Cây Mít

Tên tiếng anh/Tên khoa học: Jackfruit

Tên thường gọi: Cây Mít

Tên tiếng anh: Jackfruit

Tên khoa học: Artocarpus heterophyllus

Danh mục: Cây ăn quả (trái)

I. Đặc điểm thực vật học của cây Mít

Mít là cây ăn quả có giá trị thương mại. Tuổi thọ của cây từ 20-100 năm.

1.1 Thân:

Dạng thân gỗ, có chiều cao từ 10-30 m. Thân được bao bọc bởi lớp vỏ dày màu xám sẫm, phân cành nhiều. Kích thước trung bình đường kính gốc cây từ 20 cm - 30 cm. Chất lượng gỗ mít được xếp và nhóm IV.

1.2 Cành :

Cây phân thành nhiều cấp cành. Các cấp cành quyết định kích thước của tán lá. Kích thước tán lá có thể đạt từ 5-10 m. Các cành non được phủ lớp lông và vết vòng lá kèm.

1.3 Lá:

Mọc cách, dạng lá đơn, phiến lá dày, có kích thước từ 7-15 cm. Mặt trên màu xanh đậm bóng, đầu lá ngắn. Ở những cây non lá thường chia 3 thùy. Cuống lá dài 1-2,5 cm. Lá kèm ở lá non, ôm cành non, sớm rụng.

1.4 Hoa :

Mít có hoa đơn tính cùng gốc. Các cụm hoa mọc trên thân hoặc các cành chính. Hoa đực mọc thành bông giống đuôi sóc. Cụm hoa đài có phủ lông tơ. Cụm hoa cái hình bầu dục mọc trên thân hoặc cành già, hoa cái nhỏ, mọc thành các cụm hoa ngắn. Khi được thụ phấn thì phát triển thành quả.

1.5 Quả :

Mít là dạng quả phức lớn, gồm nhiều quả thật. Sơ mít được hình thành là do quả thật không phát triển. Quả thật phát triển thành múi mít. Quả mít to, dài từ 30-60 cm, đường kính từ 15-30 cm, bên ngoài vỏ có gai.

1.6 Hạt:

Hình thành từ bên trong quả mít thật phát triển đầy đủ. Hạt có kích thước dài từ 2-4 cm, rộng 1 - 2,5 cm. Hạt có 2 lá đài, không có nội nhũ.

II. Yêu cầu sinh thái

2.1 Nhiệt độ, ẩm độ

Mít là cây ăn quả dễ tính. Nhưng nhiệt độ thích hợp cho cây Mít sinh trưởng và phát triển thuận lợi là 20 - 32oC. Độ ẩm không khí từ 70-75%. Ở giai đoạn cây ra hoa rất nhạy cảm với độ ẩm. Còn các thời kỳ khác thì ẩm độ hầu như ít ảnh hưởng.

2.2 Nước

Là cây có bộ rễ ăn sâu, nên khả năng hút nước ở tầng đất sâu. Vì vây cây chống hạn tốt, có thể chịu được điều kiện khô hạn trong 3-4 tháng. Những vùng trồng mít đạt năng suất cao thường có lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.000-2.000 mm. Ngược lại mít là cây ăn quả không chịu úng.

2.3 Ánh sáng

Mít là cây ưa sáng. Ánh sáng từ 2.000 - 2.500 giờ/năm là điều kiện lý tưởng cho cây sinh trưởng phát triển cho năm suất cao.

2.4 Đất đai

Là cây có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Nhưng đất trồng mít cần thoát nước tốt, có tầng canh tác dày. Đối với các vùng thấp khi trồng mít cần được tôn cao, lên líp. Mít phát triển tốt trên các chân đất có độ PH từ 5-7,5.

III. Giá trị của cây Mít

Là cây ăn quả có nhiều giá trị cả về mặt thương mại và dinh dưỡng.

3.1 Giá trị về kinh tế

Hiệu quả kinh tế trong việc trồng mít mang lại giá trị kinh tế cao hơn hẳn các cây trồng khác. Với 1 ha mít, giá bán trên thị trường hiện nay dao động từ 25 – 45 nghìn đồng/kg, thu nhập đạt đến 350 triệu đồng/ha. Mít được sử dụng nhiều trong chế biến trong nên công nghiệp sản xuất hang tiêu dung như nước ép, mít sấy, hương vị bánh kẹo …Xuất khẩu sang các quốc gia trên thế giới, mang lại giá trị lớn cho các doanh nghiệp.

3.2 Giá trị về dinh dưỡng

Bộ phận trên cây mít có nhiều ý nghĩa về dinh dưỡng nhiều nhất là quả mít. Quả mít được đánh giá là loại trái cây lành mạnh cung cấp một lượng calo vừa phải, nhiều chất xơ, khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hoá. Trong quả mít chứa 10 loại vitamin và khoáng chất khác nhau như Canxi, Phot pho, Kali, Mangan, vitamin A, B 2, C ….

