Cây Ngũ Gia Bì - Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây | Canh Điền
Có thể bạn quan tâm
Nói đến cây ngũ gia bì chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ đến các con số. Theo từ Hán – Việt ngũ là số 5, là chỉ số lá trên cùng một cuống của cây, hãy cùng tìm hiểu cây có công dụng dược liệu gì và các con số thể hiện ý nghĩa gì nhé.
Mục lục ẩn I. Tổng quan II. Đặc điểm III. Công dụng và ý nghĩa 1. Ý nghĩa 2. Tác dụng IV. Cách trồng và chăm sóc 1. Cách trồng cây 2. Cách chăm sócI. Tổng quan
Tên thường gọi: | Cây ngũ gia bì |
Tên gọi khác: | Cây chân chim, chân chim bảy lá, ngũ gia bì gai, thích gia bì, xuyên gia bì |
Tên khoa học: | Schefflera heptaphylla |
Họ thực vật: | Cây thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae) |
Nguồn gốc xuất sứ: | Cây có nguồn gốc ở các nước châu Á |
Nơi sống: | Ngũ gia bì thường mọc ở những nơi ẩm mát như: Vách núi, ven suối, ven đường mòn |
Phân bố: | Cây thường gặp nhiều ở khu rừng nhiệt đới ở các tỉnh miền núi từ miền Bắc trở vào đến miền Trung. Trên thế giới cây phân bố nhiều ở các tỉnh miền Nam Trung Quốc |
Tuổi thọ: | Là cây sống lâu năm |
Màu sắc của hoa: | Hoa màu trắng pha xanh lục |
Thời gian nở hoa: | Hoa ngũ gia bì bắt đầu nở từ tháng 7 – 9 hàng năm |
Gồm các loại cây: | Có hai loại cây ngũ gia bì: Ngũ gia bì lá to: Thân cây cao thẳng, cành, cuống dài Ngũ gia bì lá nhỏ: Thân cây bò trườn theo đất, thân cành có gai |
II. Đặc điểm
- Hình dáng bên ngoài: Ngũ gia bì là cây thân gỗ mềm, có gai nhỏ ở phần thân và cành cây. Đối với loại cây lá to thân cây thường đứng thẳng, cao hơn cây lá nhỏ, loại cây lá nhỏ thường nằm trườn trên mặt đất.
- Kích thước: Cây ngũ gia bì trưởng thành có thể cao đến 8 – 9m, đối với loại cây nhỏ chỉ cao khoảng 2 – 3m.
- Lá: Lá ngũ gia bì thuộc dạng lá chét lông chim dạng lẻ, mỗi lá chét có từ 5 – 9 lá xếp thành vòng tròn các đầu cuống lá chụm lại với nhau, chóp lá xòe rộng. Các lá chét có hình bầu dục, thuôn dài, phía đầu cuống lá thót nhỏ lại, dài khoảng 5 – 8cm, rộng khoảng 2 – 4cm (đo ở chỗ phình rộng nhất). Cuống lá dài khoảng 10 – 15cm, mép lá có hình răng cưa, phiến lá mỏng màu xanh đậm, chồi lá non có màu xanh lục hoặc hơi ngả màu trắng.
- Hoa: Hoa ngũ gia bì thường ra theo chùm ở đầu cành, đôi khi ra riêng lẻ ở nách lá, hoa có 5 cánh màu trắng, các vòi nhụy tua tủa màu xanh lục. Hoa thường nở rộ từ tháng 7 – 9, đôi khi ra hoa rải rác quanh năm.
- Cành: Cây ngũ gia bì phân cành nhiều, cành mềm nên rất dễ gãy. Đối với cây lá nhỏ nằm trườn trên mặt đất thường phân nhánh nhiều hơn.
- Quả: Quả ngũ gia bì có kích thước nhỏ, mọng nước, có hình tròn, khi non màu xanh và chuyển màu đen khi chín, bên trong lõi chứa khoảng 5 – 7 hạt nhỏ.
III. Công dụng và ý nghĩa
1. Ý nghĩa
Trên cùng một cây ngũ gia bì nhưng lại có sự sắp xếp rất tự nhiên, có cuống thì chia làm 5 – 7 – 9 lá chét, đây là con số rất có ý nghĩa.
