Cây Me Chua
Có thể bạn quan tâm
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY GIỐNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Trung Tâm Cây Giống ĐH Nông Nghiệp Hotline: 0974.811.536 Xem Giỏ Hàng Giỏ Hàng Của Bạn: 0 SP(s)= 00.000 Trang chủ BơBưởiCamCauCây Công TrìnhCây Dược LiệuCây Giống KhácChanhChôm ChômChuốiĐàoDâuDừaHồngHồng XiêmKhếLêMậnMeMítNaNhãnNhoỔiSầu RiêngTáoTrámVảiVú SữaXoài Trang chủ BơBưởiCamCauCây Công TrìnhCây Dược LiệuCây Giống KhácChanhChôm ChômChuốiĐàoDâuDừaHồngHồng XiêmKhếLêMậnMeMítNaNhãnNhoỔiSầu RiêngTáoTrámVảiVú SữaXoài Cây Me Chua - Trung Tâm Cây Giống Đại Học Nông Nghiệp Previous Next Một vài hình ảnh về Cây Me Chua
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY GIỐNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ------------------*****------------------ Đ/c: Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội TT. Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội ĐT: 0974.811.536 TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY GIỐNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ĐT: 0974.811.536
1 – Giới Thiệu:
Cây Giống Me chua ( cây me ta) là một loài cây gỗ lớn, Khi quả me còn non, thịt quả cứng, màu xanh và rất chua, ít được sử dụng để ăn trực tiếp, chỉ được dùng như một hợp phần của đĩa gia vị tươi sống. Khi quả già thì giảm chua dần rồi rất ngọt khi chín muồi. Cây me chua( cây me ta) là một loài cây gỗ lớn, cây có thể cao đến 20 m, thường xanh khi sống trong vùng khí hậu không có mùa khô, cây rụng lá trong môi trường nhiệt đới ẩm đổi mùa. Me là một loài cây nhiệt đới, nó rất nhạy cảm với sương giá, chịu đựng tốt với vùng khí hậu nóng và đất khô. Cây me có lá kép lông chim với 10 – 40 lá chét nhỏ, mọc đối. Hoa me mọc thành chùm, cánh hoa màu vàng. Quả me dạng quả đậu, màu nâu, chứa thịt. Khi quả me còn non, thịt quả cứng, màu xanh và rất chua, ít được sử dụng để ăn trực tiếp, chỉ được dùng như một hợp phần của đĩa gia vị tươi sống. Khi quả già thì giảm chua dần rồi rất ngọt khi chín muồi. Nhiều người rất thích ăn quả me vừa ướm chín, lúc đó quả bắt đầu bong vỏ, thịt quả xốp, được gọi là Me rốp, ăn thấy chua chua, ngọt ngọt, bùi bùi rất thú vị. Nhiều nơi, dùng quả Me chín làm món tráng miệng như một loại mứt hoặc pha trộn vào nước ép trái cây hay một thức uống ngọt nào đó, khiến các thứ thức uống này sẽ có hương vị mới hấp dẫn hơn. Không chỉ được dùng làm thực phẩm, Me còn là một loài cây dược liệu. Cả thịt quả, lá và vỏ cây đều được sử dụng cho y học, dùng đắp ngoài da trị viêm khớp, bong gân, viêm nhiễm quầng thâm hay đinh nhọt; uống để xổ giun, điều trị tiêu chảy, lỵ, bệnh vàng da, bệnh trĩ; nấu nước ngậm, súc miệng chữa được viêm lợi. Cây Me còn được trồng làm cây bóng mát và cây cảnh phổ biến nhiều nơi, ngoại trừ chỗ úng ngập. Nói đến Me, ai cũng liên tưởng được vị chua thanh tao của quả Me, vị chua ngọt ngào luôn gắn liền với đời sống dân giã. Ngày Tết, bên cạnh nhiều loại mứt truyền thống, như mứt gừng, mứt dừa… còn có thêm mứt Me, và Me dầm. Vị Me dầm chua chua, ngọt ngọt khó tả, ai thưởng thức rồi cũng thấy … khó quên.2 – Tiêu Chuẩn Chọn Giống:
2 – Tiêu Chuẩn Chọn Giống: Cây giống me được sản xuất bằng cách ghép, Ở các nước Ấn Độ , Thái Lan người ta đã thực hiện cách ghép áp hay ghép nêm, cây me sẽ mau cho quả và hoàn toàn giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ3 – Thời Vụ và Mật Độ Trồng:
Đất tốt trồng khoảng cách 7 m x 8 m, đất có độ phì thấp trồng dày hơn 5m x 5 m hay 4m x 5 m.4 – Làm Đất Và Đào Hố Trồng:
Nên trồng với mật độ 7m x 8m, đào hố sâu rộng và sâu 80 x 100 ( cm) , dưới đáy hố bón lót lớp dầy 30- 35 cm chất hữu cơ hoai mục như phân xanh, phân gia súc ủ hoai…trộn đều với đất tại chổ, phía trên đổ đất mặt vườn hay đất tơi tốt, dùng cây cố định không để lung lay hay bật gốc do bộ rễ cây me Thái ăn nông khá yếu, cây giống ghép sau 1 – 2 năm đã cho hoa và đậu quả sau 3-4 năm khi cây đủ dinh dưỡng5 – Phân Bón Lót:
. Mỗi hố bón: 10-15 kg phân chuồng đã ủ hoai, 200-300 g Super Lân, trộn đều với đất mặt xung quanh, để nâng cao độ pH và phòng trừ mối, kiến nên trộn thêm với 50 g Basudin 10H và 0,5 kg vôi trộn đều với hỗn hợp đất mặt và phân lấp đầy hố.6 – Kỹ Thuật Trồng Cây Me Chua:
