Cây Na Thái

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRUNG TÂM THỰC NGHIỆM VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ

——————***—————–

 

QUY TRÌNH KỸ THUẬT

TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NA

 

Nhóm tác giả biên soạn: 1. GVC.TS. Nguyễn Mai Thơm

  1. ThS. Nguyễn Thu Thủy
  2. ThS. Nguyễn Ngọc Dũng
  3. ThS. Vũ Xuân hải
  4. ThS. Nguyễn Thị Ngàn 
  1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÂY NA
  2. Đặc điểm sinh học:

Na là cây xứ nóng, được trồng ở khắp mọi miền đất nước, có khoảng 50 giống na, ở nước ta, thường gặp các giống na (na dai, na bở, na phấn)

Cây na bở: Ưu điểm quả dài, to, độ ngọt vừa phải ăn mát, nhược điểm khi chín ăn hạt không dóc, khó vận chuyển, thị trường tiêu thụ không ưa chuộng nên kém hiệu quả. Nhận dạng phần cuống có vành khuyên, mắt gồ, màu xanh.

Cây na phấn: Ưu điểm, dễ đậu quả, quả tròn sai mắt đẹp ăn mát độ ngọt vừa phải, nhược điểm chín ăn hạt không dóc khi chín dễ bị nát nên khó vận chuyển thị trường tiêu thụ chậm, cả hai giống na bở và na phấn không có thị trường tiêu thụ nhiều nên nông dân không mở rộng diện tích và không đi vào chuyên canh.

Cây na dai:

+ Na dai mắt gồ: Ưu điểm quả dài mắt gồ khi nở, mắt rãnh hồng mẫu mã đẹp, cùi dầy, dai, độ đường cao ngọt sắc. Khi chín dễ vận chuyển, thời gian bảo quản dài khi chín ăn dóc hạt. Nhược điểm: để tự nhiên đậu quả ít hay bị méo.

+ Na mắt lỳ: Ưu điểm quả tròn và ra tự nhiên sai quả, cùi dày dai, độ đường cao ngọt sắc khi chín ăn dóc hạt, dễ vận chuyển. Nhược điểm quả bé hơn mắt na mắt gồ được trồng phổ biến nhiều hơn.

Cây Na thái lan là giống na mới có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt và có khả năng chịu sâu bệnh tốt, chịu úng chịu hạn cao.và phù hợp với khí hậu miền bắc nước ta. Cây Na thái giống có chiều cao từ 30-40cm -Trọng lượng trái từ 0,5kg đến 1kg.Tỷ lệ hạt rất ít ( chiếm khoảng 20% đến 30% hạt so với giống na dai hiện có ở việt nam) Không chỉ quả to, mã đẹp mà na Thái còn được cả người bán và người mua hài lòng khi có vị thơm, ngọt đậm. Chủ các cửa hàng hoa quả cho biết loại na Thái rất được khách ở Hà Nội ưa chuộng vì quả to, vị ngọt, biếu nhìn rất đẹp mắt mà để ăn thì cũng dôi hơn rất nhiều so với na thường. Bởi đối với na thường, 10 quả mới được 1 kg nhưng nhiều vỏ và cuống trong khi na Thái quả to, thịt dày và ít hạt nên ăn dôi hơn.

  1. Cách chọn giống:

+ Chọn cây: sai quả không bị hiện tượng ra quả cách năm, đảm bảo đúng giống cần chọn, có thể để lấy mắt ghép hoăc lấy hạt.

+ Chọn quả để lấy hạt: Quả dài chín giữa vụ, quả không bị sâu bệnh, có thể chảy quả bộp hoặc quả chín cây, bỏ hạt ở phần cuống lấy ở giữa quả trở đi. Chọn những hạt đen và mẩy, rửa sạch hạt, tãi ra phơi trong nhà hoặc dưới nắng nhẹ đảm bảo tỷ lệ nảy mầm. Hạn chế lấy quả cuối vụ.

