Cây Nguyệt Quế (cách Trồng, Chăm Sóc, ý Nghĩa Và Công Dụng)
Có thể bạn quan tâm
Cây Nguyệt Quế hay “Nguyệt Quới” (Murraya paniculata) là một loại cây cảnh thuộc họ Cam với mùi thơm đặc trưng và những bông hoa trắng rất xinh đẹp.
Cái tên “Nguyệt Quế” thường rất dễ bị nhầm với một loại cây khác đó là “Nguyệt Quế Hy Lạp – Laurus nobilis”. Vì thế trong bài chia sẻ này chúng ta cùng làm rõ điểm khác nhau của 2 loại cây này.
Hãy cùng AZ Farming tìm hiểu chi tiết về thông tin thực vật, cách trồng, chăm sóc và ý nghĩa của loài cây cảnh này nhé!
#1 Giới thiệu về cây nguyệt Quới và nguyệt quế Hy Lạp
Nguyệt quế Hy Lạp
Là một loại cây bụi thường xanh có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải được trồng từ thời La Mã, cây cao từ 3 – 12m. Đây là loại cây có mùi thơm, lá hình trứng hẹp, nhiều lông, dài tới 10cm. Lá nguyệt quế được sử dụng phổ biến như một loại gia vị trong nấu ăn hằng ngày.
Nguyệt quế Hy Lạp có hoa nhỏ màu vàng lục nhạt mọc thành từng chùm dày ở đầu cành và thường nở vào mùa xuân. Cây có quả mọng màu tím đen bóng trên thân cây cái.
Tên khoa học | Laurus nobilis |
Họ (familia) | Lauraceae |
Loài (species) | L. nobilis |
Bộ (ordo) | Laurales |
Tên tiếng anh thường gọi | Bay laurel, laurel, bay tree |
Loại thực vật | Cây bụi lâu năm |
Màu sắc hoa | Hoa màu vàng |
Chiều cao | 3,6m – 12m |
Tán rộng | 3m – 5m |
Nét đặc trưng | Cây thường xanh, có mùi thơm |
“ Nguyệt quế thực thụ hay nguyệt quế Hy Lạp, là một loài cây thân gỗ hoặc cây bụi lớn với lá thường xanh có mùi thơm, cao tới 10–18 m, có nguồn gốc tại khu vực ven Địa Trung Hải. Lá nguyệt quế dài khoảng 6–12cm và rộng khoảng 2–4cm “
Nguyệt quới hay nguyệt quế Châu Á
Là một loại cây bụi thường xanh, thuộc Họ Cam Quýt (Rutaceae). Đặc điểm nhận biết là những chiếc lá màu xanh lá cây đậm, bóng, hình bầu dục, có thể dài tới 3 – 5cm. Đây là loài nguyệt quế được biết đến và trồng phổ biến ở Việt Nam.
Cây trưởng thành có chiều cao từ 2 – 2.5m. Hoa của cây nguyệt quới có màu trắng, có mùi thơm như hoa cam, hoa quýt và cây có quả màu đỏ dài khoảng 1cm.
Một số thông tin thực vật của loài cây Nguyệt Quới:
Tên khoa học | Murraya paniculata |
Lớp cao hơn | Chi Murraya |
Họ (familia) | Rutaceae |
Bộ (ordo) | Sapindales |
Loài (species) | M. paniculata |
Tên tiếng anh thường gọi | Orange Jasmine, Orange Jessamine, mock orange |
Tên gọi khác | Nguyệt quới, nguyệt quất, nguyệt quý, cửu lý hương |
Loại thực vật | Cây thân gỗ lâu năm |
Màu sắc hoa | Hoa màu trắng |
Chiều cao | 2m – 3.5m |
Tán rộng | 1m – 3m |
Nét đặc trưng | Cây thường xanh, có mùi thơm như cam quýt |
Sử dụng trong vườn | Trang trí sân vườn, trồng trong chậu, cây bonsai |
“ Nguyệt quới là một loài thực vật có hoa thuộc chi Murraya, được William Jack mô tả khoa học năm 1820. Loài này cũng được gọi theo tên tiếng Trung là nguyệt quất hoặc cửu lý hương. Nguyệt quới là tên gọi phổ biến trong tiếng Việt, đây là cách phát âm từ “nguyệt quý” theo phương ngữ miền Nam. “
Chú ý: Trong bài viết này, AZ Farming sử dụng từ “Nguyệt Quế” là để chỉ cây nguyệt quới chính là loại nguyệt quế thường trồng ở Việt Nam nhé!
