Cây Muốn Lặng Mà Gió Chẳng Ngừng, Con Muốn Báo Hiếu Mà Cha ...
Có thể bạn quan tâm
‘Mẹ già như chuối chín cây, gió lay mẹ rụng, con phải mồ côi’, cha mẹ cả đời vất vả chăm sóc con cái, đến khi con lớn khôn muốn được báo hiếu thì cha mẹ không còn nữa. Thật đúng là cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng.
- 8 câu chuyện nhỏ giúp cha mẹ dạy con đúng cách
- Cha mẹ tốt sẽ không làm 4 việc này trước mặt con
Nội dung chính
- Con muốn phụng dưỡng mà cha mẹ không còn
- Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng
- Báo hiếu cha mẹ thì đừng chờ sau này
- Con cái chưa bao giờ thực sự hiểu cho cha mẹ
- Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, hãy yêu thương cha mẹ khi còn có thể
Con muốn phụng dưỡng mà cha mẹ không còn
Vào thời kỳ Xuân Thu, Khổng Tử khi đang trên đường đi sang nước Tề thì nghe thấy tiếng khóc ở đâu đó rất thảm thiết. Ông liền đánh xe ngựa lần theo tiếng khóc. Tới nơi thì thấy một người đang đeo liềm, ngồi ở đó khóc không thành tiếng, nước mắt giàn giụa.
Khổng Tử xuống xe hỏi thăm thì biết người đang khóc đó tên là Khâu Ngô Tử; trước đây từng làm quan nước Tề. Khổng Tử mới hỏi tại sao lại ngồi đây khóc trong đau đớn thế này; Khâu Ngô Tử liền kể về ba mất mát của mình:
Khâu Ngô Tử nói: “Thuở nhỏ tôi rất hiếu học, đi chu du khắp nơi. Đến lúc trở về thì mới biết rằng cha mẹ đã qua đời, đây là mất mát đầu tiên. Sau khi trưởng thành, tôi phụng sự cho vua nước Tề. Vua phóng túng bản thân làm mất đi sự ủng hộ của các nhân sĩ. Tôi đã không làm tròn bổn phận của một thần tử, đây là mất mát thứ hai. Ngày hôm nay, người bạn từ thời thơ ấu cũng bỏ tôi mà đi, không còn liên lạc nữa, đây là mất mát thứ ba”.
Lặng yên một lúc, Khâu Ngô Tử lại đau xót nói: “Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con muốn phụng dưỡng mà cha mẹ không còn”.
Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng
Khâu Ngô Tử hối hận vì bản thân đã không làm tròn trách nhiệm của người con. Từ đó câu nói “Con muốn phụng dưỡng mà cha mẹ không còn” đã được lưu truyền mãi về sau, là muốn nhắc nhở những người con rằng: Khi cha mẹ còn sống, cha mẹ như cây cao bóng cả che mưa che nắng cho con cái. Nhưng khi về già thì thân cây xơ xác, chỉ một cơn gió nhẹ cũng có thể lay đổ. Con cái nếu không làm tròn chữ hiếu thì khi cha mẹ mất rồi sẽ chỉ còn lại là niềm tiếc nuối khôn nguôi.
Báo hiếu cha mẹ thì đừng chờ sau này
Có một câu chuyện do một vị bác sĩ kể lại, cũng là sự hối hận đau khổ tột cùng của người con:
“Một ngày nọ, tôi nhận được một cuộc điện thoại với giọng lạc đi: Có phải bác sĩ An đó không ạ?
– Vâng, tôi bác sĩ An nghe đây.
– Tôi gọi để báo cho bác sĩ biết. Ba tôi… đã mất rồi ạ…
Tôi ngạc nhiên quá mới hỏi lại: ‘Tôi mới vừa khám cho bác cách nay vài tuần, thấy bác còn khỏe mạnh lắm mà. Sao bác lại có thể ra đi nhanh như vậy được?’
Phải lặng đi một hồi lâu tôi mới bắt đầu nghe thấy đầu dây bên kia là tiếng nấc nghẹn. Một lúc sau mới bình tĩnh lại rồi thì thào nói: Ba tôi tuyệt thực đến chết bác sĩ ạ…
Tôi kinh ngạc hỏi lại: ‘Sao lại tuyệt thực được, người nhà đâu? Con cháu đâu? Sao lại để cho bác tuyệt thực’. Đáp lại tôi chỉ là tiếng khóc rất to…
Con cái chưa bao giờ thực sự hiểu cho cha mẹ
Tôi nhớ lại về ông cụ, ông là bệnh nhân lâu năm của tôi. Có lần ông nói với tôi: ‘Bác sĩ này, bác sĩ cho tôi uống thuốc hay là tiêm… để cho tôi chết được không?’