 KỸ THUẬT CHĂM SÓC:

+ Thời điểm gieo hạt: cuối tháng 8, đầu tháng 9 âm lịch và tháng 2 âm lịch (tháng 2 gieo thích hợp hơn, tỷ lệ nảy mầm và cây con có tỷ lệ sống cao hơn)

+ Cách xử lý hạt giống: lấy nước ấm tay có thể 45 – 550C pha thuốc F95 theo hướng dẫn trên bao bì. Ngâm hạt ngập trong dung dịch trên thời gian khoảng 2 ngày, 2 đêm. Sau mỗi ngày phải thay nước, đãi rửa chống chua, thối hạt.

+ Ủ hạt: khi hạt đã ngâm trong dung địch đạt tiêu chuẩn ta tiến hành ủ hạt trong cát, tải, giẻ ẩm để hạt nứt nanh và đem gieo (thời gian ủ cho đến này mầm khoảng 5 – 10 ngày).

+ Có thể gieo hạt trong bầu hoặc gieo hạt theo luống hoặc gieo trực tiếp. (Chú ý phải xử lý đất trước khi gieo).

  1. Kỹ thuật ghép:

+ Thời vụ ghép: nên ghép vào tháng 8 – 9 trong năm;

+ Chuẩn bị cây gốc ghép đạt tiêu chuẩn là những cây được nhân giống từ hạt, cây sinh trưởng khỏe, có đường kính gốc từ 1 – 1,5 cm;

+ Chọn cành lấy mắt ghép: chọn cành trên cây là những cành sinh trưởng khỏe, có đường kính từ 0,6 – 1,5cm, các mắt trên cành không phải là măt ngủ có độ gồ cao;

+ Có thể ghép đoạn cành hoặc ghép mắt nhỏ có gỗ.

  1. Chăm sóc giai đoạn kiến thiết cơ bản:

+ Trồng na với mật độ: 3 x 4m, trồng so le nanh sấu. Không nên đào hố sâu và rộng, trồng cây bằng mặt đất hoặc ụ cao để trồng.

+ Sau khi mới trồng sau khi cây bén rễ thì nên dùng thuốc kích rễ để tưới cho cây

+ Trong 2 – 3 năm đầu nên tạo tán cho cây chú ý tạo tán thấp và đều tán về các hướng

+ Bón phân cho na trong giai đoạn nầy chú ý bón đúng liều lượng và nên bón để kích thích các cành lá

+ Loại phân: Vôi bột 70 -100kg/ sào, phân chuồng 5 – 6 tạ/sào, phân lân, phân đạm, kali

+ Bón vào 3 lần/ năm lần 1:  tháng 12 – 1 lần 2 tháng 5 -6, lần 3 tháng 9 -10.

  1. Chăm sóc giai đoạn kinh doanh:
  2. Chăm sóc phục hồi:

Sau một thời gian nuôi quả nhiều cây bị suy nặng nếu không cân đối được nguồn dinh dưỡng, mặt khác, sau thu hoạch xong, cây tiếp tục sinh trưởng trong mùa khô, thiếu nước, cây trơ cành trụi lá và khi có mưa hay nước tưới trở lại, cây tiếp tục ra lá non mới và ra hoa, tuy nhiên, bệnh vàng lá sẽ xuất hiện rất nhiều làm cho việc nuôi hoa, trái bị ảnh hưởng.

Để giúp cây phục hồi nhanh chóng và cây sinh trưởng tốt, bà con nên có một chế độ chăm sóc như sau:

– Khi có mưa hay nước tưới trở lại, tiến hành bón phân gốc: mỗi cây bón 200gr NPK 16-16-8 + phân hữu cơ (phân bò, dây đậu,…).

– Pha 20 ml TOBA NET (phục hồi rễ)/ thùng 10 lít nước tưới vào gốc.

– Khi có lá non: pha 10ml TOBA D.H.A/ bình phun 8 lít phun vào tán lá.

Với các thao tác trên, cây sẽ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết, sinh trưởng tốt, chống chịu được sâu bệnh và sẳn sàng cho vụ mới.

Việc xử lý ra hoa và đậu trái Na ở vụ 1 (tháng 3-4 âm lịch) tương đối đơn giản do na có đặc điểm trong mùa khô cây rụng lá sau đó có mưa hoặc tưới nước cây sẽ đâm ra chồi lá mới và trên cành có mang theo hoa.