#2 Cách trồng cây nguyệt quế
Cũng giống như các loại cây khác trong họ cam quýt, về cơ bản cây nguyệt quới rất thích hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Việc trồng và chăm sóc loài cây này cũng khá đơn giản và không tốn nhiều thời gian.
Một số thông tin tổng quan về điều kiện sinh trưởng của nguyệt quế:
Nhiệt độ | Sâu bệnhSâu bệnh |
Ánh sáng | Cây ưa sáng, cần tối thiểu 6h sáng mỗi ngày |
Đất trồng | Đất cát pha, đất giàu mùn, tơi xốp thoát nước tốt |
Độ pH của đất | 6.6 – 7.5 |
Nhân giống | Bằng hạt, chiết cành, giâm cành, ghép mắt |
Nhu cầu nước | Trung bình |
Nhu cầu phân bón | Phân hữu cơ, phân trộn, phân NPK |
Sâu bệnh | Nấm, thối rễ, tuyết trùng |
1. Đất trồng nguyệt quế
Cây có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau như đất thịt, phù sa, đất cát… Tuy nhiên bạn cần bổ sung thêm các vật liệu hữu cơ để cung cấp thêm chất dinh dưỡng và tạo độ tơi xốp và khả năng thoát nước tốt hơn cho đất.
2. Chuẩn bị cây giống
Các phương pháp phổ biến dùng để nhân giống nguyệt quới là: Gieo hạt, chiết cành, ghép mắt và giâm cành. Trong đó phương pháp ghép mắt là cách được sử dụng nhiều nhất.
Để tiết kiệm thời gian, bạn nên tìm mua cây nguyệt quế giống tại các cửa hàng cây cảnh uy tín. Khi mua cây giống cần chọn cây khỏe, lá xanh, thân cây cứng cáp, không có dấu hiệu sâu bệnh.
3. Trồng cây nguyệt quới
Trồng ngoài đất: nếu trồng ngoài đất cần chọn vị trí cao ráo, không bị ngập nước trong thời gian dài. Đào hố trồng rộng hơn kích thước của bầu cây giống. Sau khi trồng nhớ dậm chật đất quanh gốc để cố định cây và tưới nước cho ẩm đất.
Trồng trong chậu: chọn chậu có kích thước lớn, đừng quá nhỏ vì đây là loài cây lâu năm kích thước cây lớn dần qua các năm. Chậu có đục lỗ thoát nước dưới đáy, loại chậu phổ biến để trồng nguyệt quới là chậu đất nung hoặc chậu xi măng.
#3 Cách chăm sóc cây nguyệt quới
1. Tưới nước
Tưới nước thường xuyên cho cây để giữ ẩm cho đất, tưới vừa phải không quá sũng nước dễ gây thối rễ. Tưới nước vào sáng sớm hoặc chiều mát. Vào những tháng mùa mưa thì chú ý khả năng thoát nước của chậu.
2. Ánh sáng
Cây nguyệt quế là loài cây ưa sáng nhưng không chịu được nắng gắt trong thời gian quá lâu. Đảm bảo cây nhận được ít nhất 6h nhận sáng mỗi ngày, vào chu kỳ ra hoa thì cây cần nhiều ánh sáng mặt trời hơn.
3. Cắt tỉa
Đây là việc quan trọng để có được một chậu nguyệt quế đẹp. Cắt tỉa tạo dáng theo sở thích của bạn. Cũng thường xuyên loại bỏ những hoa tàn, cành lá bị héo vàng khô để tránh sâu bệnh cho cây.
4. Bón phân
định kỳ 1-2 tháng/lần, lượng bón cho mỗi cây/đợt tùy theo cây lớn nhỏ như sau:
1 – 2kg phân hữu cơ
Từ 5-10 gam NPK 20-20-15
Bón phân Dynamic, khoảng 15-20 gam
Phun phân bón lá: tùy theo từng thời kỳ của cây mà phun thuốc phù hợp.
5. Phòng trừ sâu bệnh
Bệnh tuyết trùng, nấm mốc là những vấn đề thường gặp với cây nguyệt quế. Để phòng ngừa bạn nên xử lý đất kỹ trước khi trồng. Sử dụng tinh dầu neem cũng có thể giúp kiểm soát tuyến trùng.
6. Thay đất, thay chậu
Định kỳ ít nhất 1 năm bạn cần thay đất cho chậu nguyệt quới. Khi cấy phát triển quá lớn so với kích thước chậu bạn cũng nên thay chậu cho cây để cây có đủ không gian phát triển.