Dùng cuốc đào một lỗ nhỏ giữa hố trồng sâu hơn chiều cao túi đựng cây giống khoảng 2-3 cm. Sau đó, dùng tay hoặc cuốc móc một lỗ ở tâm hố, kích thước to hơn bầu cây đôi chút, sau đó dùng các loại thuốc diệt nấm như: Dithane M-45, Mancozeb hay Ridomil,… phun xịt thật kỹ vào hố trồng cây, liều lượng theo chỉ dẫn trên bao thuốc. Để túi cây trên mặt đất, dùng dao sắc rạch một đường xung quanh túi nilon, cách đáy 2-3 cm, bóc lấy đáy túi ra. Xem xét bộ rễ, cắt bỏ tất cả các phần rễ cái, rễ con ăn ra khỏi bầu đất, sau đó mới đem cây đặt vào hố trồng. Dùng tay lấp và ém chặc lớp đất xung quanh để cố định gốc cây con không bị gió lay, chú ý đặt cây vào hố trồng sao cho sau khi trồng cổ rể ngang với mặt đất xung quanh, không trồng âm hay lấp phần thân cây. Sau khi trồng làm bồn đường kính 1-1,2 m, để khi tưới nước không chảy ra ngoài. Trồng xong nhất thiết phải lấy cọc cắm, buộc cành vào cọc tránh gió lay gốc. Sau đó bắt buộc phải dùng tàu dừa che năng từ hướng Đông và hướng Tây, nếu có gió mạnh thì che thêm ở hướng gió thổi đến. Nên dùng tàu dừa để việc lưu thông không khí được dễ dàng, thời gian che khoảng 60 ngày).7 – Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Me Chua:
7.1 – Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
Chăm sóc cây me ngoài việc cung cấp đủ nước thì bón phân bổ sung dinh dưỡng cũng rất quan trọng nhất là thời điểm cây đậu trái và nuôi dưỡng trái. Liều lượng bón là 0.1-0.3 kg NPK trộn chung với KCL, liều lượng phân bón tăng dần theo năm và tùy theo khả năng cho trái của cây. Mỗi năm nên bón bổ sung thêm vôi quanh gốc me Thái vào thời điểm sau mùa mưa để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh cùng với hạ nồng độ phèn cho rễ cây. Tạo điều kiện cho cây hấp thụ dinh dưỡng từ phân bón tốt hơn. Thời điểm ra bông của me là vào mùa mưa thời điểm thu hoạch là tháng 11 đến tháng 4. Với cách thức chăm sóc me không có gì là khó nhưng để mang lại năng suất cao trái to thì cần cung cấp nước cho thật hợp lý. Vào mùa nắng cứ 2 ngày tưới 1 lần vào mùa mưa thực hiện thoát nước cho thật tốt để bộ rễ cây me không bị ngập úng. Liều lượng phân bón cần phù hớp và trong quá trình trồng cần bổ sung bón lót cho thật nhiều phân hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển tốt. Phòng ngừa sâu bệnh cho cây bằng các biện pháp sinh học và kết hợp biện pháp hóa học khi cần.7.2 – Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:
Sau mỗi đợt thu trái, ta nên tiến hành cắt tỉa cành bị sâu bênh, cành còi không phát triển đươc, Ngoài ra cũng cần tạo tán để có thể cho sai quả nhất có thể.7.3 – Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Me Chua:
Ngoài việc bón lót cho cây lúc mới trồng thì định kì hàng năm bạn cần bón thúc phân bón cho cây. Chú ý thời điểm cây ra hoa đậu quả và sau khi thu hoạch. Mỗi lần bón mỗi gốc khoảng 0,3 kg phân NPK với phân KCL. Ngoài ra hàng năm nên bón thêm một lượng vôi bột khử trùng và hạ độ mặn của đất giúp cây hấp thu lượng phân bón tốt hơn.8 – Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Me Chua:
Cây me hầu như không có sâu bệnh, bệnh thường gặp là bệnh sâu đục thân ,sâu đục trái . Các loại bênh này đã có phương thuốc đặc trị sử dụng Supracide (0,5%); Selecron (0,5%); Padan (0,5%); Sherpa (0,1%)9 – Thu Hoạch và Bảo Quản:
Me thái cho thu hoạch 1 vụ kéo dài khoảng 3 tháng trong năm. Cây thường băt đầu ra bông vào đầu mùa mưa và bắt đầu thu hoạch từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau10 – Kinh nghiệm và Thị Trường:
CHÚC QUÝ KHÁCH CÓ MỘT VƯỜN CÂY CHO NĂNG SUẤT CAO!
20.000 | Quay Lại |
Từ khóa » Cây Me Chua ăn Quả
-
Cây Giống Cây Me Chua (me Ta) Cao Sản
-
CÂY ME CHUA - Cây Công Trình
-
Cây Me Và Giá Trị Sử Dụng Của Cây Me
-
Cây Me Chua - 097.868.7171 - Trung Tâm Giống Cây Xuân Khương
-
Cây Me - Cây Bóng Mát Cho Quả Ngon Mang Giá Trị Kinh Tế Cao
-
Vị Thuốc Từ Cây Me - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Cây Me - Thanh Nhiệt Giải độc
-
Cây Me Chua - TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG BẾN TRE
-
Quả Me Có Tác Dụng Gì Cho Sức Khỏe? - Vinmec
-
Cây Giống Cây ăn Quả Me Thái Của Học Viện Nông Nghiệp
-
Cây Me - Cây Bóng Mát Cho Quả Ngon Mang Giá Trị Kinh Tế Lớn
-
Cây Me Tây - Giống Cây ăn Quả
-
Combo 1 Cây Me Thái,1 Cây Me Chua | Shopee Việt Nam