Cấy Mi Sinh Học Nano Là Gì? Tại Sao Nên Cấy Mi Sinh Học Nano?
Có thể bạn quan tâm
- Cấy mi sinh học là gì?
- Liệu rằng cấy mi sinh học có thực sự tốt?
- Ưu điểm của kỹ thuật cấy mi sinh học
- Các tác hại khi cấy mi sinh học là gì?
- Quy trình cấy mi sinh học tiêu chuẩn
- Các điều cần lưu ý khi cấy mi sinh học là gì?
Sở hữu một làn mi cong vút, dày và khoẻ luôn là điều mà các chị em ao ước. Vậy làm cách nào để có mi chắc khỏe hơn. Theo đó, cấy mi sinh học là phương pháp được nhiều người sử dụng và đánh giá cao. Vậy cấy mi sinh học là gì? Tại sao lại hot như vậy. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Cấy mi sinh học là gì?
Cấy mi sinh học là một kỹ thuật nano đưa các tế bào gốc vào yếu tố tăng trưởng giúp lông mi dài bờ mi. Kích thích chính những nang lông mi bị suy yếu trở nên khoẻ hơn. Sợi mi sau khi được cấy sẽ trở nên dài, mượt, dày và chắc khỏe hơn nhiều.
Mặt khác, có thể hiểu cấy mi sinh học giúp cho những sợi mi của bạn trở nên khỏe khoắn, lâu rụng. Đây là kỹ thuật cấy lông mi, một hình thức phẫu thuật phục hồi mi có hiệu quả lâu dài mà bạn nên thử.
Liệu rằng cấy mi sinh học có thực sự tốt?
Cấy mi sinh học được đánh giá là phương pháp tối ưu giúp cải thiện hàng mi cho phái nữ. Nhưng phương pháp cấy mi này có thực sự tốt như quảng cáo hay không. Cùng tìm hiểu xem ưu và nhược điểm của cấy mi sinh học là gì.
Ưu điểm của kỹ thuật cấy mi sinh học
Cấy mi sinh học là một phương pháp làm đẹp ‘hot” được nhiều chị em lựa chọn để cải thiện lông mi. Theo đó, kỹ thuật cấy mi này có khá nhiều ưu điểm như sau:
- Giúp lông mi dài ngay sau khi thực hiện cấy, chấm dứt tình trạng lông mi ngắn, yếu và thưa thớt.
- Lông mi được tạo hình với mật độ, chiều dài phù hợp với từng kiểu dáng mắt của bạn. Qua đó, giúp mi trở nên tự nhiên, cuốn hút hơn.
- Sợi tóc cấy ghép khoẻ mạnh, có nang lông nên sẽ tự phát triển sau khi cấy vào như lông mi tự nhiên. Do đó, khó có thể phân biệt được lông mi trước và sau khi cấy.
- Quá trình cấy mi không gây đau đớn và tổn thương da. Không đau, không gây tổn thương da.
- Lông mi cấy ghép sẽ mọc dài ra giống như mi thật nên có hiệu quả lâu dài.
Các tác hại khi cấy mi sinh học là gì?
Ngoài những ưu điểm nổi bật khi thực hiện cấy mi sinh học, phương pháp này còn gây ra một số tác hại sau:
- Bởi vì cấy mi là một phương pháp phẫu thuật xâm lấn. Mà lông mi hay nang mi lại không có những cấu trúc vi thể giống với tóc. Nên việc sử dụng nang tóc để cấy mi có thể gây viêm nhiễm, gây kích ứng bờ mi.
- Nếu thực hiện cấy mi ở những cơ sở không đảm bảo, bạn có thể vô tình bị cấy vào các tuyến sụn mi. Điều này có thể gây tắc nghẽn lỗ tuyến mi, khiến nang lông được cấy không có công dụng.
- Hàng lông mi mỗi người gồm có 2 – 3 hàng, người thực hiện cần phải có kiến thức thẩm mỹ tốt. Như vậy khi cấy xong lông mi mới mọc thẳng hàng, không bị chọt vào mắt. Có nghĩa nếu muốn cấy mi thì chắc chắn bạn phải tìm nơi uy tín, đảm bảo an toàn.
- Gây nhiễm trùng sau khi cấy vì không chăm sóc vết thương đúng cách.
Quy trình cấy mi sinh học tiêu chuẩn
Thật ra, kỹ thuật cấy mi sinh học được thực hiện dựa trên những kỹ thuật cấy tóc. Nang của lông mi cũng giống với các loại nang lông khác trên cơ thể. Xung quanh nang tập hợp các tế bào gốc bám lấy, giúp nang có thể hình thành, phát triển và mọc lông.
