Cây Mướp Làm Thuốc - Y Học Cổ Truyền

Cây mướp làm thuốc Ngày đăng 02/03/2020 | 10:50 | Lượt xem: 9916

Cây mướp được trồng phổ biến lấy quả làm rau ăn, vị thuốc. Trong Dược học cổ truyền, cây mướp thuộc họ bí, có vị ngọt, tính mát, không độc có tác dụng thanh nhiệt, nhuận da, điều kinh, chỉ đới, bình can, thông kinh, hoạt huyết. Nhiều bộ phận của cây mướp đều có tác dụng chữa bệnh.

TIN LIÊN QUAN

Theo tài liệu nước ngoài, lá mướp tươi giã nát, đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy, phát ban ở trẻ em. Dịch ép từ lá mướp có tác dụng điều kinh. Quả mướp đốt thành tro, pha nước uống chữa đau lưng, viêm vú. Quả mướp non nấu ăn là thuốc thanh nhiệt, giải độc, lợi sữa.

Sau đây là một số bài thuốc thường dùng để bạn đọc tham khảo:

Lá mướp: Để tươi hoặc phơi khô. Dược liệu có vị đắng, chua, tính hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, giảm ho, giải độc, tiêu thũng.

Chữa viêm họng: Lá mướp hương rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống làm 1 lần.

Chữa ho kéo dài: Lá mướp hương 20g nấu nước uống.

Chữa phù thũng: Lá mướp hương 15g, cây cứt lợn 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm 1 lần trong ngày. Dùng 5 - 7 ngày.

Thuốc dùng ngoài:

Lá mướp để tươi, giã nát, lọc lấy nước bôi chữa lở đầu, mẩn ngứa.

Lá mướp nướng, vò nát, xát lại chữa nước ăn chân.

Lá mướp phơi khô, đốt tồn tính, tán bột mịn, hoà với dầu vừng, bôi chữa nứt nẻ đầu vú, chảy máu chân răng.

Quả mướp: có vị ngọt, tính bình, nấu canh ăn hằng ngày có tác dụng nhuận tràng và làm giảm đau.

Chữa kinh nguyệt không thông: Quả mướp phơi khô, đốt tồn tính, tán bột, lấy 8 - 16g trộn với tiết vịt trắng và ít rượu, uống vào sáng sớm lúc đói.

Chữa băng huyết: Đài tồn tại của quả mướp 2 cái, lá huyết dụ 3 lá, rễ cỏ tranh 20g, rễ cỏ giày 20g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống trong ngày,

Chữa đau lưng: Vỏ quả mướp già (chưa thành xơ), hạt gấc, hạt trám, đốt thành than, trộn với mỡ lợn, bôi ngày vài lần chữa mụn nhọt. Hoặc dùng bài: hạt mướp già 10g sao vàng, sắc nước uống.

Thuốc tăng tiết sữa và hoạt huyết: Quả mướp non nấu với chân giò hoặc móng giò lợn.

Thân cây mướp: tên thuốc là ty qua đằng hay thiên la. Lấy từ mặt đất trở lên độ 1m, chặt nhỏ, đốt tồn tính, tán mịn, uống mỗi lần 10g với ít rượu chữa viêm xoang mũi, chảy nước mũi .

Chữa đau lưng, đau hông do thấp nhiệt: Thân cây mướp 30g, phối hợp với xa tiền tử 30g, hổ trượng 15g, hoàng bá 10g, sắc nước uống ngày 1 thang.

Chữa sốt cao, đau đầu: Hoa mướp 20g, hạt đậu xanh 100g. Đậu xanh để cả vỏ, nấu nhừ chắt lấy nước rồi cho hoa mướp đã thái nhỏ vào, đun sôi trong 5 phút. Để nguội. Uống làm 2-3 lần trong ngày.

Xơ mướp: Xơ mướp được dùng trong Y học cổ truyền với tên thuốc là ty qua lạc, có vị ngọt dịu, tính bình, có tác dụng cầm máu, thông kinh lạc, chống co thắt, thúc sởi, lợi tiểu. Thứ sợi nhỏ kết chặt vào nhau, chất dai, sạch trắng, không còn sót vỏ và hạt. Dược liệu được dùng trong những trường hợp sau:

Chữa trĩ ra máu, rong kinh, băng huyết, kiết lỵ ra máu: xơ mướp đốt tồn tính, tán bột, uống mỗi ngày 4 - 8g chia làm 2 lần chiêu với nước ấm.

Chữa tắc tia sữa: xơ mướp 1 cái, gai bồ kết 10 cái, hành tươi hoặc phơi khô 1 củ. Tất cả băm nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng 2 - 3 ngày. Kết hợp xoa nắn vú cho thông tia sữa.

Chữa hen: Xơ mướp 20g cắt nhỏ, sao; hạt đay quả dài 12g, giã dập, sao. Trộn đều, sắc uống lúc nóng. Ngày 2 lần. Dùng 2 - 3 ngày.

Chữa bế kinh: Xơ mướp đốt tồn tính, tán nhỏ, trộn với tiết chim bồ câu trắng hoàn viên, rồi phơi khô, tán nhỏ. Mỗi lần uống 8g với rượu vào lúc đói.

Chữa sởi (làm sởi mọc nhanh và mọc đều): xơ mướp 20g, kinh giới 12g, bạch chỉ 12g, kim ngân 12g, cỏ mần trầu 8g, cam thảo nam 4g. Tất cả thái nhỏ, sao vàng, sắc uống làm 2 lần trong ngày.

Rễ mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, thông lạc chữa đau nửa đầu, viêm mũi, viêm xoang, ho, đau lưng với liều uống mỗi ngày 15 - 30g dưới dạng thuốc sắc.

Thanh Hiển

(Theo Báo sức khỏe & Đời sống)

ad syt ad

Các tin khác
  • Y học cổ truyền góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân Thủ đô
  • Phát huy thế mạnh trong khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền trên địa bàn quận Long Biên
  • Hội Đông y thành phố Hà Nội đồng hành cùng sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân
  • Ngày hội Đông y năm 2023 - Vì sức khỏe cộng đồng
  • Ngành Đông y quận Hoàng Mai: Nhìn lại chặng đường 15 năm phát triển
  • Thanh Trì: phát triển y học cổ truyền trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân

  • Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
  • Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa (Mới)

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Chọn liên kết Đang online: 319 Lượt truy cập trong tuần: 50173 Lượt truy cập trong tháng: 150258 Lượt truy cập trong năm: 3023372 Tổng số lượt truy cập: 47090760 Về đầu trang

Từ khóa » Tác Dụng Của Cây Và Lá Mướp đắng