Cây Móc Mật - Trồng Ra Quả Ngọt Thu Lộc đầy Nhà - 0966.446.329

Bộ sưu tập

Móc Mật 1Móc Mật 2Móc Mật 3Móc Mật 4Móc Mật 5Móc Mật 6

Cây móc mật hay cây mắc mật, mác mật. Ngoài ra còn gọi là hồng bì núi hay củ khỉ, dương tùng (danh pháp khoa học hai phần: Clausena indica) là loài thực vật có hoa thuộc họ Cửu lý hương Rutaceae. Từ “mắc mật” theo tìm hiểu là tiếng Tày – Nùng và có thể dịch nghĩa thành “quả ngọt”.

Cây mắc mật thường mọc chủ yếu trên núi đá vôi. Cây ra hoa vào tháng 3 đến tháng 6. Và đậu quả vào các tháng sau đó từ tháng 7 đến tháng 9. Quả và lá non được dùng làm gia vị, lá và rễ thì được chọn dùng trong đông y. Ngoài ra lá cây cũng được dùng để chưng cất tinh dầu. Cây mắc mật ít bị sâu bệnh hại tấn công. Nếu trồng trực tiếp bằng hạt thì phải đợi đến năm thứ 5 – 6 thì mới bói quả. Còn nếu trồng từ cây ghép đến năm thứ 2 – 3 là sẽ bắt đầu cho quả luôn. Dưới đây là hình ảnh cây móc mạt tại shop cho bạn đọc tham khảo.

Hình ảnh Cây Móc Mật
Hình ảnh cây móc mật

Mô tả cây

Cây mắc mật thuộc loại cây gỗ nhỏ, chiều cao trung bình 12m trở xuống, phân cành nhánh thấp. Cành non có màu xanh nhạt, có lông rải rác về sau nhẵn. Vỏ thân thì màu xám đen, trên có điểm những nốt sần. Lá kép lông chim mọc cách, dài khoảng 10 – 30cm. Chóp lá nhọn, gốc lá bị lệch, mép lá gần như nguyên hay có khía răng nhỏ. Quả móc mật thịt có dạng hình cầu, đường kính khoảng 9 – 13mm, khi chín có màu trắng trong và chứa từ 1 – 2 hạt. Quả còn non có màu xanh đậm, trên vỏ có túi tinh dầu, nhẵn bóng.

Thành phần hóa học

Hàm lương tinh dầu tập trung chủ yếu ở lá, vỏ quả, hạt, cành, cuống lá và cuống quả. Theo nghiên cứu bộ phận chứa nhiều tinh dầu nhất sẽ là vỏ quả chứa khoảng 5,55%. Sau vỏ quả là lá chứa 2,71%. Hạt chứa 1,47%.

Phân tích thành phần hoá học của tinh dầu: có tới 11 thành phần chất. Trong đó, có 2 thành phần chính là myristicin (40,37-56,04%) và P-cymen-8-ol (18,58-22.45%). Trong tinh dầu của phần vỏ quả có 9 thành phần chất, trong đó chủ yếu là beta-myrcen (70%).

Thành phần hoá học của tinh dầu ở lá và vỏ quả có sự khác nhau cơ bản rõ rệt về hàm lượng một số thành phần chính nên mùi thơm của quả khá khác so với mùi thơm của lá. Tuy nhiên chúng vẫn có thể sử dụng làm thuốc giảm đau có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Thành phần dinh dưỡng: Trong lá và quả móc mật có hàm lượng các nguyên tố vi lượng và đa lượng khá cao. Trong đó, riêng lá có hàm lượng protein, sắt, mangan, can xi cao hơn quả và hạt. Quả mác mật rất giàu hàm lượng vitamin C tự nhiên. Ngoài cung cấp các nguyên tố vi lượng, đa lượng và vitamin C cho cơ thể, người dân còn sử dụng cây mác mật để làm thuốc chữa cảm sốt, phong thấp, lấy lá nấu nước gội đầu làm sạch gầu.

Xem ngay sản phẩm hạt giống mướp hương tại vườn 

Tác dụng của cây móc mật

– Trong đời sống

+ Quả móc mật vị hơi chua ngọt có thể dùng để ăn tươi hoặc dùng để nấu, kho trong một số món ăn đặc trưng.

+ Lá mắc mật có chứa tinh dầu thơm nên được dùng trong các món vịt quay, lợn quay, kho cá, … Hơn nữa trong lá còn có hàm lượng protein, sắt, mangan, can xi rất cao tốt cho sức khỏe người sử dụng

+ Hạt mắc mật phơi khô xay thành bột, được mua về dùng làm gia vị.

Quả Móc Mật
Quả móc mật

– Đối với sức khỏe

+ Lá mắc mật có tác dụng tốt trong việc lợi mật, kích thích tiêu hóa, bảo vệ gan, có thể sản xuất thành các sản phẩm chức năng.

+ Tinh dầu quả mác mật có tác dụng bảo vệ gan, giảm đau, là nguyên liệu chủ yếu để làm thuốc.

+ Lá và rễ cây mắc mật được dùng làm nguyên liệu trong đông y.