Thành phần dinh dưỡng tính trong 100g mít

Calo

160 calo

Cacbonhydrate

40 g

Chất xơ

3 g

Protein

3 g

Vitamin A

60 mcga

Vitamin C

11,7 mcgb

Vitamin B2

0,143 mg

Magie

30,75 mg

Kali

8,26 mcg

3.3 Giá trị về dược liệu

Cây mít là loại cây giàu dược tính. Tất cả các bộ phận của cây mít đều có sử dụng để làm dược liệu.

- Lá mít : chữa các bệnh về đường tiêu hoá như ăn không tiêu, tiêu chảy…; bệnh huyết áp, các bệnh ngoài da, rắn cắn..Một số bài thuốc: Lá non làm sạch, nhai nhỏ gậm nuốt nước từ từ, bỏ bã chữa hóc xương; Lá giá rang vàng hạ thổ lấy nước uống chữa đái ra cặn trắng cho trẻ; Bệnh hen suyển: Lá mít kết hợp lá mía, than tre sắc lấy nước uống…

- Vỏ thân phơi khô sắc nước uông có tác dụng an thần (không dùng cho phụ nữ có thai).

- Nhựa mít trích từ thân trộn với giấm bôi trực tiếp trị mụn nhọt sứng tấy.

- Hoa mít, quả mít non sắc nước uống làm tăng tiết sữa.

3.4 Giá trị trong ẩm thực

Mít được dùng trong ẩm thực khá đa dạng và phong phú. Có thể sử dụng mít trực tiếp như các loại trái cây khác. Mít tham gia vào công nghiệp chế biến các sản phẩm tiêu dùng như mít sấy, hương vị mít, siro mít, mứt mít…Mít có thể được dùng để chế biến các loại món ăn khác nhau như: chè mít, sữa chua mít, mít nhồi thịt, …Là loại thực phẩm có hương vị hấp dẫn, đặc trưng, xuất hiện hẩu hết các cách chế biến từ các món ăn dân giã đến các bàn tiệc sang trọng. Hiện nay mít càng được biết đến như một loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của mỗi gia đình Việt.

3.4 Giá trị phong thuỷ

- Trong dân gian cây mít có nghĩa nghĩa phong thuỷ rất lớn. Quan niệm cho rằng trong nhà trồng cây mít, quanh năm xanh tốt, đâm chồi nảy lộc điều này tượng trưng cho sự phát lộc phát tài của gia chủ. Mít có mùi thơm, các trái mít mọc thành chùm tượng trưng cho sự đoàn kết gắn bố, con chấu đông đúng, gia đình sum vầy hạnh phúc. Với ý nghĩa như vậy từ xa xưa nhân dân ta đã có thói quen trồng mít trong vườn nhà.

- Hiện nay trên thị trường mỹ nghệ chơi phong thuỷ, gỗ mít rất được ưa chuộng. Ngoài ý nghĩa trồng mít làm cây phong thuỷ thì gỗ mít được dùng làm các đồ thờ cúng mang lại giá trị kinh tế rất cao.

IV. Các giống mít phổ biến

Việt nam hiện này có nhiều giống mít khác nhau, do đó về năng suất, chất lượng không giống nhau. Các giống mít được phân loại thành 2 dạng chính: Mít có múi khô (mít dai) và mít có múi ướt (mít mật, mít múi mềm).

4.1 Mít cổ truyền/ mít bản địa

Giống mít này được trồng lâu đời, phổ biết, rải rác ở khắp các tỉnh. Cây cao, búp và lá non không có lông, quả to, nặng từ 10-20 kg.

4.2 Mít nghệ

Giống mít nghệ cao sản là giống có khả năng chống chịu điệu kiện thời tiết bất thuận tốt như khô hạn, giông bảo… Giống quả to, múi thơm, giòn, ngọt, thích hợp ăn tươi hoặc chế biến xuất khẩu. Bên cạnh đó có thể sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và lấy gỗ, … Giống mít này dễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc, ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, … nhưng cho năng suất cao.

4.3 Mít Tố nữ

- Cây mít Tố nữ cao đến 20 m và có thể cho quả 2 lần/năm. Cây trồng sau 3-5 năm thì bắt đầu cho quả. Cây ra nhiều quả, mỗi cây có đến hàng trăm quả. Mùa mít chin kéo dài 6 tuần.

- Giống mít Tố nữ không khác mít thường nhiều. Trên lá và trên ngọn non có lông màu nâu dựng đứng. Vỏ có xơ dính liền, múi thường dính vào lõi.

