Cây Mía - Đặc điểm, Nguồn Gốc, Giá Trị Kinh Tế Và Cách Trồng - Elead

Cây mía – Đặc điểm, nguồn gốc, giá trị kinh tế và cách trồng

Cây mía là giống cây công nghiệp lấy đường, sinh trưởng ngắn ngày và mang lại giá trị kinh tế lớn cho người trồng. Cây thích nghi được với nhiều loại đất khác nhau, dễ tính nên được trồng ở rất nhiều nơi trên đất nước ta. Tuy nhiên, khi trồng chúng cũng cần lưu ý bố trí các đường rãnh trồng hợp lý để tránh hiện tượng xói mòn đất xảy ra. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm cây mía, nguồn gốc, giá trị kinh tế và cách trồng của loại cây này. 

Đặc điểm miêu tả cây mía

Cây mía có tên tiếng anh là sugar cane, thuộc họ Poaceae. Cây được nhiều người biết tới là giống cây công nghiệp hằng năm mang lại giá trị kinh tế cho người trồng. Cây mía có chứa hàm lượng đường lớn, được trồng ở nhiều nơi trên thế giới chứ không riêng gì tại Việt Nam. Bộ phận được sử dụng để ép lấy nước chính là phần thân cây. Nước mía chính là loại nước giải khát được rất nhiều người ưa thích lựa chọn, ngoài ra mía còn được sử dụng để làm đường, mật mía, sản xuất bánh kẹo. Cây mía được trồng nhiều ở những vùng có khí hậu nhiệt đới và nhiệt đới ẩm, chúng ta không hề khó để có thể bắt gặp chúng ở những khu vườn, hai bên đường hoặc những vùng đồi núi.

Đặc điểm miêu tả cây mía

Đặc điểm miêu tả cây mía

Đặc điểm miêu tả cây mía bao gồm: Thân cây mía có màu tím đen hoặc xanh lục, mọc thẳng và chia làm nhiều đốt giống cây tre. Phần thịt bên trong mọng nước, màu vàng. Rễ mía là bộ phận hút chất dinh dưỡng và nước để cho cây duy trì sự sống và phát triển. Hoa mía có hình dáng khá độc đáo, thường mọc thành cụm và có hình dáng giống chiếc quạt đang xoè lớn. Hiện nay, trên thế giới có khá nhiều chủng loại mía khác nhau như: Cây mía đỏ, cây mía trắng, cây mía đường, cây mía dò và cây mía lùi. Mỗi một giống mía khác nhau lại có những đặc điểm và công dụng riêng biệt. Cây mía đỏ có nguồn gốc từ Ấn Độ, được sử dụng trong Đông Y với công dụng lợi tiểu, bổ hư lao, giải khát. 

Cây mía trắng được sử dụng để ép thành nước uống có tác dụng giải khát và bổ sung năng lượng cho một ngày làm việc. Cây mía bách giải có vị ngọt vừa, khá giòn nên được sử dụng để ăn tươi và làm nguyên liệu sản xuất đường. Cây mía đường được trồng làm nguyên liệu sản xuất rượu, bánh kẹo, đường. Cây mía lùi thường được dựng ở hai bên bàn thờ vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán, đây là phong tục vẫn được lưu truyền phổ biến trong dân gian. Cây mía dò được xem là “thần dược” chữa được rất nhiều loại bệnh như sốt, sỏi thận, đau lưng. 

Các bộ phận của cây mía

Các bộ phận của cây mía bao gồm: 

Thân mía: Đây chính là bộ phận dự trữ đường, là đối tượng thu hoạch làm nguyên liệu chính để ép nước và chế biến đường. Thân mía thường cao trung bình khoảng 2 – 3m, một số giống cây cao 4 – 5m. Thân mía chia thành nhiều đốt, mỗi đốt dài khoảng 15 – 20cm, mỗi đốt sẽ có mắt mía, đai sinh trưởng, sẹo lá,… Thân cây mía có màu đỏ, hồng, vàng tùy vào giống.

Các bộ phận của cây mía

Các bộ phận của cây mía

Rễ mía: Rễ mía bao gồm rễ phụ mọc ra từ đai rễ của hom trồng và rễ sơ sinh (rễ hom, rễ giống). 

Lá mía: Lá mía phát triển khá mạnh, có công dụng giúp cây tổng hợp lượng đường, cây càng có nhiều lá thì lượng đường trong thân càng nhiều. Phiến lá có màu xanh thẫm, chiều dài lớn, hai mặt có nhiều lông nhỏ và cứng bao phủ, mép có nhiều gai nhỏ. Các đặc điểm của lá cũng khác nhau tùy vào giống mía.

Hoa mía: Trong sản xuất, người ta không thích trồng các giống mía ra hoa, thông thường người trồng thường tìm cách hạn chế cây ra hoa. Khi ra hoa cây mía bị rỗng ruột làm giảm năng suất và hàm lượng đường.

Nguồn gốc cây mía

Cây mía đã trở thành nguồn nguyên liệu quan trọng đời sống của con người. Ngành công nghiệp mía đường đang tạo điều kiện việc làm cho hàng triệu người và mang lại giá trị kinh tế lớn cho người trồng. Cây mía đã có từ lâu, khi Châu Úc và Châu Á đang còn là một và chưa tách ra như bây giờ. Nhiều nhà khoa học đã cho rằng, cây mía được trồng đầu tiên ở vùng Sarkara của Ả Rập, sau này vùng đất này được đổi tên thành Sukkar. Tiếp đó, từ Ả Rập, cây mía được buôn bán rộng rãi sang Chipre, Sicily, Ethiopia.