Trồng và chăm sóc cây móc mật

1. Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng ngay các bao xi măng, bao tải, chậu, khay hay thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn đã lâu không sử dụng để trồng cây mắc mật. Lưu ý: Nếu là dụng cụ thù dưới đáy phải đục lỗ để thoát nước.

Chậu trồng cây mắc mật tại nhà nên chọn chậu có kích thước miệng tối thiểu từ 35 – 40cm, cao từ 30 – 50cm để cây có nhiều diện tích hấp thụ chất dinh dưỡng phù hợp sinh trưởng lâu dài cho nhiều cành nhánh.

2. Đất trồng

Cây mắc mật có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều nền đất khác nhau như đất đỏ bazan, đất thịt pha cát. Ngoài ra còn có đất thoát nước tốt, đất nương rẫy, đất đồi thấp, phù sa ven suối và phù hợp với mọi địa hình.

Bạn có thể mua đất sẵn ngoài các shop hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ, … Nên bón lót với vôi rồi phơi ải khoảng 15 – 20 ngày trước khi trồng để xử lý sạch các mầm bệnh có trong đất.

3. Chọn giống và trồng cây

Cây móc mật giống thường được nhân giống từ hạt hoặc bằng phương pháp ghép cây.

→ Nhân giống từ hạt: Ưu tiên lựa chọn những hạt giống khỏe, sạch sâu bệnh, phơi nhẹ hạt giống dưới bóng râm từ 2 – 3 ngày. Sau đó ngâm hạt trong nước ấm ( tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh) liên tiếp trong vòng 6 giờ. Sau đó tiếp hành gieo vào bầu đất nylon có kích thước 15 x 30cm (bầu được đặt vị trị có che bóng hoặc nơi râm mát). Hàng ngày, tưới đẫm nước lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Khi cây con từ 3 – 4 cặp lá thật có thể bón thúc bằng phân chuồng hoại với phân lân rắc trên mặt bầu. Sau 12 tháng là có thể đem ra trồng.

→ Giống cây ghép: Sau khi chăm sóc cây từ hạt trong vườn ươm được 16 – 18 tháng, gốc cây ghép có đường kính 1 – 1,5cm là có thể tiến hành ghép. Gốc ghép được cắt ngọn cách mặt đất khoảng độ 20 – 30cm. Dùng dao chẻ đôi từ vị trí cắt ngọn sâu vào trong gỗ khoảng 1cm. Cành ghép là cành được chọn từ cây mẹ sai quả, là cành bánh tẻ có đường kính 1 – 1,5cm với sức sinh trưởng tốt, cành ghép dài 10cm có 4 – 5 chồi ngủ, đầu phía gốc cành được vạt hai bên thành hình nêm sao cho dễ cắm vào gốc ghép, dùng dây nylon quấn chặt lại. Sau khi ghép từ 15 – 20 ngày không được tưới nước quá ẩm. Sau khoảng 6 – 8 tháng có thể đem ra trồng ngoài vườn.

Dùng cuốc đào một lỗ nhỏ giữa hố với chiều sâu hơn chiều cao của bầu cây trồng khoảng 2 – 3cm. Sau đó, dùng dao rạch bầu nylon từ trên xuống một cách từ tốn, cắt bỏ phần rễ cong queo dưới đáy bầu, đặt cây nhẹ xuống hố vừa cuốc, lấp đất và ấn nhẹ xung quanh gốc cây. Tiếp theo cắm cọc để cố định và buộc cây vào cọc chống gió lay gốc. Khi trồng vào mùa mưa tránh để gốc cây bị ngâm nước. Sau khi trồng xong tiến hành tưới nước giữ ẩm để cây nhanh hồi sức.

4. Chăm sóc

Mắc mật là loài cây có sức chịu hạn tốt, tuy nhiên mùa khô cũng cần tưới nước thường xuyên để cây có điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển tốt.

Bón phân: Sau khi trồng được 1 đến 2 tháng cây đã bén rễ cần tiến hành bón phân đạm (pha loãng 1 – 2%) 1 – 2 lần, mỗi lần cách nhau 1 tháng để cây mau chóng phục hồi. Thời gian 1 – 2 năm đầu, hàng năm bón cho mỗi cây 0,2 – 0,4kg phân NPK 16-16-8, một năm bón 2 lần. Những năm sau đó tăng thêm 0,1kg/cây. Khi cây ra hoa, có quả bón 1 – 2kg NPK/cây, bón cách gốc 1 – 1,5m, bón bổ sung 0,2 – 0,3 kg vôi/ cây.

Thường xuyên làm sạch cỏ xung quanh gốc để tránh cạnh tranh về dinh dưỡng

Hai năm đầu cắt ngọn cây 1 – 2 lần cho cành khung khỏe, bộ tán gọn. Cắt bỏ cành nhỏ, cành vượt trong tán cây.

Video giới thiệu công dụng của móc mật

Vậy mua cây móc mật ở đâu uy tín?

Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.

  • Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm cây móc mật phù hợp.
  • Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
  • Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
  • Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 30k một lần ship.

Từ khóa » Hạt Giống Cây Mắc Mật