng rượu nhâm cây mật nhân
      • Điều kiện bảo quản rượu rễ cây mật nhân
    • Cẩn trọng với rượu mật nhân giả trên thị trường

Cây mật nhân ngâm rượu có tác dụng gì? – Báo Vietnamnet. Tác dụng cây mật nhân ngâm rượu theo y học cổ truyền và hiện đại. Cách chọn rễ cây mật nhân đúng chuẩn để ngâm rượu. Hướng dẫn ngâm rượu với rễ cây mật nhân. Đối tượng được sử dụng và không được sử dụng rượu cây mật nhân. Cách bảo quản rượu cây mật nhân.

Cây mật nhân ngâm rượu có tác dụng gì và cách ngâm ra sao cũng là câu hỏi của nhiều độc giả gửi về cho chúng tôi. Với sức hút chữa sinh lý hữu hiệu, cây mật nhân đang được giới đại gia săn lùng khá nhiều.

Cây mật nhân hay còn gọi là cây hậu phác nam, mật nhơn, cây bá bệnh, cây bách bệnh… Cây có tên khoa học là  Eurycoma longifolia Jack (Crassula pinnata Lour), thuộc họ Thanh thất Simaroubaceae, chi Eurycoma. Mật nhân là loại cây mọc hoang trong những cánh rừng thưa ở vùng Đông Nam Á. Ở nước ta, cây mật nhân mọc xuất hiện chủ yếu ở các tỉnh Tây nguyên, miền Trung và miền Đông Nam bộ.

Đây là loại cây có chiều cao khoảng 15 m, mọc dưới tán lá của những cây lớn hơn. Đa phần các bộ phận đều có lông. Lá cây có dạng kép, không cuống, gồm 13 – 42 lá nhỏ đối nhau. Trừ lá ra, các bộ phận có công dụng làm thuốc như: quả mật nhân, rễ và vỏ thân. Khi ngâm rượu, sử dụng rễ cây mật nhân là hợp lý nhất.

Cây mật nhân có công dụng chữa các bệnh về sinh lý hiệu quả cho phái nam

Cây mật nhân có công dụng chữa các bệnh về sinh lý hiệu quả cho phái nam

Cây mật nhân ngâm rượu có tác dụng gì?

Theo một số tài liệu y học cổ truyền, cây mật nhân từ xa xưa đã có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện chức năng sinh lý của nam giới.

Theo các nghiên cứu khoa học hiện đại, trong rễ cây mật nhân có chứa các dược chất quý như: tritecpenoit, alcaloiit và quasinoide. Đây là các chất có lợi ích tốt cho cơ thể con người. Nhờ các dược chất mà cây mật nhân ngâm rượu có những tác dụng sau:

  • Tăng cường chức năng sinh lý ở nam giới bằng cách kích thích cơ thể sản xuất hormone giới tính testosteron, duy trì trạng thái cường dương trong thời gian dài và tạo ra hứng thú giúp nam giới “giữ lửa” yêu đương.
  • Phù hợp với người cao tuổi mắc các bệnh về xương khớp. Người bệnh có thể sử dụng rượu để uống hoặc xoa bóp chân tay đều có hiệu quả.
  • Giảm áp lực thần kinh cho những người hay bị mệt mỏi vì công việc. Đồng thời, tăng cường cải thiện trí nhớ, ngăn chặn stress cho người hay căng thẳng trong cuộc sống.
  • Tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể.
  • Tăng sức dẻo dai, khả năng làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm:

Cách nhận biết nấm lim xanh thật từ hình ảnh của nấm lim xanh rừng Nơi mua nấm lim xanh ở Hà Nội đại lý bán nấm lim xanh tại Hà Nội Ngâm rượu nấm lim xanh với cách sử dụng nấm lim xanh ngâm rượu Quế chi và tác dụng của cây quế chi với cách dùng chữa bệnh là gì? Củ cải trắng với tác dụng của củ cải trắng và cách dùng để chữa bệnh

Chuẩn bị trước khi ngâm rượu cây mật nhân

Trước khi tiến hành ngâm rượu, người dùng phải lưu tâm đến việc chọn rễ cây mật nhân, cách chọn rượu và chọn bình để ngâm.

Bộ phận cây mật nhân dùng để ngâm rượu

Cây mật nhân có nhiều bộ phận nhưng không phải tất cả đều ngâm rượu được. Chỉ có duy nhất rễ cây là bộ phận ngâm rượu được. Nhờ chứa các dược chất cao hơn bộ phận khác cũng như tác dụng chữa yếu sinh lý mà rễ cây mật nhân luôn được ưu tiên sử dụng. Khi chọn rễ cây về ngâm người dùng lưu ý không chọn rễ bị sâu, bị dập hay thối hỏng.

Chọn rượu ngâm rễ cây mật nhân

Đối với rượu ngâm rễ cây mật nhân thì người dùng có thể sử dụng rượu trắng thông thường. Nếu ai muốn dùng những loại rượu đắt tiền đều được. Về độ của rượu thì dao động khoảng 40 – 45 độ là hợp lý. Không chọn loại rượu có nồng độ cao bởi khi đem sử dụng rất khó uống vì nặng.

