Cây Mực Có Tác Dụng Gì? Vị Thuốc Quý Chữa Suy Thận Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Cây mực là vị thuốc nam quan trọng trong bài thuốc điều trị suy thận, thận hư. Vậy cây mực là cây gì, có tác dụng gì, hình ảnh, cách dùng ra sao? Mua ở đâu?
Các bộ phận khác nhau của cây mực đã được chứng minh là có chứa tanin. Đây là chất chịu trách nhiệm về các đặc tính làm dược liệu và thuốc nhuộm vô cùng tuyệt vời. Omega3.vn mời bạn đọc cùng tìm hiểu về vị thuốc quý này.
- Một vài thông tin thú vị liên quan đến cây mực
- Mục đích sử dụng của cây mực rất đa dạng ở các quốc gia khác nhau
- Cây mực có tác dụng gì?
- Cây mực làm thuốc như thế nào?
- Những lưu ý khi sử dụng cây mực để điều trị bệnh
- Địa chỉ uy tín cung cấp các sản phẩm dược liệu từ cây mực
Một vài thông tin thú vị liên quan đến cây mực
Cây mực là một trong những loại thảo dược được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Từ các quốc gia Châu Phi cho đến Châu Á, rất nhiều người tin dùng và lựa chọn loài cây này để chế tạo nên những bài thuốc chữa bệnh cực kỳ công hiệu. Nhất là trong điều trị các bệnh liên quan đến thận, đường tiết niệu và cả công dụng trong phục hồi các vết thương. Và để tìm hiểu thêm những công dụng tuyệt vời của dược liệu này, hãy cùng theo dõi chia sẻ sau cùng với chúng tôi.
Cây mực là cây gì?
Cây mực có tên khoa học là Phyllanthus Reticulatus Poir. Bên cạnh cái tên cây mực, chúng còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như cây phèn đen, cây mực đen,….
Loài cây này khác với cây mật nhân, cây mật gấu và hoàn toàn không phải là cây cỏ mực. Không chỉ về đặc điểm sinh học. Mà dược tính cũng như công dụng của chúng cũng khá nhau. Có thể dễ dàng phân biệt vì hình ảnh cây mực và các vị thuốc trên là hoàn toàn khác biệt.
Đặc điểm của cây mực
Đây là một loại cây bụi lớn có hình lông chim hoặc hình lưỡi liềm với các nhánh nhẵn mọc cao từ 2.5m đến 3m. Mùa ra hoa và kết quả sẽ bắt đầu trong khoảng từ tháng 7 đến tháng 3.
Lá của cây có chứa axit tannic sắp xếp xen kẽ, hình mác, đơn giản và có kích thước thay đổi. Đỉnh lá nhọn, mặt bụng có màu xanh đậm trong khi mặt lưng có màu xanh nhạt. Chúng có vị đắng và mùi hăng. Lá dài 2,5-5 cm và rộng 0,7-1,5 cm, hình thuôn dài và hình elip. Các mép của lá được tạo ra để uốn lượn. Hoa ở nách lá trên cành mảnh.
Quả có hình nón hoặc nhiều thịt và có 8-16 hạt. Hạt hình tam giác 6-7cm, không đều. Phần quả khi chín sẽ có màu tím, đó cũng là lý do tại sao loài cây này được gọi là cây mực tím.
Cây mực mọc ở đâu?
Phần quả khi chín sẽ có màu tím, đó cũng là lý do tại sao loài cây này được gọi là cây mực tím.
Cây có mặt rộng rãi ở những khu vực nhiệt đới, bao gồm cả Đông Nam Á, Trung Quốc, Malaysia và khắp Ấn Độ. Trong đó có cả Việt Nam.
Thông thường chúng sẽ mọc hoang ven đường hoặc trong rừng, nương rẫy. Bên cạnh đó, người ta cũng sẽ trồng cây dọc theo hàng rào để tạo nên một lớp chắn vững chắc.
Mục đích sử dụng của cây mực rất đa dạng ở các quốc gia khác nhau
Ở các quốc gia Châu Phi
- Tây Phi: Gỗ được sử dụng để tuốt gậy và làm chất kết dính mái nhà. Bên cạnh đó, người ta còn sử dụng lá đun sôi với quả cọ, nước ép của thân cây dùng chữa đau mắt và cành cây dùng làm thuốc nhai.
- Nam Phi: Bột lá được bôi trực tiếp vào vết loét, vết bỏng và các vùng bị nứt nẻ.