Lấy cây ra khỏi chậu, cắt bỏ bớt phần rễ lớn và rễ con đã quá già, để lại phần rễ non, bộ rễ phải gọn gàng. Cắt tỉa những cành, nhánh cây mọc không đúng và sửa sao cho cây theo ý mình trước khi cho vào chậu mới.
#4 Ý nghĩa của hoa nguyệt quế
Nguyệt quế có ý nghĩa mang lại may mắn, thành công trong công danh, sự nghiệp và gặt hái được nhiều tài lộc cho gia chủ. Mang lại niềm tin và mong muốn các thành viên trong gia đình khỏe mạnh, bình an, con cháu đỗ đạt cao, mọi việc thuận lợi.
Theo phong thủy, cây nguyệt quế có khả năng diệt trừ tà ma, xua đuổi tà khí, bảo vệ gia đình khỏi những điều xui xẻo. Trồng trước cửa nhà còn có thể giúp gia đình gặp được nhiều may mắn.
Mùi thơm dễ chịu từ cây vừa giúp tinh thần thoải mái, vui tươi, luôn tươi mới, vừa giữ cho đầu óc tỉnh táo để giải quyết mọi chuyện.
#5 Công dụng của nguyệt quế
Ngoài trồng làm cảnh, bonsai thì đây là loại cây rất có giá trị trong y học và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Dưới đây là một số tác dụng của nguyệt quế đối với sức khỏe:
- Tốt cho tiêu hóa
- Tốt cho hô hấp
- Tốt cho tim mạch
- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
- Trị viêm đường tiết niệu
- Hỗ trợ chống viêm
- Trị khó tiêu ở dạ dày
- Điều hòa kinh nguyệt, chữa khí hư
- Chống nhiễm trùng trên vết thương hở
- Chữa ho, cảm lạnh
- Giúp ngủ ngon, giảm stress
Bài viết cùng chủ đề
- Cây Kim Tiền (cách trồng, chăm sóc, ý nghĩa và công dụng)
- Cây Kim Ngân (cách trồng, chăm sóc, ý nghĩa và công dụng)
- Cây Hương Thảo (cách trồng, chăm sóc, ý nghĩa và công dụng)
- Cây Lộc Vừng (cách trồng, chăm sóc, ý nghĩa và công dụng)
- Cây Hạnh Phúc (cách trồng, chăm sóc, ý nghĩa và công dụng)
Xin Chào! Tôi là Bao Pham với sở thích nghiên cứu nông nghiệp tôi đã thành lập AZ Farming, với mong muốn đồng hành cùng những người yêu thích nông nghiệp và làm vườn…Cùng xây dựng một nền nông nghiệp xanh sạch hiện đại bền vững.
Đóng Góp Ý Kiến Của BạnHủy
- Nhấn tin
- Chat zalo
- Messenger
- Gọi điện
- Đầu trang
Đăng nhập
Tên tài khoản hoặc địa chỉ email *
Mật khẩu *
Ghi nhớ mật khẩu Đăng nhập
Quên mật khẩu?
Từ khóa » Trồng Cây Nguyệt Quế Hy Lạp
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Nguyệt Quế Ra Hoa Quanh Năm
-
Nguyệt Quế Hi Lạp - Bay Leaf - Laurel | Shopee Việt Nam
-
Cần Tìm Cây Nguyệt Quế Hy Lạp Và Cà Ri Ấn Độ - Trang 1
-
Cây Nguyệt Quế Có Mấy Loại? - CafeLand.Vn
-
Ý Nghĩa Cây Nguyệt Quế Trong Phong Thủy - CafeLand
-
Cây Nguyệt Quế Hy Lạp Có ý Nghĩa Gì? - ANB Việt Nam
-
Các Loại Cây Nguyệt Quế Thường được Trồng ở Việt Nam - Acc Home
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Nguyệt Quế Ra Hoa Quanh Năm
-
Mua Cây Nguyệt Quế Hy Lạp Giá Sốc, Với Nhiều Ưu Đãi
-
Phân Biệt Lá Nguyệt Quế Hy Lạp Gia Vị Nấu ăn Và Loại Trồng Làm Cảnh
-
Cây Nguyệt Quế: Ý Nghĩa, Hình ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà
-
Cây Nguyệt Quế Hợp Mệnh Gì, Tuổi Gì? Ý Nghĩa Phong Thủy