Chọn bình ngâm rượu cây mật nhân

Với bình ngâm rượu, người dùng chỉ nên lựa chọn hai chất liệu là: Thủy tinh hoặc sành sứ. Tuyệt đối không sử dụng chất liệu nhựa dẻo để chứa rượu. Khi để rượu lâu dài trong bình nhựa dễ sinh ra các chất độc gây nguy hại cho cơ thể. Về dung tích bình thì tùy vào số lượng rễ cây mật nhân ngâm với bao nhiêu lít rượu.

Sơ chế rễ cây mật nhân trước khi ngâm rượu

Rễ cây mật nhân đem rửa sạch qua nhiều lần nước. Nếu ngâm được trong ngày là tốt nhất để loại bỏ tận gốc các chất bẩn. Sau khi rửa sạch, người dùng thái rễ cây mật nhân thành các lát mỏng. Đem tất cả các lát ra phơi nắng cho khô. Chỉ cần phơi rễ cây mật nhân qua một nắng là có thể đem ngâm rượu được.

Rễ cây mật nhân trước khi ngâm thì đem thái nhỉ phơi nắng cho khô

Rễ cây mật nhân trước khi ngâm thì đem thái nhỉ phơi nắng cho khô

Xem thêm:

Cách ngâm rượu rễ cây mật nhân

Vị của rễ cây mật nhân rất đắng nên rượu mật nhân cũng có vị như vậy. Những người uống được đắng thì không sao nhưng đa phần người bình thường đều rất khó uống. Chỉ cần nhấp 1 ngụm rượu là cảm thấy vị đắng làm tê đầu lưỡi, xộc xuống vòm họng khiến người dùng rất ghê. Thậm chí nhiều người uống xong, lần sau không dám uống nữa. Vì vậy khi dùng cây mật nhân ngâm rượu, phải có thêm những vị thuốc khác ngâm cùng để giảm độ đắng. Điển hình là các dược liệu sau:

  • Chuối hột và táo mèo: Vị thuốc có vị ngọt, làm giảm vị đắng của rượu hiệu quả.
  • Sáp ong: Chứa đường nên giúp trung hòa vị đắng, rượu sẽ dễ uống hơn.
  • Nho khô: Có vị ngọt thanh, phù hợp ngâm với rượu cây mật nhân.
  • Đinh lăng: Có vị ngọt, tính mát, hơi đắng nhưng không đáng kể.

Nếu ai vẫn thích uống rượu chỉ ngâm với rễ cây mật nhân thì không cần ngâm thêm dược liệu khác. Chỉ cần chuẩn bị 1kg rễ cây mật nhân cùng 5 lít rượu trắng vào bình thủy tinh ngâm. Khoảng 40 ngày sau là có thể sử dụng được.

Xem thêm: Hình ảnh cây mật nhân tươi khô. Cách nhận biết mật nhân thật giả

Cây mật nhân ngâm rượu với táo mèo và chuối hột

Nguyên liệu:

  • Rễ cây mật nhân: 1kg
  • Chuối hột: 1kg
  • Táo mèo: 1,5 – 2 kg (đã phơi khô)
  • Rượu trắng: 10 lít

Cách ngâm: Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào trong bình thủy tinh. Sau đó mới đổ 10 lít rượu vào bình cho ngập hết nguyên liệu. Đậy kín nắp bình lại , ngâm trong khoảng một tháng thì đem ra uống được.

Rượu mật nhân ngâm cùng sáp ong

Nguyên liệu:

  • Sáp ong: 1 kg
  • Rễ cây mật nhân: 1kg
  • Rượu trắng: 9 – 10 lít

Cách ngâm: Cho sáp ong và rễ cây mật nhân vào trong bình. Sau đó đổ 9 đến 10 lít rượu vào bình sao cho ngập hết toàn bộ nguyên liệu bên trong. Bạn ngâm khoảng 40 ngày là có thể sử dụng được rượu.

Cây mật nhân ngâm rượu

Cây mật nhân ngâm rượu với nho khô

Nguyên liệu:

  • Rễ cây mật nhân: 1 kg
  • Nho khô: 1kg
  • Rượu trắng: 10 lít

Cách ngâm: Sau khi chuẩn bị, cho tất cả nguyên liệu vào bình thủy tinh.Đổ vào bình 10 lít rượu trắng. Đậy kín bình rượu lại, để trong khoảng 30 – 40 ngày là có thể mang ra sử dụng được.

Rượu mật nhân ngâm với rễ đinh lăng, chuối hột rừng

Nguyên liệu:

  • Rễ cây mật nhân: 1kg
  • Rễ đinh lăng: 0,5 kg
  • Chuối hột rừng ( đã được sao vàng hạ thổ): 0,5 kg
  • Rượu trắng: 10 lít

Cách làm: Rễ cây mật nhân và rễ đinh lăng đem thái nhỏ rồi sao vàng hạ thổ. Chuối hột rừng thì đem nướng vàng cả quả rồi cho vào bình. Đổ ngập 10 lít rượu vào trong bình. Đối với bài thuốc ngâm rượu này thì sau 20 ngày có thể lấy ra sử dụng được ngay.