Nguồn gốc cây mía

Nguồn gốc cây mía

Sau này, người Ả Rập đã mang loại cây này tới Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Canarias và quần đảo Canira. Trong suốt 300 năm, chính những vùng đất này đã sản xuất lượng đường tiêu thụ cho toàn bộ Châu Âu. Năm 1493, cây mía được trồng trên đảo Santo Domingo – Mỹ. Ngày nay, cây mía đã được trồng rộng rãi trên tất cả các nơi trên thế giới. Tuy nhiên, người ta vẫn thường xuyên nhắc tới nguồn gốc cây mía bởi con đường di cư độc đáo của loại cây này. 

Thân cây mía có chứa chất gì?

Thân cây mía chính là bộ phận được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực và trong ngành sản xuất đường. Vậy thân cây mía có chứa chất gì mà lại được ứng dụng trong hai lĩnh vực này? Theo nghiên cứu, thân cây mía có chứa: Vitamin B6, vitamin B5, vitamin B3, vitamin B2, vitamin B1, vitamin C, vitamin A, kẽm, kali, phốt pho, mangan, magie, đồng, crôm, coban, calci, chất xơ bão hòa, protein, chất kháng oxy hóa, chlorophyl.

Thân cây mía có chứa chất gì?

Thân cây mía có chứa chất gì?

Giá trị của cây mía

Thân cây mía chính là nguồn nguyên liệu không thể thiếu của ngành công nghiệp chế biến đường. Nước mía cung cấp năng lượng cho cơ bắp hoạt động, trợ giúp tiêu hóa, giúp con người xóa tan mệt mỏi, thanh nhiệt, giải khát. Đường là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội, là một chất có vai trò quan trọng trong khẩu phần ăn hàng ngày của con người. Mía còn là nguyên liệu gián tiếp của nhiều ngành công nghiệp nhẹ như: Sản xuất nhiên liệu sinh học, rượu, glycerin, aconitic, lactic, axit citric, nấm men, butanol, dung môi aceton, là nguyên liệu sản xuất giấy, thức ăn chăn nuôi, phân bón, ván ép, dược phẩm,…

Giá trị của cây mía

Giá trị của cây mía

Giá trị của cây mía đối với nền kinh tế và đời sống con người là rất to lớn. Mía có khả năng tái sinh mạnh, một lần trồng có thể thu hoạch được nhiều vụ trong năm. Sau mỗi lần thu hoạch, ruộng mía sẽ được người nông dân chăm sóc và xử lý, các gốc mầm lại tái sinh và phát triển tiếp. Cây mía cũng có khả năng thích ứng tốt, thích nghi được với nhiều loại đất và nhiều kiểu thời tiết khác nhau. Trong vòng 10 – 12 tháng kể từ khi bắt đầu trồng, một hecta mía có thể cho năng suất từ hàng trăm tấn mía thô và một khối lượng lớn lá xanh, gốc, rễ để lại trong đất. Tuy mang lại nhiều giá trị nhưng năng suất và chất lượng mía của Việt Nam vẫn rất thấp.

Cách trồng cây mía đường

Cách trồng cây mía đường nhanh thu hoạch như sau: 

Mật độ trồng được Bộ Nông Nghiệp khuyến khích là 35.000 – 40.000 hom/ha (mỗi hom 3 mắt). Đào các hàng đơn cách nhau 0,8 – 1,2m, vun các rãnh trồng cao 30 – 50cm so với mặt đất, cắm trực tiếp hom vào rãnh trồng, mỗi hom cách nhau 30 – 50cm. Nếu đất trồng quá khô cần vun gốc cho cây và tiến hành tưới nước dạng phun sương cho cây. Khoảng 15 – 25 ngày sau khi trồng, khi cây mía đã ra được khoảng 1 – 2 lá thật, nếu số lượng cây mía không sinh trưởng trên 0,8% thì tiến hành trồng dặm cây. Có thể lấy bớt các hom đã nảy mầm ở chỗ mọc dày để dặm những chỗ thiếu.

Cách trồng cây mía đường

Cách trồng cây mía đường

Hình ảnh cây mía trong tự nhiên

Để nhận biết được chính xác loại cây này trong tự nhiên, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây mía trong tự nhiên dưới đây: 

Hình ảnh cây mía trong tự nhiên

Hình ảnh cây mía trong tự nhiên

Hình ảnh cây mía trong tự nhiên

Hình ảnh cây mía trong tự nhiên

Hình ảnh cây mía trong tự nhiên

Hình ảnh cây mía trong tự nhiên

Hình ảnh cây mía trong tự nhiên

Hình ảnh cây mía trong tự nhiên

Hình ảnh cây mía trong tự nhiên

Hình ảnh cây mía trong tự nhiên

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây mía, nguồn gốc, giá trị kinh tế và cách trồng của loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây móng quỷ – Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và thuốc IridoforceTM

Sinh Vật Cảnh -
  • Cây móng quỷ và IridoforceTM, đặc điểm, tác dụng, cách trồng

  • Cây mắc khén – Đặc điểm, tác dụng, giá trị và cách trồng

  • Cây mai chiếu thủy – Đặc điểm, công dụng, ý nghĩa phong thủy

  • Cây mẫu đơn – Đặc điểm, ý nghĩa và có nên trồng chúng trước nhà

  • Cây mắt mèo – Đặc điểm, công dụng, cách xử lý khi chạm vào

  • Cây kinh giới – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và tác hại

  • Cây hồng – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc

Từ khóa » Cây Mía Lùi