Theo thuyết phong thủy, số 5 là chỉ sự ổn định về mọi mặt của đời sống: Tiền bạc, danh vọng, sự nghiệp. Theo tư tưởng nho giáo, một người đàn ông luôn phải có Ngũ thường tức là: Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín lên hàng đầu. Đó mới là người đàn ông mẫu mực của gia đình và xã hội.
Số 7 không có nghĩa là thất bại, mà trái nghĩa đó là sau cơn mưa trời lại sáng, cầu vồng 7 sắc xuất hiện mang lại ánh sáng, niềm tin và hy vọng để vực dậy.
Số 9 tượng trưng cho sự bền chặt, vĩnh cửu, mãi mãi.
Do đó, trồng cây ngũ gia bì trong nhà sẽ giúp gia chủ luôn ổn định, cân bằng về tiền bạc, sự nghiệp, luôn giữ được sự hòa thuận, đoàn kết đối với anh em. Tình cảm vợ chồng luôn khăng khít, bền chặt, hơn nữa thể hiện tốt vai trò là người mẫu mực trong gia đình.
2. Tác dụng
- Tác dụng chữa bệnh
Theo đông y, cây ngũ gia bì có vị đắng, tính ấm (ôn) thường dùng kèm với các thuốc điều trị nguyên nhân và triệu chứng để trị bệnh. Cây có tác dụng giảm đau nhức xương khớp trong bệnh viêm đa khớp, viêm đau dây thần kinh do lạnh hoặc do nhiễm khuẩn, đau cơ gây co cứng các cơ, tê bại chân tay.
Ngoài ra cây ngũ gia bì còn được dùng như một loại thuốc tăng sức (bồi bổ sức khỏe) giúp người già, người gầy yếu, phụ nữ bị lao lực, mệt mỏi, suy nhược thần kinh, ăn uống kém, ra nhiều mồ hôi.
Có thể dùng phần vỏ thân cây, rễ cây ngũ gia bì rửa sạch, phơi hoặc sao khô ngâm rượu uống. Ngâm khoảng 3 tháng, mỗi ngày nên uống một ly cũng có tác dụng mạnh gân cốt, ăn ngon, giấc ngủ sâu hơn.
Bên cạnh đó, các bộ phận của cây cũng được dùng để chữa chứng cảm mạo phong hàn (cảm lạnh), Dùng lá cây già đun nước uống lúc còn nóng hoặc giã nát đắp lên trán.
- Tác dụng làm cảnh, trang trí
Cây ngũ gia bì lá nhỏ có hình dáng đẹp, hoa thơm màu sắc đẹp, lá xanh bóng quanh năm thường được trồng để làm cảnh, trang trí ở những nơi như: Phòng tối ẩm thấp, phòng khách, bếp ăn… Cây không chỉ có tác dụng lọc sạch mùi hôi, bụi bẩn trong không khí mà còn có tác dụng xua đuổi muỗi rất tốt, do đó cây rất thân thiện và hữu ích đối với gia đình bạn.
- Tác dụng khác
Nhiều địa phương như ở miền Trung thường lá ngũ gia bì để chế biến các món ăn, lá tơ dùng để nấu canh giúp tiêu hóa tốt, lá non màu xanh lục dùng để ăn sống, ăn gỏi. Đó cũng là nét văn hóa ẩm thực của đồng bào miền núi Trung Bộ.
IV. Cách trồng và chăm sóc
1. Cách trồng cây
- Chọn giống
Cây ngũ gia bì được nhân giống bằng phương pháp giâm cành hoặc tách bụi.
Chọn cây mẹ to khỏe, lá xanh tốt, không có biểu hiện bị sâu bệnh, chọn cành giống to vừa phải, rồi cắt cành ra làm nhiều đoạn ngắn bằng nhau khoảng 10 – 15cm. Sau khi cắt nên để khô hai đầu cành khoảng một ngày (nếu cắm luôn nhựa cây còn ướt, vi khuẩn xâm nhập làm thối đầu cành) rồi mới trồng. Để cành ra rễ nhiều và khoẻ mạnh, trước khi trồng nên chấm thuốc bột hoặc pha loãng thuốc kích rễ bôi vào đầu đoạn gốc, rễ sẽ ra rất nhanh.
- Đất trồng
Cây ngũ gia bì vốn là cây mọc hoang nên không kén chọn đất, trồng được ở nhiều nơi, miễn là đất ẩm mát nhưng không đọng nước.
