Cây Ngô Đồng - Bật Mí Thông Tin, Cách Trồng Và Chăm Sóc | Canh Điền

Cây ngô đồng thân gỗ là loại cây có chiều cao trên cả chục mét, hè đến những nụ hoa trông giống những rặng san hô bắt đầu đơm bông. Khi nở rộ toàn cây có màu hồng hoặc đỏ tươi rất hấp dẫn, thu hút nhiều người chiêm ngưỡng. Hoa đẹp là vậy, nhưng quả và hạt lại có độc tính mạnh nên cần cảnh báo nguy hiểm không cho trẻ nhỏ ăn loại quả này.

Mục lục ẩn I. Tổng quan II. Đặc điểm của cây ngô đồng III. Công dụng và ý nghĩa 1. Ý nghĩa 2. Tác dụng IV. Cách trồng và chăm sóc 1. Cách trồng cây 2. Cách chăm sóc

I. Tổng quan

Tên thường gọi:Cây Ngô đồng
Tên gọi khác:Cây dầu lai củ, cây dầu lai sen, sen núi, cây vạn linh. Đối với cây ngô đồng cảnh có tên gọi khác là cây sen lục bình
Tên khoa học:Jatropha podagrica Hook
Tên tiếng anhGuatemala Rhubarb, Physic Nut, Tactago, Chinese parasol tree
Họ thực vật:Cây ngô đồng thuộc họ Euphorbiaceae (họ Thầu dầu)
Nguồn gốc xuất sứ:Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc
Nơi sống:Cây ngô đồng thường mọc ở đồi núi, bãi đất hoang, rừng già
Phân bố:Cây có mặt hầu hết ở các nước thuộc châu Á
Màu sắc của hoa:Hoa ngô đồng có màu hồng hoặc đỏ tươi
Thời gian nở hoa:Cây thường nở hoa vào mùa hè
Bao gồm các loại câyCây ngô đồng thân gỗ và cây ngô đồng cảnh
Cây ngô đồng
Cây ngô đồng thường mọc ở đồi núi, bãi đất hoang, rừng già

II. Đặc điểm của cây ngô đồng

  • Hình dáng bên ngoài: Cây ngô đồng thân gỗ là cây có tán xum xuê, xanh tốt quanh năm. Cây ngô đồng cảnh thân gốc cây phình to như lọ lục bình, vỏ màu trắng xám, cây già vỏ xù xì.
  • Kích thước: Cây thân gỗ cao từ 10 – 15m, cây ngô đồng cảnh chỉ cao khoảng 1m, nếu chăm sóc tốt cao khoảng 2m.
  • Cành: Cây ngô đồng thân gỗ có cành và vỏ cây màu nâu hoặc màu xám đen ở cây già tuổi. Cành ngang hơi cong xuống ở phần ngọn cành nên tạo tán tròn, xum xuê làm bóng mát rất thích hợp.
  • Lá: Lá ngô đồng to bản chia thành 3 – 5 hoặc 7 thùy nhọn, lá già màu xanh thẫm, dày, cứng, trái lại lá non màu xanh lục nhạt, mềm, bóng mượt. Kích thước lá rộng khoảng 30cm, dài 30 – 35cm nếu sống trên đất màu mỡ. Cây không có hiện tượng rụng lá theo mùa, chỉ có lá già vàng úa rồi rụng, cây ra lá chồi quanh năm.
  • Hoa: Hoa ngô đồng thường ra theo cụm, có cả hoa đực và hoa cái trên cùng một cụm có chung cuống dài khoảng 30cm. Nụ hoa màu hồng trông giống như rặng san hô rất đẹp mắt, khi nở rộ xòe 5 cánh hoa màu đỏ rực như lửa, khi hoa rụng cánh là lúc quả non xuất hiện.
  • Quả: Quả ngô đồng giống như quả xoan nhưng chia làm 3 rãnh dọc theo chiều dài quả, bên cạnh rãnh là 3 múi nổi gồ lên. Quả non màu xanh, khi quả chín chuyển màu vàng nếu để quả già khô trên cây vỏ sẽ tự nứt, cùng chiều gió hạt có thể văng xa cả chục mét. Quả và hạt ngô đồng có chứa chất độc cho trẻ nhỏ, nếu ăn phải sẽ gây nôn mửa, thậm chí xuất huyết tiêu hóa.

III. Công dụng và ý nghĩa

1. Ý nghĩa

Theo sử sách Trung Hoa kể lại, ở triều đại nhà Hán cách đây hơn hai nghìn năm về trước đã có cây ngô đồng ngự trị ở trong khuôn viên hoàng cung. Tương truyền rằng, loài cây này có linh khí gì đó mà mà loài chim Phượng Hoàng thường đến trú ẩn. Thấy vậy, người dân nước này coi loài chim là một trong bốn con vật tứ linh: Long, Ly, Quy, Phượng.

Do đó trồng cây ngô đồng trong nhà luôn thể hiện khí tiết mạnh mẽ, uy nghiêm như Rồng. Và cầu mong mọi điều tốt lành, may mắn, bình an, đồng thời ngăn chặn tà khí và xua tan điềm gở đến với gia chủ.