Tuy nhiên ở vụ 2 (khoảng tháng 7-8 âm lịch) việc xử lý ra hoa gặp nhiều trở ngại do mưa nhiều, cây chỉ ra lá và khó ra hoa. Ở Đông Phú, Lục Nam ít áp dụng. Trong vụ mưa, việc xử lý ra hoa tuy khó khăn nhưng sẽ thuận lợi cho việc nuôi quả và giá bán sẽ cao hơn do cận kề dịp Tết.

  1. Giai đoạn chuẩn bị ra hoa:

Trước khi suốt lá khoảng 25 – 30 ngày, song song với việc làm cỏ vệ sinh, tỉa cành, nên bón phân gốc với lượng 300 gam NPK+ 150 gam KCl + phân hữu cơ (15 – 20 kg) cho cây 4 -5 năm tuổi, tán lá 1.5 – 2 m. Sau đó hoà 15g TOBA SUN phun uớt toàn bộ tán lá, có thể phun 2 –3 lần.

TOBASUN (8-58-8) có chưá hàm lượng lân dể tiêu cao nhằm ức chế chồi mầm,giúp lá già đồg loạt, thúc đẩy mạnh quá trình phân hoá mầm hoa. Ngoài ra, việc suốt lá sẽ dễ dàng hơn. Đây là ưu điểm của TOBA-SUN so với việc gây rụng lá bằng cách dùng thuốc cỏ gốc Paraquar hay Ure, Kali đậm đặc.

Sau gần 1 tháng khi thấy lá già dòn, bà con nên tiến hành suốt lá già và cắt bớt các cành ngọn (tiếp giáp giữa cành non với cành bánh tẽ) nhằm kích thích chồi mầm ở đoạn còn lại phát triển mạnh, thuận lợi cho việc mang hoa và trái sau này.

Đồng thời, với việc suốt lá cắt cành cành non bà con nên tiến hành cách tỉa bỏ bớt cành già cỗi, cành sâu bệnh, cành khô, cành vô hiệu.

Sau các động tác trên, cây mãng cầu sẽ trụi lá, lúc này nên tiến hành phun thuốc trừ bệnh trên toàn bộ cành nhằm hạn chế các nhóm nấm bệnh xâm nhập qua vết thương do cắt tỉa.

Sau khi suốt lá 2- 3 ngày hòa 200g F94 trong 10 lít nước tưới quanh gốc theo hình chiếu tán cây. Sau 7-10 ngày , chồi lá non nhú: hòa 50g F94 +TOBA D.H.A (10cc) vào bình 8 lít phun toàn bộ cây, sau đó hoa sẽ xuất hiện ở nách lá.

Khoảng một tuần sau khi cắt, ở mỗi cành sẽ nhú lên nhiều chồi, bà con nên tỉa bớt, chỉ chừa mỗi cành khoảng 4-6 chồi.

  1. Dưỡng hoa và tăng tỉ lệ đậu trái
  • Khi ở nách lá hoa đã ra đều, hòa 8 ml F.95 +5cc Confidor /bình 8 lít nhằm tăng tỷ lê đậu trái và phòng trừ các loại sâu rầy xâm nhập.
  • Khi hoa bắt đầu nở cho đến khi có một số trái đâụ, cần phun F 95 môt lần nữa và pha thêm thuốc bệnh như Altra col, Bavistin, Bayfidan, Topsin M…
  • Khi trái đã đậu, để hạn chế rụng trái non và giúp trái lớn nhanh, hòa 10ml TOBA FRUIT vào bình 8 lít phun ướt đều tán lá.
  1. Nuôi quả, để quả to và đẹp màu

Phân bón gốc: Trong thời gian từ lúc quả đậu cho đến lúc trước thu hoạch khoảng một tháng, nên tiến hành bón phân gốc bằng các loại phân NPK 20-20-15 (300g/cây) và phân hữu cơ, ở giai đoạn cuối cần bón các loại phân giàu Kali để quả sáng, nở gai và đẹp màu, chất lượng ngọt.