Phần lớn, quy trình cấy mi sinh học sẽ được thực hiện theo những bước như sau:
- Bước 1: Bác sĩ tiến hành kiểm tra, thăm khám chuyên môn cho vùng mi, vùng mắt để nắm rõ và xác định mức độ mi cần cấy. Tiếp đến, bác sĩ tiến hành tư vấn quá trình cấy mi giúp khách hàng hiểu và phối hợp thực hiện.
- Bước 2: Bác sĩ phẫu thuật tiến hành vệ sinh, làm sạch khu vực mắt. Bóc tách lấy sợi tóc khỏe mạnh có nang lông ở sau đầu. Vị trí này nang tóc thường phát triển mạnh mẽ và khỏe nhất. Kế tiếp, tiến hành gây tê để bóc tách lấy nang tóc có tế bào gốc ở vùng đầu xuống
- Bước 3: Tiến hành làm sạch vùng mi, toàn bộ khu vực mắt và gương mặt. Bôi tê và gây tê trực tiếp để thực hiện phẫu thuật. Quá trình phẫu thuật sẽ cần lấy từng sợi lông mi vào từng vị trí cần cấy.
- Bước 4: Băng kỹ vết thương ở vùng đầu, băng nhẹ vùng mi mắt sau khi phẫu thuật.
- Bước 5: Hoàn tất phẫu thuật, kê đơn thuốc và hướng dẫn khách hàng chăm sóc vùng mi đúng cách sau phẫu thuật
Nhiều người thường có mong muốn sở hữu bộ mi dài và dày. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo rằng, chỉ nên thực hiện cho đến khi mi dài khoảng 8 – 9mm mà thôi. Nếu như cấy mi quá dài và dày thì có nguy cơ cao bị gãy rụng.
Các điều cần lưu ý khi cấy mi sinh học là gì?
Sau khi tiến hành cấy mi sinh học, cần phải lưu ý những vấn đề sau để giữ mi đẹp và bền hơn. Cụ thể:
- Không nên tiếp xúc trực tiếp với nước trong vòng 24h sau khi cấy mi. Đặc biệt, không được sử dụng mascara sau khi cấy mi.
- Tránh lấy tay sờ vào vùng chân mi vừa phẫu thuật.
- Tránh các buij bẩn, giữ gìn vệ sinh vùng mắt sạch sẽ.
- Không tham gia những hoạt động như bơi lội, thể thao tiếp xúc với nước khi đang trong liệu trình cấy mi.
- Đợi mi ổn định sau khoảng 3 tháng thì mới cắt tỉa lại mi theo ý muốn.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về phương pháp cấy mi sinh học là gì, quy trình thực hiện,…. Qua những thông tin trên, hy vọng bạn đã có được thông tin hữu ích và quyết định được có nên cấy mi hay không. Đặc biệt, cần phải nhớ nghiên cứu kỹ càng từ trước để lựa chọn được đơn vị uy tín, chất lượng nhé.
Chia sẻ
- Đã sao chép
Từ khóa » Cấy Mi Sinh Học Là Làm Gì
-
Cấy Mi Sinh Học Nano Là Gì? Có Tốt Không? được Bao Lâu?
-
Cảnh Giác Khi Cấy Mi Sinh Học - VnExpress Sức Khỏe
-
Cấy Mi Sinh Học Là Gì? Những Lý Do Khiến Cấy Mi Sinh Học Trở Nên “hot”
-
Cấy Mi Sinh Học Là Gì? Những điều Cần Biết Nếu ... - BachkhoaWiki
-
Cấy Mi Sinh Học Nano Là Gì Và Những điều Chị Em Cần Biết
-
Cấy Mi Sinh Học Nano Bao Nhiêu Tiền? Chi Phí Mỗi ... - Seoul Academy
-
Cấy Mi Sinh Học Là Gì ⚡️ Ưu Và Nhược Điểm Phương Pháp Này
-
Ưu Nhược điểm Của Phương Pháp Cấy Mi Sinh Học Lưu ý, Thận Trọng
-
Cấy Mi Sinh Học Nano Là Gì? Giữ Được Bao Lâu ? Giá Dịch Vụ ...
-
MẮT NGỌC MI CONG VỚI CẤY MI SINH HỌC
-
Giá Cấy Mi Sinh Học Bao Nhiêu - Thẩm Mỹ Xuân Trường
-
Cấy Mi Sinh Học Là Gì - Vietvuevent
-
Xin Kinh Nghiệm Của Người đã Cấy Mi - Webtretho
-
Cấy Mi Sinh Học Nano: Giải Pháp Cứu Cánh Cho Hàng Mi Thưa, Không ...