- Quả mít có hình trứng dài, kích thước chiều dài khoảng 22 - 50 cm, đường kình từ 10 - 17 cm, khối tượng quả từ 1 - 6 kg nhưng phổ biến dưới 2 kg. Múi mít mùa xanh, vàng hoặc cam, bên trong hạt lớn. Mùi vị giống mít ướt pho với mùi sầu riêng. Vỏ mít dầy, dẻo với giai dẹp, tiết diện hình lục giác, tương tự mít ướt.

4.4 Mít thái Changai

- Thời gian sinh trưởng ngắn, cho thu hoạch nhanh, năn suất cao, phù hợp trồng ở các vùng đất đồi. Cây cao tới 20 m, lá dài, rộng, mọc cách, bìa lá thẳng. Hoa chùm, đơn tính, cuống to, không cánh, dính vào nhau thành cụm hoa kép. Hoa đực chín sau đó rụng, hoa cái được thụ phấn thì phát triển thành quả, quả kép.

- Mít thích hợp với khí hậu nóng ẩm, chịu hạn nhưng không chịu được ngập úng, thích hợp trồng trên các loại đất như đất đỏ Bazan, đất phù sa, đất xám, …

- Mít Thái cho quả sớm. Ở các vùng không có lạnh, mít cho quả sau 8 -12 tháng sau khi trồng. Cây khoẻ, phát triển nhanh, lá to bóng, rất sai quả, quả nặng từ 6-12 kg. Cây ra quả quanh năm, trên cùng một cây có quả chín, có quả đang ra, múi mít thì vàng đậm, ít xơ, giòn, vị đậm, thơm mát. Cây trưởng thành có thể cho từ 100 - 150 quả/cây.

4.5 Mít không hạt

- Mít không hạt có mùi vị thơm ngon, múi và sơ có mùa vàng, độ dày múi đồng đều, bên trong múi không có hạt, cùi nhỏ, rất ít xơ, tỷ lệ phần ăn được đạt 90%. Năng suất cao, trọng lượng quả trung bình từ 8 - 10 kg. Khi chín quả có mày vàng xanh, quả cân đối. Cây con phát triển mạnh, cành mộc dày, phân bố đồng đều quanh thân chính, lá xanh bóng, lá non cuộn tròn tựa lá chè xanh, mép lá khi còn non có răng cưa rất rõ.

- Mít có vỏ mỏng, hàm lượng đường trong quả chín cao. Khi quả già vỏ có mùa vàng xanh, gai nở, các đường chỉ xung quanh gai chuyển thành màu vàng sậm. Mít không hạt có hương vị đặc biệt, vị ngọt lịm, hương thơm.

- Thời gian cho quả sau trồng từ 14 - 18 tháng, nếu điều kiện chăm sóc tốt thuận lợi thì cây cho quả sau trồng 10-12 tháng.

4.6 Mít ruột đỏ

- Là giống mít của Thái Lan cho giá trị kinh tế rất cao do không chỉ có ưu điểm lạ mắt mà chất lượng rất được ưa chuộng. Quả mít ruột đỏ ít xơ, múi to, cùi dày, thơm nhẹ, vị ngọt vừa. Quả to nặng từ 15 - 17 kg.

- Cây có khả năng phát triển mạnh, gỗ cứng, phù hợp trồng trên các vùng đất thị pha cát, có khả năng chịu hạn tốt, rất ít sâu bệnh. Thời vụ trồng mít ruột đỏ thích hợp từ tháng 5 đến tháng 7 dương lịch.

4.7 Giống mít Viên Linh

- Cây mít Viên Linh có xuất xứ từ Thái Lan, dễ trồng và ít công chăm sóc. Cây sinh trưởng mạnh, ít sâu bệnh, thích nghi với vùng không bị ngập úng kép dài, chịu hạn và phèn mặn trung bình. Sau khi trồng 2 - 3 năm cây cao 4 m, đường kính tán trên 3 m; cây phân cành rộng và bắt đầu cho quả. Số hoa trên chùm: 2-4 hoa. Số quả trên chùm 1-2 quả. Quả to nặng từ 15-20 kg tuỳ thuộc điều kiện chăm sóc. Quả khi chín có màu xanh vàng, gai nở.

- Quả có hình dáng đẹp, chất lượng ngon và năng suất ổn định. Quả có vỏ mỏng (10 mm), thịt quả màu vàng tươi, đồng đều, vị ngọt và thơm nhẹ. Thích hợp sử dụng trong công nghệ chế biến. Mít cho quả quanh năm, thời gian từ khi trổ hoa đến thu hoạch quả khoảng 110 - 120 ngày.

Nguồn: Admin tổng hợp Xem thêm chủ đề: Cây-Mít Villa FLC Sầm Sơn

Từ khóa » Cây Mít Dạng Rễ Gì