Phân phun qua lá: Hòa 20g TOBA LỚN TRÁI phun định kỳ 7-10 ngày/lần từ lúc quả bằng viên bi đến trước thu hoạch khoảng một tháng, nhằm giúp trái phì, cơm dày, múi lớn, nở gai. Khi phun nên kết hợp với các loại thuốc trừ sâu như Supracide, Basudin 50ND, Bi 58, …để phòng trừ các loại rầy , rệp gây hại. Ở giai đoạn cuối nên hạn chế các loại thuốc phì quả, chỉ sử dụng các loại phân giàu Kali như F.94 đồng thời cần phun thêm Urê sữa (Nitrat Canxi, 50g/bình 8lít) để tăng chất lượng qủa.

Tưới nước: Trong giai đoạn đầu trước khi trái chuyển màu và nở gai, cần tưới đều và đầy đủ, khi quả bắt đầu chuyển màu cho đến gần thời gian thu hoạch , phải giảm dần lượng nước tưới.

Tỉa quả non: Phải tỉa bớt lượng quả non sao cho số quả còn lại tương xứng với cây, nên tỉa bỏ khi trái tương đương với trái chanh, đồng thời tỉa bỏ những quả xấu, méo mó, sâu bệnh

  1. Kỹ thuật thụ phấn cho na:

Khi hoa chuẩn bị nở bà con nên chuẩn bị các dụng cụ để thụ phấn bổ xung cho hoa sẽ làm tăng năng suất, mẫu mã, chất lượng quả.

– Lấy hoa đầu cành thụ cho hoa mọc ở thân và cành to, cách chọn khi hoa nở có màu trắng xanh thì lấy không được lấy hoa non, không lấy hoa có màu trắng đục nở hết cỡ. Hoa lấy phấn màu nào thì thụ hoa giống như vậy.

– Cách láy phấn, có 2 cách (lấy thụ trực tiếp, lấy hoa trước và thụ phấn sau)

+ Lấy hoa trực tiếp ngăt hết cánh hoa, dùng ống thụ đưa vùng quanh nhụy hoa để lấy phấn vào ống lấy từ 2 – 3 hoa cứ 1 hoa thụ cho 3 hoa.

+ Sáng lấy hoa để vào tờ báo phơi trong mát, khi hoa héo lấy dần hoặc rổ sàng ra tờ báo, sao đó lấy phấn đem đi thụ

Thao tác thụ như sau: dùng bàn tay trái ngửa lên trời, ngón trỏ và ngón giữa kẹp lấy cuống hoa định thụ phấn, ngón cái uốn cong 1 trong 3 cánh hoa, động tác phải nhẹ nhàng tránh làm gãy cuống hoa hoặc cánh hoa bị uốn cong. Tay phải dùng một cái bút lông chấm vào trong bình đựng phấn để cho phấn dính vào đầu bút, khe khẽ lùa vào khe giữa các cánh hoa đã được tách ra, xoay tròn đầu bút lông cho phấn quệt vào đầu nhuỵ và dính vào đó

  1. Phòng trừ sâu bệnh
  2. Rệp sáp phấn:

Gây hại trên lá, quả. Cơ thể rệp phủ đầy chất sáp trắng như phấn. Rệp sáp tập trung chích hút trên lá và quả làm cho lá bị quăn, quả bị chai không lớn được. Nếu rệp sáp tấn công vào giai đoạn quả non thì quả thường bị rụng. Nếu tấn công vào giai đoạn quả đã phát triển, quả sẽ mất giá trị thương phẩm. Khi chích hút quả na, rệp sáp tiết ra chất mật ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm cây sinh trưởng kém. Rệp sáp phấn xuất hiện quanh năm trên các vườn na, gây hại nặng vào mùa nắng.

Biện pháp phòng và trị rệp sáp phấn:

– Sau khi thu hoạch, tỉa xén cành làm cho vườn thật thông thoáng đồng thời loại bỏ cành đã bị nhiễm rệp sáp.

– Khi mật độ rệp cao, có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu ít gây hại cho thiên địch như: DRAGON 585EC (15ml/ 8 lít nước), SAGO SUPER 20EC (25 ml/ 8 lít nước), DIMENAT 40EC. Nên phun 2 lần liên tiếp cách nhau 7-10 ngày để bảo đảm diệt sạch rệp sáp. Chú ý đảm bảo thời gian cách ly.