- Đông Phi: Trái cây được dùng làm thực phẩm trong nạn đói. Rễ và vỏ được dùng làm thuốc nhuộm từ đỏ đến đen. Nước sắc rễ dùng trị bệnh lậu làm thuốc tẩy cũng như trị giun móc.
- Sudan: dưỡng chất của cây được xem là chất lợi tiểu, làm lạnh.
- Kenya: Vỏ cây được dùng làm thuốc nhuộm cho các sản phẩm da thuộc.
- Tanzania: Nước sắc rễ dùng trị đau bụng kinh. Toàn cây được dùng trong bệnh lậu. Vỏ, lá, bộ phận trên thường được phơi khô để dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa xuất huyết đường ruột và thiếu máu. Nước ép lá tươi được sử dụng cho chứng co thắt cơ. Vỏ cây phơi khô dùng chữa đau bụng kinh, tiêu chảy chảy máu hậu môn. Vỏ rễ khô được sử dụng để thúc đẩy khả năng sinh sản.
Vỏ, lá, bộ phận trên thường được phơi khô để dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa xuất huyết đường ruột và thiếu máu. Nước ép lá tươi được sử dụng cho chứng co thắt cơ.
Ở các khu vực Châu Á
- Ấn Độ: Nước sắc vỏ và lá phơi khô dùng làm thuốc lợi tiểu, bổ huyết, giải nhiệt và cũng được dùng chữa bệnh đậu mùa.
- Khu vực bán đảo Đông Dương: Dùng cho bệnh đậu mùa, giang mai, chảy máu nướu răng.
- Bán đảo Mã Lai: Thân và lá xát vào ngực chữa hen suyễn, và người ta cũng sắc lá uống trị đau họng.
- Philippines: Lá và vỏ cây được dùng làm thuốc lợi tiểu. Đồng thời, giúp giảm đau và bôi vào bụng đối để điều trị giun kim. Quả dùng làm chất làm se ruột và dùng chống viêm cũng như các bệnh về máu.
Cây mực có tác dụng gì?
Cây lá mực được sử dụng trong y học cổ truyền từ lâu đời. Các bộ phận khác nhau của cây đã được chứng minh là có chứa tanin, một phần chịu trách nhiệm về các đặc tính làm dược liệu và thuốc nhuộm vô cùng tuyệt vời.
Các bộ phận khác nhau của cây đã được chứng minh là có chứa tanin, một phần chịu trách nhiệm về các đặc tính làm dược liệu và thuốc nhuộm vô cùng tuyệt vời.
- Một số triterpenoid đã được tìm thấy từ thân và lá, bao gồm sitosterol, Friedelin và axit betulinic
- Vỏ thân chứa pentacosane, 21-α-hydroxyfriedelan-3-one, taraxerol và lupene-24-diol.
Lá cây mực dùng để làm gì?
- Các chất chiết xuất Petroleum Ether và ethanol của lá đã cho thấy tác dụng hạ đường huyết.
- Chiết xuất ethanol của vỏ thân cây cho thấy các đặc tính kháng vi-rút trong ống nghiệm. Nhờ đó, có thể chống lại vi-rút bại liệt và vi-rút sởi, và hoạt động chống lại sự phát triển của các khối u.
- Chất chiết xuất từ lá cây đã cho thấy hoạt động chống co thắt. Dược liệu này là đầy hứa hẹn chống lại ký sinh trùng sốt rét kháng chloroquine.
- Món canh nấu từ lá thốt nốt đun với trái cọ được dùng cho phụ nữ sau sinh.
- Bột lá được kết hợp với long não, sau đó làm thành viên nén có thể ngậm để điều trị chảy máu nướu răng. Bên cạnh đó, còn được sử dụng để bôi trực tiếp vào các vết loét, bao gồm cả vết bỏng, vết loét bên trong và vết loét ngoài da.
- Lá xay nhở có thể dùng để xát lên cơ thể bệnh nhân sốt rét.
- Lá và vỏ cây được cho là có tác dụng lợi tiểu và giải nhiệt.
Rễ cây mực có rất nhiều công dụng
- Thuốc sắc từ phần rễ cây được dùng trong điều trị giun móc, trong khi nước rễ đun sôi được lấy làm thuốc giúp tăng ham muốn, tăng khả năng sinh sản, chữa nhức đầu, đau bụng kinh, áp xe cứng.
- Nước sắc của rễ, kết hợp với nhựa của lá, được dùng làm thuốc chống co thắt
- Cây mực còn được coi là một phương thuốc chữa bệnh thiếu máu và xuất huyết đường ruột. Bên cạnh đó người ta cũng dùng cây mực chữa thận.
Cây mực còn được coi là một phương thuốc chữa bệnh thiếu máu và xuất huyết đường ruột.