Để cây ngũ gia bì sinh trưởng tốt nhất trong chậu cảnh nên chọn chất đất thịt + hỗn hợp xơ dừa, trấu mục + do trấu, nếu không có trấu để đốt lấy do nên dùng phân vi sinh để trồng. Nếu không có hỗn hợp đất như trên bạn có thể mua đất trồng cây tại các cửa hàng cây cảnh.
- Cách trồng
Tiến hành trồng luôn sau khi đã chuẩn bị xong giống cây ngũ gia bì và đất trồng. Dùng que tre đục lỗ nhỏ đủ để cắm cành giống, cắm đoạn gốc xuống sâu khoảng 5cm, cắm 2 – 3 cành cùng một khay hoặc chậu rồi ấn đất chặt.
2. Cách chăm sóc
- Ánh sáng
Cây ngũ gia bì hiện đang nằm trong top 5 loại cây cảnh nội thất dễ trồng và chăm sóc. Cây ưa sáng nhưng cũng không chịu được ánh nắng gay gắt, nên cần chú ý để nơi có lượng ánh sáng vừa đủ. Nơi thích hợp để đặt như: Cạnh cửa sổ, cửa ra vào, giếng trời hoặc mỗi tuần đưa cây ra đón nắng sớm khoảng 3 – 4 lần.
- Nhiệt độ
Cây ngũ gia bì thích hợp với khí hậu ẩm mát, cây sinh trưởng tốt ở nhiệt độ từ 20 – 30 độ C. Vào mùa đông, nếu nhiệt độ thấp dưới 8 độ C sẽ làm cây bị rụng lá. Nên phải đảm bảo cây được đặt ở nơi ấm áp.
- Nước
Là cây vừa ưa sáng lại vừa ưa nước nên cây ngũ gia bì cần được tưới đều đặn mỗi ngày một lần. Nếu trồng cây ngoài trời ở nơi đất ẩm mát, cần cân đối lượng nước tưới cho phù hợp để không bị úng làm thối rễ cây.
- Phòng trừ sâu bệnh
Nếu trồng cây ngũ gia bì với mật độ dày, cây dễ bị sâu, rệp phá hoại ở thời điểm ra chồi non nên cần cắt tỉa lá già úa thường xuyên, cắt tỉa cành tăm để thoáng cây, tăng tính thẩm mỹ và sạch sâu bệnh.
Với loại sâu hại này chỉ nên bắt bằng tay, không nên phun, xịt thuốc sâu trực tiếp lên cây gây độc hại cho con người.
Cách trồng cây ngũ gia bì rất đơn giản, dễ trồng và chăm sóc, không mất quá nhiều thời gian và sức lực. Nếu đam mê cây cảnh, bạn hãy tự tay làm cho mình chậu cây tuyệt đẹp nhé.
5/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » Cách Trồng Cây Ngũ Gia Bì Ra Hoa
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Ngũ Gia Bì Trong Nhà | Nông Nghiệp Phố
-
Cây Ngũ Gia Bì | Hướng Dẫn Cách Trồng Làm đẹp Tại Nhà, Tăng Tài Vận
-
Cách Chăm Sóc Cây Ngũ Gia Bì Trồng Trong Nhà Luôn Tươi Tốt
-
Cách Chăm Sóc Cây Ngũ Gia Bì Cực Kỳ đơn Giản Cho Người Bận ...
-
13 - Hướng Dẫn Chăm Sóc Cây Ngũ Gia Bì để Bàn (Phần 1) - YouTube
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Các Bước Trồng Cây Ngũ Gia Bì
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Ngũ Gia Bì
-
Cách Chăm Sóc Cây Ngũ Gia Bì
-
Ý Nghĩa, Tác Dụng Chữa Bệnh Và Cách Trồng Cây Ngũ Gia Bì
-
Học Cách Trồng Cây Ngũ Gia Bì Làm Cảnh để Bàn Trang Trí Phòng Làm ...
-
Cây Ngũ Gia Bì Và Những Tác Dụng Thần Kỳ – Mẹo Nhân Giống, Kỹ ...
-
Cây Ngũ Gia Bì Có Trồng Trong Nhà được Không?
-
Cây Ngũ Gia Bì - ý Nghĩa, Tác Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc
-
3 Cách Trồng Cây Ngũ Gia Bì Bạn Nên Biết