  1. Sâu đục quả:

Thành trùng là loài bướm có màu nâu xám, cánh trước có màu xanh ánh kim. Sâu non có màu đen, khi phát triển đầy đủ, sâu non dài khoảng 20-22mm. Sâu non mới nở ra bắt đầu cắn đục vào bên trong thịt quả. Triệu chứng để thấy là bên ngoài vỏ quả có phân sâu đùn ra ngoài. Thường một quả có nhiều sâu phá hại.

Biện pháp phòng trị:

Khi na có quả, cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện sâu kịp thời. Loại bỏ những quả bị sâu ra khỏi vườn. Sử dụng một trong các loại thuốc như sau: SHERZOL 205EC (20 ml pha cho 1 bình 8 lít nước phun khi quả cỡ ngón tay út); SECSAIGON 25EC, FENBIS 25EC… Chú ý phun kỹ vào quả, không cần phun tràn lan cả vườn để hạn chế lượng thuốc sâu sử dụng đồng thời duy trì được quần thể thiên địch trong vườn, cũng cần bảo đảm thời gian cách ly như quy định.

  1. Bọ vòi voi gây hại hoa na: 

Trưởng thành là một loài bọ cánh cứng có màu nâu lợt, đầu kéo dài ra trước tựa như cái vòi, miệng nhai ở cuối vòi. Con cái đẻ trứng vào các vết đục trên cánh hoa. Cả thanh trùng và ấu trùng đều ăn, đục phá cánh hoa. Tấn công hoa mới nở làm cho hoa đen và khô, các hoa bị khô vẫn dính vào cây. Mỗi hoa có thể có từ 5-10 con bọ vòi voi.

Biện pháp phòng trị:

Do bọ vòi voi thường ẩn nấp trong cánh hoa nên các loại thuốc trừ sâu thông thường ít hiệu quả với chúng. Phải sử dụng các loại thuốc có tính xông hơi mạnh mới có thể xua đuổi con trưởng thành và tiêu diệt được ấu trùng. Có thể sử dụng các loại thuốc sau: DRAGON 585EC pha 10ml cho 1 bình 8 lít nước, SAGO-SUPER 20 EC pha 25ml cho 1 bình 8 lít nước, PYRINEX 20 EC pha 25ml cho 1 bình 8 lít nước phun đẫm lên hoa trước khi đa số hoa trên cây nở.

  1. Bệnh thán thư: 

Là bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất đối với cây na. Bệnh hại cả trên lá, ngọn, hoa và quả. Trên lá, bệnh tạo thành các đốm nâu hình tròn, xung quanh viền vàng, lâu dần hoá thành các vòng đen đồng tâm chứa các bào tử nấm. Trên ngọn, bệnh làm khô búp, hoa và quả. Quả non bị bệnh thì khô đen và rụng. Quả lớn có thể bị khô đen một phần.

Biện pháp phòng trị:

Phun ngừa từ khi quả còn nhỏ đến trước khi thu hoạch 10 ngày. Nên phun định kỳ khoảng nửa tháng một lần, có thể sử dụng các loại thuốc sau đây:

– BENDAZOL 50 WP: Pha 10 gram cho 1 bình 8 lít nước.

– CARBENZIM 500FL: Pha 15ml cho 1 bình 8 lít nước.

  1. Bệnh thối rễ:

Do nấm Fusarium solani gây ra. Cây bị bệnh có biểu hiện sinh trưởng kém dần, lá vàng và rụng, quả ít và nhỏ. Nấm sống trong đất phá hoại bộ rễ, hạn chế sự hấp thu nước và chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. Bị hại nặng lâu ngày bộ rễ có thể bị hư hại hoàn toàn làm cây bị chết.

Biện pháp phòng trị :

– Không để vườn na bị đọng nước vào mùa mưa.

– Hàng năm, bón bổ sung vôi và dùng thuốc Bordeaux hoặc các loại thuốc gốc đồng tưới vào gốc 2-3 lần cũng hạn chế được bệnh…

QTKT TRỒNG CÂY NA THÁI

1, Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

– Gieo hạt: chọn quả to, ngon, chính vụ ở cây sai quả, quả ở ngoài tán. Trước khi gieo đập nhẹ cho nứt vỏ hoặc xát trong túi cát cho mỏng vỏ. – Ghép mắt hoặc ghép cành, cây mau ra quả và đồng đều hơn.