Các công dụng khác của cây mực
- Thân cây được sử dụng làm chất kết dính mái nhà trong các túp lều hình nón
- Cành cây được sử dụng làm que nhai và bàn chải đánh răng
- Thuốc nhuộm màu đỏ hoặc đen có thể được thu từ quả, vỏ cây và rễ cây
- Mực đen được làm từ quả chín
- Nước sắc của thân và lá được dùng làm thuốc nhuộm và cũng để nhuộm đen bông
- Chất Tanin thu được từ quả, rễ và vỏ cây.
Cây mực làm thuốc như thế nào?
Như đã chia sẻ trên đây, cây mực có rất nhiều công dụng. Nhất là được dùng để làm dược liệu và làm thuốc. Tuy nhiên, cần biết cách kết hợp và sử dụng chúng đúng cách để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số bài thuốc, bao gồm cả các bài thuốc sử dụng cây mực chữa suy thận.
Bài thuốc sử dụng cây mực để chữa suy thận
Cây mực chữa thận rất hiệu quả. Trước tiên cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
- Cây muối: 20g
- Cây mực: 20g
- Thân cây quýt gai: 20g
- Cây nổ: 20g.
Sau khi đã chuẩn bị xong những nguyên liệu trên thì tiến hành sắc chung với khoảng 1,5 lít nước. Lưu ý nấu trên lửa nhỏ cho đến khi lượng nước còn lại khoảng 750ml thì tắt bếp. Với mỗi thang thuốc như vậy thì sẽ uống trong một ngày.
Đây là bài thuốc nam rất hay trong điều trị suy thận, thận hư, thận yếu. Nếu không có đầy đủ 4 vị này, bạn có thể sắc độc vị cây mực để uống, tuy nhiên, hiệu quả sẽ lâu hơn là phối hợp nhiều vị.
Xem thêm: Cây quýt gai (tầm xoọng) trị suy thận rất hiệu quả.
Hiện nay, để tiện cho việc sử dụng, một số nơi có bán bài thuốc trị suy thận bao gồm cả 4 vị trên, người bệnh có thể tham khảo mua tại một số thương hiệu uy tín như Thảo dược An Quốc Thái chẳng hạn.
Tìm hiểu thêm: Kim tiền thảo trị bệnh sỏi thận, sỏi mật tác dụng thần kỳ.
Bài thuốc sử dụng cây mực để điều trị chứng kiết lỵ
Đối với những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hoá. Nhất là các bệnh như kiết lỵ thì có thể sử dụng cây mực để điều trị. Đối với bài thuốc trị kiết lỵ thì cần chuẩn bị các dược liệu sau:
- Cam thảo đất
- Mạch nha
- Ý dĩ khô (hạt bo bo).
- Lá cây mực tươi giã nát lấy nước
Đối với những thảo dược trên thì cần tán mịn để lấy bột. Sau đó, hoà chung phần bột với nước cốt từ cây mực và uống. Chắc chắn tình trạng kiết lỵ sẽ được cải thiện rõ rệt chỉ sau vài ngày sử dụng.
Bài thuốc sử dụng cây mực để điều trị rắn cắn
Đối với những vết thương có nọc độc do rắn cắn thì trước tiên cần sơ cứu để nọc độc không lây lan đến các cơ quan khác của cơ thể. Trước khi được chuyển tới bệnh viện thì nên sử dụng lá cây mực tươi giã nhỏ lấy nước uống. Còn phần bã có thể dùng để đắp trực tiếp lên vết cắn.
Bài thuốc sử dụng cây mực để điều trị chảy máu ở nướu
Có thể nhai trực tiếp lá cây mực cùng với lá xuyên tiêu và long não phơi khô. Rất nhanh chóng, phần nướu sẽ được phục hồi
Ở nhiều quốc gia, cây mực được xem như là một loại kem đánh răng vô cùng chất lượng. Người ta cũng thường nhai những cành tươi để giúp răng miệng luôn được khỏe mạnh. Đó cũng là lý do bạn có thể sử dụng loại dược liệu này để điều trị các bệnh liên quan đến răng miệng và nhất là chảy máu ở nướu.
Có thể nhai trực tiếp lá cây mực cùng với lá xuyên tiêu và long não phơi khô. Rất nhanh chóng, phần nướu sẽ được phục hồi và tình trạng chảy máu sẽ chấm dứt.
