Cấy Mỡ Tự Thân: Liệu Có An Toàn Và Hiệu Quả Dài Lâu? - Hello Bacsi
Các chị em phụ nữ quan tâm đến lĩnh vực thẩm mỹ ắt hẳn đã nghe đến công nghệ nâng ngực bằng mỡ tự thân hoặc cấy mỡ trẻ hóa khuôn mặt đang “làm mưa làm gió” hiện nay. Đây đều là các ứng dụng của kỹ thuật cấy mỡ tự thân. Vậy cấy mỡ tự thân là như thế nào? Phương pháp này có an toàn không và duy trì được kết quả thẩm mỹ bao lâu?
Hãy cùng Hello Bacsi theo dõi các thông tin dưới đây để tìm ra lời giải đáp cho những thắc mắc này nhé!
Cấy mỡ tự thân là gì?
Cấy mỡ tự thân là một thủ thuật lấy các mô mỡ dư thừa (trên các bộ phận như mông, đùi, bắp tay,..), xử lý tinh chế và đưa vào các bộ phận cần làm đầy hoặc chỉnh sửa các khuyết điểm khác.
Dưới đây là một số ứng dụng của cấy mỡ tự thân:
- Cấy mỡ tự thân vào mặt (có thể tiêm từ 10cc – 100cc mỡ) để trẻ hóa khuôn mặt, xóa nhăn, mờ sẹo hay hạ gò má cao, tạo hình má baby,…
- Nâng ngực bằng mỡ tự thân (nên tiêm từ 25cc-100cc mỗi bên).
- Cấy mỡ hông (từ 100cc-300cc) để giúp cơ thể có tỷ lệ hông-eo tốt hơn.
- Cấy mỡ mông (từ 200cc-1300cc+) tăng kích thích mông, giúp mông to và đầy đặn hơn.
- Cấy mỡ mu bàn tay, bàn chân và bắp chân (5-10cc tùy vào vị trí tiêm) để cải thiện tình trạng nhăn nheo, gân guốc hay xương xẩu.
Quy trình cấy mỡ tự thân
Cấy mỡ tự thân được thực hiện tại đâu?
Mặc dù cấy mỡ tự thân được một số thẩm mỹ viện, spa quảng cáo là phương pháp không cần đụng chạm dao kéo nhưng thực tế hút lấy mỡ trong quy trình này là một dạng phẫu thuật lớn. Toàn bộ quá trình này đều cần được thực hiện bởi bác sĩ thẩm mỹ có trình độ chuyên môn cao trong môi trường vô trùng và khép kín. Vì thế, cấy mỡ tự thân phải được thực hiện tại bệnh viện, các cơ sở y tế được cấp phép thực hiện.
Quy trình cấy mỡ tự thân
Cụ thể quy trình cấy mỡ tự thân sẽ gồm các bước sau:
- Bước 1: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám thể trạng và tình trạng sức khỏe hiện tại để đưa ra đánh giá rằng bệnh nhân có phù hợp để cấy mỡ tự thân hay không.
- Bước 2: Bác sĩ tư vấn về vùng lấy mỡ và giải thích với bệnh nhân về quy trình thực hiện một cách cụ thể.
- Bước 3: Sát trùng và gây tê vùng cần lấy mỡ. Dùng ống tiêm chuyên dụng để hút một lượng mỡ vừa phải. Sau đó tách bỏ huyết tương và các tế bào máu bằng kỹ thuật quay ly tâm để thu được chất béo nguyên chất.
- Bước 4: Tiến hành tiêm chất béo đã được tinh chế vào vùng cơ thể cần làm đầy. Bác sĩsẽ sát trùng và gây tê vùng cần làm đầy và rạch một đường nhỏ khoảng 0,2cm để đưa kim tiêm mỡ chuyên dụng vào và bơm mỡ vào đúng vị trí đã định sẵn.
Quy trình này có thể mất khoảng vài tiếng. Vùng được cấy mỡ có thể sẽ sưng tấy và bầm tím trong vài tuần. Ngoài ra, bạn có thể bị tê và có những vết sẹo nhỏ ở khu vực cấy mỡ nhưng chúng sẽ dần biến mất. Đây là những tác dụng phụ không quá đáng lo. Tuy nhiên nếu dấu hiệu sưng và bầm tím tiếp tục kéo dài và có xu hướng nặng hơn thì bạn nên nhanh chóng đi tái khám!