2. Tác dụng

  • Tác dụng chữa bệnh

Theo đông y, cây ngô đồng cũng có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả trừ quả và hạt.

  • Lá, búp non ngô đồng: Dùng giã nát rồi đắp lên nốt mụn nhọt có tác dụng làm giảm sưng tấy, tiêu viêm, tiêu mủ, viêm tuyến mang tai, viêm hạch ở nhiều vị trí.
  • Nhựa ngô đồng: Có tác dụng làm se vết thương phần mềm, thường dùng để bôi lên vết thương phòng chống nhiễm trùng rất hiệu quả.
  • Vỏ Ngô đồng: Tước vỏ phơi hoặc sao khô sắc uống dùng làm thuốc tẩy giun, gây nôn, rửa ruột trong trường hợp ngộ độc.

Tuy nhiên quả và hạt cây ngô đồng lại có chứa chất độc Curin, chất này gây ngộ độc làm tổn thương cho gan và đường tiêu hóa. Nếu ăn phải quả này sẽ gây rối loạn tiêu hóa: Nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, nặng hơn nữa có thể gây xuất huyết tiêu hóa.

  • Tác dụng trang trí, làm cảnh

Cây ngô đồng thân gỗ có tán lá rộng xum xuê, hoa đẹp rực rỡ nên thường được trồng ở quanh sân trường học, sân vận động, khuôn viên bệnh viện… để làm cảnh, tạo bóng mát ở nơi cây được trồng.

  • Tác dụng khác

Gỗ cây ngô đồng rất bền, cứng, chắc nên triều đại nhà Hán thường dùng để làm nhạc cụ truyền thống như: Đàn (cầm), tiểu vỹ cầm (đàn viôlông ngày nay). Ngoài ra, còn được dùng để đóng đồ gia dụng cũng rất bền.

Tìm hiểu về cây ngô đồng
Cây ngô đồng ngoài công dụng trang trí làm cảnh, cây còn dùng để chữa nhiều loại bệnh

IV. Cách trồng và chăm sóc

1. Cách trồng cây

Cây ngô đồng thân gỗ rất dễ trồng và chăm sóc, chỉ cần hạt rơi xuống đất là mọc mầm lên cây mới. Cây chủ yếu mọc tự nhiên nên không cần chăm sóc cũng sinh trưởng tốt.

Đối với cây ngô đồng cảnh thì được nhân giống bằng cách giâm cành hoặc ươm hạt.

  • Chọn giống

Chọn cây ngô đồng khỏe mạnh, nhiều cành nhánh, không sâu bệnh. Chọn cành vừa phải chặt ra thành đoạn dài khoảng 15 – 20cm để khô nhựa chừng 24 giờ. Trước khi trồng nên bôi hoặc chấm thuốc kích rễ vào đầu gốc để cành giâm ra rễ nhanh hơn.

  • Đất trồng

Cây ngô đồng không kén chọn đất, cũng không cần quá cầu kỳ trong việc chọn loại đất cũng như loại phân lót. Chỉ cần dùng đất thịt pha chút cát cộng thêm chút phân vi sinh là trồng được.

Dùng chậu hoặc khay phù hợp với cành ươm, cho đất vào ¼ khay rồi cắm cành đã được bôi thuốc vào chậu. Đổ thêm ít đất bằng miệng khay rồi dùng sỏi trang trí trên mặt khay giúp làm ẩm đất lại vừa làm tăng thẩm mỹ của chậu cây.

2. Cách chăm sóc

Cây ngô đồng ưa sáng và ưa nước nên cần được tưới thường xuyên mỗi ngày một lần cho đến khi ra rễ, ra mầm lá.

Cây ngô đồng phải được đặt nơi có nhiều ánh sáng như: Cạnh cửa sổ, gần bóng điện, ban ngày trời nắng có thể mang cây ra nắng sớm để cây quang hợp khoảng 2 giờ. Mỗi tuần nên duy trì tưới nước và tắm nắng ít nhất là 3 lần để cây cứng cáp, khỏe mạnh.

Cây ngô đồng sinh trưởng tốt ở nhiệt độ từ 15 – 38 độ C, trên hoặc dưới mức này cây vẫn sống được nhưng kém thậm chí ngừng phát triển.

Cứ 3 tháng cần phải thay đất một lần và bón thêm phân chuồng hoặc phân vi lượng để cây ngô đồng không bị còi cọc, vàng lá.

Vì là cây nội thất nên rất ít khi bị sâu bệnh hại, bạn cũng không nên lo lắng quá mà nên tập trung chăm cây thật tốt.

Cây ngô đồng có nhiều tác dụng tốt là vậy nhưng cũng có những tác dụng phụ gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, nếu trồng cây trong nhà phải giáo dục, cảnh báo về sự nguy hại của quả ngô đồng cho trẻ nhỏ biết để tránh hậu quả xấu.

5/5 - (2 bình chọn)

Từ khóa » Cách Trồng Cây Ngô đồng Cảnh