Tôi thoáng ngạc nhiên, vì thực ra bác khá khỏe; dù đã 90 tuổi nhưng ăn uống và thể dục rất điều độ. Vậy tại sao lại có yêu cầu kỳ lạ như vậy được? Tôi nhẹ nhàng hỏi bác: ‘Bác ơi, bác cảm thấy khó chịu hay đau ở đâu ạ?’
– Tôi không đau ở đâu hết bác sĩ ạ. Nhưng tôi buồn lắm. Con cháu đi làm hết, tôi ở trong phòng với 4 bức tường, tôi cô đơn lắm. Bây giờ tôi chỉ muốn chết thôi; tôi muốn về thế giới bên kia với bà nhà tôi.
Tôi an ủi bác: ‘Bác đừng suy nghĩ thế, bác phải sống vui sống khỏe cùng con cháu chứ. Bác mà khỏe mạnh thì con cháu cũng hạnh phúc mà’.
Ông chỉ chậm rãi nói: ‘Tôi không nghĩ thế bác sĩ à’.
Thế là ông – một giáo sư giảng dạy tiếng Pháp đã tự tìm đến cái chết khi không được bác sĩ trợ giúp. Ông ở riêng trong phòng, vẫn đều đặn lấy thức ăn khi người nhà chuẩn bị cho ông. Nhưng ông lặng lẽ đổ hết xuống bồn cầu rồi trả lại khay thức ăn đã sạch bong. Cứ như vậy cho đến lúc người nhà phát hiện ra thì ông đã kiệt sức và không thể cứu được nữa…”
Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, hãy yêu thương cha mẹ khi còn có thể
Khi cha mẹ còn sống, mỗi lần gọi điện giục về ăn cơm đoàn viên là lại thấy phiền phức; chỉ muốn bay nhảy bên ngoài, tìm cho mình một không gian riêng tự do. Khi cha mẹ ốm đau, chỉ mới chăm sóc được một thời gian ngắn là đã thấy gánh nặng; thái độ dần dần đã khác đi ít nhiều. Thật là chưa bao giờ hiểu cho cha mẹ, cả đời vất vả ngược xuôi; cuối cùng thì chỉ còn con cháu là thứ duy nhất để níu kéo lại trong cuộc đời này…
Khi cha mẹ mất rồi, không còn ai gọi bạn về nhà nữa; không còn ai quan tâm đến từng sở thích nhỏ nhặt của bạn nữa. Lúc này bạn mới thấy mất mát và trống rỗng, muốn được sưởi ấm đôi tay của cha mẹ nhưng cũng không còn được nữa. Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, hãy báo hiếu cha mẹ khi còn có thể, đừng chờ đợi đến sau này, vì sau này có thể sẽ không bao giờ có nữa…
Theo Tinh Hoa
Từ Khóa:Gia đình hạnh phúcTừ khóa » Cây Muốn Lặng Mà Gió Chẳng Ngừng Nghĩa Là Gì
-
“Cây Muốn Lặng, Gió Chẳng đừng”: Muốn Yên Mà Có được đâu!
-
Giải Thích ý Nghĩa Cây Muốn Lặng Mà Gió Chẳng Ngừng Là Gì?
-
Top 9 Giải Thích Câu Thành Ngữ Cây Muốn Lặng Mà Gió Chẳng Ngừng ...
-
Cây Muốn Lặng Mà Gió Chẳng Ngừng - Gõ Tiếng Việt
-
Cây Muốn Lặng Mà Gió Chẳng Ngừng - Bạn đã Hiểu Hết ý Nghĩa?
-
Cây Muốn Lặng Mà Gió Chẳng Ngừng, Con Muốn Phụng Dưỡng ...
-
Cây Muốn Lặng, Gió Chẳng đừng Là Gì? - Từ điển Thành Ngữ Tiếng Việt
-
Cây Muốn Lặng Mà Gió Chẳng Ngừng Tiếng Trung Là Gì? - Từ điển Số
-
Tục Ngữ: Cây Muốn Lặng, Gió Chẳng Dừng - Ca Dao Mẹ
-
Cây Muốn Lặng Mà Gió Chẳng Ngừng - Báo Tuổi Trẻ
-
PUMNUC: "CÂY MUỐN LẶNG MÀ GIÓ CHẲNG NGỪNG"
-
Ý Nghĩa Của Câu:cây Muốn Dừng Mà Gió Chẳng Dừng - Hoc24
-
Cây Muốn Lặng Mà Gió Chẳng đừng ! - :: ::