Ưu điểm và nhược điểm của cấy mỡ tự thân
Ưu điểm
- Tính an toàn cao. Vì mỡ dùng cấy ghép được lấy từ chính mô cơ thể của bạn nên độ tương thích cao, hạn chế gây ra các phản ứng đào thải.
- Giải pháp 2 trong 1 giúp tái phân bố mỡ trên cơ thể: loại bỏ mỡ ở những vùng không mong muốn và bù đắp cho các bộ phận khuyết thiếu.
- Hiệu quả thẩm mỹ được duy trì dài lâu hơn các phương pháp tiêm chất làm đầy khác như tiêm filler. Tuy nhiên, mô mỡ có thể tái hấp thu vào cơ thể theo thời gian, làm giảm thể tích một phần hay toàn bộ chất béo đã tiêm.
Nhược điểm
- Không phải là giải pháp tối ưu dành cho tất cả mỗi người, chẳng hạn như nếu người quá gầy sẽ không đủ lượng mỡ để phân bố lại.
- Có thể cần thực hiện cấy mỡ tự thân nhiều lần để đạt được kết quả như mong muốn.
- Giá thành tương đối cao.
Cấy mỡ tự thân tiềm ẩn những rủi ro gì?
Cũng giống như bất kỳ phương pháp thẩm mỹ nào khác, cấy mỡ tự thân cũng có nguy cơ gây ra những biến chứng và tác dụng phụ nhất định. Mặc dù hiếm gặp nhưng một số biến chứng và tác dụng phụ của cấy mỡ tự thân phải kể đến:
- Một số trường hợp mô mỡ kích thích sự phát triển bất thường của tế bào xung quanh, nhất là mô tuyến vú, có thể dẫn đến phát triển ung thư vú.
- Những vùng da nhạy cảm khi tiêm mỡ vào có thể gây hoại tử.
- Tụ máu bên dưới da.
- Tắc nghẽn mạch máu do mỡ (thuyên tắc mỡ)
- Tràn dịch màng phổi.
- Sẹo lồi.
Trong đó, biến chứng được lưu tâm nhiều nhất hiện nay là mỡ gây thuyên tắc mạch máu trong phổi còn được gọi là thuyên tắc phổi. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều ca tử vong do thẩm mỹ thời gian gần đây.
Ngoài ra, quy trình cấy mỡ tự thân cũng có thể gặp phải các rủi ro như:
- Chảy máu quá nhiều.
- Phản ứng dị ứng với thuốc gây mê/gây tê.
- Có sự hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch.
- Nhiễm trùng.
Nhìn chung cấy mỡ tự thân vẫn là một công nghệ thẩm mỹ có tính an toàn cao nhưng cần được thực hiện bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn tốt và am hiểu về công nghệ này. Vì thế, để đảm bảo an toàn, hãy tìm hiểu cẩn thận và lựa chọn nơi thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ uy tín nhé!
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Filler Tự Thân Là Gì
-
Filler Tự Thân Là Gì? Ưu Nhược điểm Của Filler Tự Thân
-
Nên Tiêm Filler Hay Cấy Mỡ Tự Thân: Ý Kiến Từ Chuyên Gia
-
Cấy Mỡ Tự Thân Có Thay Thế được Tiêm Filler Không? - Suckhoe123
-
Cấy Mỡ Tự Thân - Phương Pháp Cấy Mỡ Không Phẫu Thuật
-
Băn Khoăn Giữa Cấy Mỡ Tự Thân Và Tiêm Filler, Nàng Nên Chọn ...
-
Nên Cấy Mỡ Tự Thân Hay Tiêm Filler? Ý Kiến Chuyên Gia
-
Đau đầu Suy Nghĩ “Nên Tiêm Filler Hay Mỡ Tự Thân?”
-
Nên Tiêm Filler Má Hay Mỡ Tự Thân? - Thẩm Mỹ Viện Tấm
-
Cấy Mỡ Tự Thân Hốc Mắt Và Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Cấy Mỡ Môi Là Gì? Có Nên Hay Không? – Hé Lộ Thực Hư
-
Cấy Mỡ Tự Thân Là Gì? Thực Hiện Như Thế Nào? - YouTube
-
Công Nghệ Filler Tự Thân - Posts | Facebook
-
Tế Bào Tự Phân Hiệu Quả Kéo Dài Hàng Chục Năm - AFamily
-
Tác Dụng Phụ Của Chất Làm đầy Da Mặt (filler) | Vinmec