Một số lưu ý khi sử dụng rượu rễ cây mật nhân

Sau khi cây mật nhân ngâm rượu đã được hoàn thành, người dùng cần phải lưu ý những vấn đề sau: Đối tượng được dùng và không dùng rượu ngâm cây mật nhân, liều lượng dùng, thời gian và điều kiện bảo quản rượu tránh hư hỏng.

Đối tượng sử dụng ngâm với rễ cây mật nhân

Đối tượng sử dụng được cây mật nhân ngâm rượu
  • Người có triệu chứng yếu sinh lý: Liệt dương, vô sinh, xuất tinh sớm…
  • Người bệnh bị suy giảm chức năng tình dục.
  • Người khỏe mạnh nhưng vẫn muốn tăng cường sinh lý.
  • Người không mắc chứng bệnh về gan và thận.
  • Người già đau nhức xương khớp, chân tay tê mỏi.
  • Người hay bị căng thẳng, stress kéo dài trong cuộc sống lẫn công việc.
Đối tượng không được sử dụng rượu cây mật nhân
  • Phụ nữ mang thai
  • Người có chức năng gan và thận kém tuyệt đối không sử dụng rượu ngâm cây mật nhân.
  • Người hay bị dị ứng, nhạy cảm với rượu và dược liệu.
  • Người có cơ thể ốm yếu, nhiều bệnh tật.
  • Người phải kiêng rượu theo chỉ định của bác sĩ

Thời gian ngâm rượu cây mật nhân

Đối với thời gian cây mật nhân ngâm rượu bao lâu thì dùng được: Người dùng có thể sử dụng sau 40 ngày. Khi dùng rễ cây mật nhân ngâm rượu, người dùng sẽ không phải chờ lâu trong vài tháng. Chỉ cần ngâm được hơn tháng, rượu ngâm cây mật nhân đã có thể mang ra uống. Người dùng có thể an tâm dùng thảo dược ngâm rượu để chữa bệnh.

Tham khảo thêm: Nhờ tác dụng chữa sinh lý hữu hiệu, rượu mật nhân được giới đại gia săn lùng chơi tết

Liều lượng dùng rượu nhâm cây mật nhân

Mặc dù cây mật nhân ngâm rượu uống rất tốt, đặc biệt đối với những người có bệnh liên quan đến sinh lý nhưng không nên lạm dụng uống quá nhiều. Người dùng chỉ nên sử dụng mỗi ngày từ 20 – 40ml sau mỗi bữa ăn. Nếu vẫn tiếp tục uống nhiều sẽ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, người dùng nên sử dụng như sau:

  • Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ.
  • Mỗi ngày uống 30ml là hợp lý.
  • Không nên uống quá liều tránh phản tác dụng gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Điều kiện bảo quản rượu rễ cây mật nhân

  • Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào bình, nơi quá nhiều ánh nắng.
  • Để nơi khô thoáng, nhiệt độ khoảng 25 độ C là hợp lý.
  • Tránh nơi ẩm mốc, bụi bặm.
Cây mật nhân ngâm rượu nên bảo quản ở nơi khô mát, tránh ẩm mốc

Cây mật nhân ngâm rượu nên bảo quản ở nơi khô mát, tránh ẩm mốc

Cẩn trọng với rượu mật nhân giả trên thị trường

Ngày 16/9/2013, anh Nguyễn Quang Hướng (55 tuổi, trú tổ 3, Chi Lăng 2, thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) đã nhập viện trong tình trạng co giật, tim đập nhanh. Các bác sĩ đã chuẩn đoán anh Hướng bị ngộ độc rượu nặng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Theo lời kể của gia đình, anh Hướng xuất hiện triệu chứng này bắt nguồn từ việc uống rượu cây mật nhân do hàng xóm mang biếu. Qua kết quả xét nghiệm, các bác sĩ phát hiện ra rằng rễ cây ngâm trong bình không phải rễ cây mật nhân. Đây chỉ là một loại rễ cây có hình dáng giống với rễ cây mật nhân. Rất may, do chưa uống quá nhiều, anh Hướng vẫn kịp thời cứu chữa được.

Nhiều đối tượng vì muốn thu lợi bất chính đã dùng rễ cây khác giả thành rễ cây mật nhân ngâm rượu. Không chỉ khiến người tiêu dùng mất tiền oan còn gây nguy hiểm đến tính mạng. Để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, người dùng cần thận trọng khi mua rượu cây mật nhân. Nên đến nhưng cơ sở bán uy tín, có giấy tờ, nguồn gốc rõ ràng

Cây mật nhân ngâm rượu

Xem thêm:

Từ khóa » Tác Dụng Cây Mật Nhân Ngâm Rượu