Bài thuốc sử dụng cây mực để điều trị vết thương bị hở
Các chất chiết xuất từ lá của cây mực latus đã được nghiên cứu về hoạt tính kháng khuẩn. Chiết xuất metanol, cloroform và hexan cho thấy hoạt tính kháng khuẩn rất tốt. Do đó, có thể sử dụng lá của chúng để điều trị các vết thương hở. Đồng thời giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi và làm lành vết thương.
Ở đây không nên sử dụng lá tươi mà nên sử dụng phần lá khố. Sau đó, tán thành bột mịn và áp dụng lên vết thương. Lưu ý là áp dụng trực tiếp lên vết thương và không nên trộn chung phần bột với nước để tránh nhiễm khuẩn.
Bài thuốc sử dụng cây mực để điều trị bệnh trĩ
Đối với những người bị bệnh trĩ thì có thể cân nhắc sử dụng loại thảo dược này để giúp cải thiện tình trạng bệnh. Nhất là giảm được những cơn đau khó chịu. Trước tiên cần chuẩn bị:
- Lá huyết dụ
- Lá cây mực
- Trắc bách diệp
Mỗi loại nên chuẩn bị khoảng cỡ một nắm tay, và phần lá huyết dụ chỉ cần khoảng chừng 5 lá. Sau khi đã rửa sạch các loại dược liệu này thì tiến hành sao vàng trước khi sắc chung với khoảng 800ml nước sạch. Đun ở lửa nhỏ cho đến khi lượng nước còn khoảng ¼ thể tích ban đầu thì tắt bếp.
Với 200ml nước sắc thu được thì chia làm 2 phần.
- 150ml để uống
- 50ml để rửa và ngâm trĩ
Cố gắng kiên trì sử dụng từ 7 cho đến 10 ngày để cảm nhận được những thay đổi rõ rệt. Và bạn sẽ không còn gặp phải những cơn đau kéo dài do trĩ gây nên.
Bài thuốc sử dụng cây mực để điều trị bệnh thủy đậu
Bệnh thuỷ đậu là một trong những căn bệnh mà mọi người thường mắc phải ít nhất một lần trong đời. Những hạt thuỷ đậu nổi khắp cơ thể luôn gây nên những sự khó chịu và phiền toái nhất định. Bên cạnh việc sử dụng thuốc để ngăn chặn tình trạng lây lan của thuỷ đậu, thì bạn cũng có thể kết hợp chung với cây mực để tình trạng cơ thể được cải thiện tốt hơn.
Đối với phần thuốc dùng để bôi thì có thể lấy phần lá cây mực đun sôi cho đến khi lá sệt lại. Sau đó dùng phần lá này đắp lên những khu vực bị thủy đậu. Đối với phần thuốc uống thì cũng tiến hành đun sôi lá để lấy nước uống. Nhờ đó, sau một thời gian ngắn, thuỷ đậu có thể biến mất hoàn toàn.
Bài thuốc điều trị gai cột sống
Bệnh gai cột sống có thể được điều trị bằng cách kết hợp nhiều phương pháp và nhiều loại thuốc khác nhau. Theo đông y, thì bệnh có thể được cải thiện khi sử dụng kết hợp với cây mực. Để có được một bài thuốc tốt nhất thì nên kết hợp các dược liệu sau đây:
- Lá lốt: 30g
- Cây mực khô: 30g
- Rễ gấc: 10g
- Cỏ xước: 20g
- Lá bưởi bung: 20g
Đối với những thành phần dược liệu trên đây thì có thể sắc chung với khoảng 2 lít nước. Để lửa nhỏ và nấu trong khoảng 2 tiếng. Nhớ lưu ý đến lửa không được quá lớn vì có thể khiến nước nhanh cạn. Sau đó, tiến hành tắt bếp và chia phần nước sắc thu được thành 3 phần bằng nhau và uống trong ngày.
Xem thêm: Hạt đười ươi trị gai cột sống rất hiệu quả.
Những lưu ý khi sử dụng cây mực để điều trị bệnh
Sử dụng đúng cách và đúng liều lượng sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả và nhanh chóng hơn. Nhưng nếu sử dụng sai hoặc không đúng cách thì có thể gây phản tác dụng. Chưa kể đến có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Vậy nên, khi sử dụng loại dược liệu này, cần lưu ý đến những điều sau:
- Đối với phụ nữ mang thai, khi sử dụng bất cứ loại dược liệu tự nhiên nào, kể cả cây mực thì cũng nên hỏi ý kiến của các bác sĩ. Nhờ đó, có thể tránh ảnh hưởng đến sự phát triển khoẻ mạnh của thai nhi.