2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

* Thời vụ trồng: – Thời vụ trồng thích hợp là vào đầu mùa xuân và có thể kéo dài đến tháng 8, 9. * Mật độ trồng: Na nên trồng mật độ cao, mỗi cây chiếm diện tích 2x3m.

3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

– Đào hố: Hố trồng được chuẩn bị trước 2 -3 tháng, sâu 0,5m, rộng 0,5m, hình vuông, chữ nhật hoặc hình tròn.

4, Phân Bón Lót:

– Bón lót mỗi hố 20-30g phân chuồng hoai mục + 0,2kg supe lân trộn đều với đất, ủ trước 2-3 tháng

5, Kỹ Thuật Trồng Cây Na Thái:

Cây trồng ở giữa hố, bầu đặt ngang với mặt đất (không trồng sâu gây nghẹt rễ, sinh trưởng kém), tưới nước, ấn cho chặt gốc, duy trì độ ẩm 70 -80%.

6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Na Thái:

6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

– Tưới nước: Trong thời kỳ cây còn nhỏ cần tưới nước quanh năm nhằm cung cấp đủ nước cho các đợt lộc non hình thành và phát triển. Đặc biệt trong thời gian đầu sau khi trồng mới, việc tưới nước cần phải duy trì từ 3-4 ngày/lần. Càng về sau số lần tưới càng ít đi nhưng phải duy trì được độ ẩm thường xuyên cho diện tích đất xung quanh gốc, dùng rơm rác mục, cỏ khô tủ lại xung quanh gốc, tủ phần tán cây có bán kính 0,8-1m, và để trống phần diện tích cách gốc 20cm để hạn chế côn trùng, sâu bọ làm tổ, phá hoại gốc.

– Làm cỏ: Làm cỏ cần tiến hành thường xuyên, tùy theo đặc điểm của từng vùng ta có cách thức xử lý cỏ phù hợp khác nhau, phơi khô cỏ sau đó tủ lại xung quanh gốc cây.

6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Na Thái:

Trong 3 năm đầu cần bón nhiều đạm để cây sinh trưởng thân, lá tốt. Bón NPK tỷ lệ 2:1:1. Cứ 1-2 tháng bón một lần khi thời tiết mưa ẩm. Mỗi cây bón 0,1- 0,2kg urê + 0,05-0,1kg kali + 0,2-0,5kg supe lân, cách gốc 30-50cm. Phân chuồng bón 30-50kg, cách gốc 50-60cm vào hai hốc đối xứng (đông-tây hoặc nam-bắc).

7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Na Thái:

– Na ít sâu bệnh. Tuy vậy cần chú ý phòng trị rệp sáp, rất phổ biến ở các vườn ít chăm sóc. Khi Na chưa có trái rệp bám ở dưới mặt lá, dễ nhận ra ở màu trắng sáp và các tua trắng quanh mình, sinh sôi ở đó. Khi có trái thì bám vào trái hút nhựa, từ khi trái còn non đến tận khi chín, thường ở kẽ giáp ranh giữa hai múi vì chỗ này vỏ mỏng, không những làm mất mỹ quan, khó bán được, mà còn làm giảm chất lượng do vị nhạt.

– Trị bằng thuốc: Supracid, Bi 58ND, Applaud, Mipcin,… Xịt vào cuối vụ, khi không còn trái. Khi có trái, xịt cả vào trái, vào lá. Khi trái sắp chín, không xịt nữa, tránh gây độc cho người tiêu thụ.

8, Thu Hoạch và Bảo Quản:

Dấu hiệu Na chín là màu trắng xuất hiện ở các kẽ ranh giới giữa 2 mắt, và các kẽ này đầy lên, đỉnh múi thấp xuống (Na mở mắt). Ở một số giống xuất hiện những kẽ nứt và ở các giống “Na bở” kẽ nứt toác. Nên lót lá tươi, lá chuối khô để trái khỏi sát vào nhau, vỏ nát thâm lại, mã xấu đi, khó bán. Hái xong nên vận chuyển ngay đến nơi tiêu thụ vì khi chín rồi, dù là Na dai, vẫn dễ nát.

Từ khóa » Ghép Na Vào Tháng Mấy