- Lưu ý không nên lạm dụng cây mực trong điều trị bệnh. Mặc dù chúng chứa nhiều dưỡng chất quan trọng. Nhưng không có nghĩa là dùng càng nhiều thì càng tốt. Hãy cân nhắc đến các tình trạng bệnh lý và dùng với một liều lượng vừa phải.
- Trong quá trình sử dụng loại dược liệu này, tốt nhất nên kiêng rượu bia cũng như các chất gây nghiện khác. Nhờ đó, cơ thể sẽ hoạt động tốt nhất và tăng khả năng phục hồi nhanh chóng.
- Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều chất béo hoặc quá nhiều đạm. Nên lựa chọn các chế độ dinh dưỡng phù hợp khi sử dụng thuốc.
Bạn nên lưu ý khi sử dụng cây mực để uống hàng ngày và nhất là kết hợp với các loại thảo dược khác.
Địa chỉ uy tín cung cấp các sản phẩm dược liệu từ cây mực
Cây mực có thể được trồng trực tiếp ở không gian vườn xung quanh nhà. Loại cây này cũng rất dễ chăm sóc. Tuy nhiên, nếu điều kiện sống không cho phép thì bạn cũng có thể tìm mua loại dược liệu này trên thị trường. Hiện nay, có rất nhiều cơ sở cung cấp và bán cây mực tươi và khô.
Vì có nhiều cơ sở cung cấp các sản phẩm dược liệu làm từ cây mực. Vậy nên, bạn cũng cần chú ý lựa chọn thật cẩn thận. Tốt nhất, nên tìm đến những cơ sở uy tín. Không chỉ có thể nhận được những tư vấn hữu ích trong cách dùng, mà hơn hết còn đảm bảo được chất lượng các dược liệu tốt nhất.
Tại Omega3.vn, bạn có thể tìm thấy vô số những sản phẩm dược liệu từ nhiên, trong đó có cả cây mực. Tất cả các sản phẩm ở đây đều đảm bảo chất lượng an toàn tuyệt đối. Cùng với đó là những thông tin xuất xứ, hướng dẫn sử dụng và cách sử dụng cực kỳ chi tiết. Chắc chắn sẽ đáp ứng được đầy đủ nhu cầu thiết yếu của mỗi người.
Đặt mua cây mực khô tại:
Omega Việt Nam
Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, Phường 14, Quận Tân Bình, TP HCM.
Hotline: 0902743250.
Tại Omega3.vn, bạn có thể tìm thấy vô số những sản phẩm dược liệu tự nhiên, trong đó có cả cây mực
Có thể thấy cây mực có rất nhiều công dụng, cả trong phục vụ đời sống hàng ngày lẫn cả mục đích điều trị bệnh. Nhất là với những ai đang chịu các tổn thương liên quan đến gan, thận, cột sống và cả những chấn thương ngoài da. Và để tìm hiểu thêm về những loại dược liệu quý cũng như tìm mua được những sản phẩm thảo dược cây mực tốt nhất. Hãy truy cập thêm tại trang web chính thức của Omega3.vn ngay hôm nay.
Thông tin mua hàng
Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng
Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, P. 14, Tân Bình, TP. HCM SĐT đặt hàng: 0902743250 Giá bán: 100.000 VNĐ/KGTừ khóa » Cây Trái Mực
-
Cây Mực ( Phèn đen ) 9 Công Dụng, Bài Thuốc Trị Bệnh Và Lưu ý Khi ...
-
Cây Mực Là Gì? Tác Dụng Và Cách Dùng Cây Mực Trị Bệnh Hiệu Quả
-
Cây Mực – Phèn đen Vị Thuốc điều Trị Suy Thận, Thận Hư (Phen Den)
-
Cây Mực - Thảo Dược Gia Phát
-
Cây Mực: Tác Dụng, Cách Dùng, Hình ảnh, Giá Bán ... - Cây Thuốc Nam
-
Cây Mực (phèn đen): Vị Thuốc Quý điều Trị Bệnh Suy Thận, Thận Hư
-
12 Tác Dụng Của Cây Cỏ Mực (nhọ Nồi) - Hello Bacsi
-
Cây Mực (phèn đen) 1kg - T206 | Shopee Việt Nam
-
Cây Mực Cùng Tác Dụng Của Cây Mực Và Cách Dùng Chữa Bệnh Hữu ...
-
Một Số Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Cây Cỏ Mực - Sở Y Tế Nam Định
-
Cỏ Mực: Vị Thuốc Tuyệt Vời - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Cây Phèn đen Chữa được Bệnh Gì? - Vinmec
-
Cỏ Mực (Nhọ Nồi): Vị Thuốc ở Nông Thôn Có Tác Dụng Chữa Bệnh ...