Cây Nho Thân Gỗ
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, cây nho thân gỗ khiến dân tình “phát cuồng” tìm mua bằng được dù có thời điểm cây nho than gỗ cổ thụ có giá lên đến cả trăm triệu đồng. Khác xa với giống cây nho thân leo mềm yếu, thân của loài cây này là thân gỗ to, quả mọc trên thân y như cây sung, trái to bằng quả mận còn hương vị thì lại ngon ngọt như nho.
Vậy có điều gì đặc biệt ở nho thân gỗ mà khiến nhiều “tín đồ phát cuồng” đến vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Cây nho thân gỗ trưởng thành
Đặc điểm nho thân gỗ
Cây nho thân gỗ có tên khoa học là Jabuticaba (Jaboticaba), thuộc họ Sim (Rhodomyrtus), có nguồn gốc bắt nguồn từ khu vực Minas và Sao Paulo, là những bang thuộc khu vực Brazil. Đôi khi người ta còn gọi Nho thân gỗ là Nho Brazil.
Không giống bất kỳ loài nho nào mà chúng ta chiêm ngưỡng, nho thân gỗ không được trồng trên những giàn leo mà có hình dáng khác lạ. Đây là cây bụi gỗ chậm phát triển, là loài cây lâu năm, có chiều cao khoảng 6m, đường kính thân đối với cây trưởng thành từ 10 – 30cm. Lá cây có màu xanh, mọc đối xứng, hình mũi mác, có chiều dài từ 3 – 10cm, rộng từ 1.5 – 2cm. Kích thước của lá nho thân gỗ cũng thay đổi tùy theo từng loài khác nhau.
hoa nho thân gỗ
Hoa của cây có màu vàng trắng, mọc từ thân cây. Quả có hình dáng giống quả nho, to tròn, căng mọng, tím sẫm nhưng có vỏ dày như vỏ mận. Quả có hạt, lớp thịt quả có màu trắng, ăn vào vị thơm ngọt chua chua mùi rượu vang rất lạ miệng.
Những quả nho thân gỗ có mọc quanh thân. Hàng trăm những bông hoa và quả mọc chi chít trên thân cây vô cùng độc đáo, nhánh và số lượng nhiều tương tự như cây sung Việt Nam. Khi chưa chín, quả có màu xanh, sau đó chuyển dần sang màu đỏ rồi màu tím.
Giá trị dinh dưỡng nho thân gỗ
Nho thân gỗ là giống cây ăn quả được nhập khẩu vào nước ta. Quả của loài cây này chứa nhiều giá trị dinh dưỡng nên được coi là một trong những loại quả quý hiếm, đắt đỏ bậc nhất hiện nay.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, phần vỏ tím của nho thân gỗ chứa nhiều anthocyanins – chất có tác dụng ngăn ngừa oxy hóa, chống ung thư,… hiệu quả. Khi ăn nho thân gỗ thường xuyên sẽ giúp cho da dẻ luôn căng mịn, tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch và ổn định lượng đường huyết.
Nhiều nghiên cứu còn cho thấy, hạt và vỏ của cây nho thân gỗ có khả năng chữa táo bón và chống dị ứng.
Vì vậy, bên cạnh chọn mua nho thân gỗ về làm cây che bóng mát, cây cảnh thì nhiều người còn chọn lựa để làm cây ăn quả giàu dinh dưỡng cho gia đình hay trồng với số lượng lớn để làm kinh tế.
Quả nho thân gỗ có thể ăn ngay sau khi thụ hoạch, vị ngọt mềm và chua chua thanh mát dễ ăn, mùi hương dễ chịu. Quả còn được xử lý tách lớp vỏ cứng bên ngoài, sử dụng phần thịt quả để làm thạch, mứt. Trong quả còn chứa hàm lượng lớn pectin – một trong những chất quan trọng để sản xuất rượu.
Nếu đem phơi khô, quả nho thân gỗ sử dụng trong y học cổ truyền như một vị thuốc chữa hen suyễn, ho ra máu, tiêu chảy, chống oxy hóa cao.
Các sắc tố tự nhiên trong nho thân gỗ làm giảm nguy cơ hình thành các tế bào ung thư, chống lại một số bệnh về tim mạch và sự hình thành các cục máu đông.
Không những vậy, trong nho thân gỗ còn chứa một số các chất dinh dưỡng khác như sắt, photpho, vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, niacin… giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cung cấp dinh dưỡng và loại bỏ độc tố trong cơ thể.
Ý nghĩa phong thủy của cây nho thân gỗ
cây nho thân gỗ trồng chậu
Nho thân gỗ trồng làm cảnh
Với cách mọc độc đáo của mình, nho thân gỗ được xem là có ý nghĩa to lớn khi trồng trong gia đình. Quả mọc xum xuê, dày đặc quanh thân tượng trưng cho sự bao bọc, sung túc trong gia đình. Cây thể hiện sự ấm no, hạnh phúc, cuộc sống đầy đủ tiện nghi cho gia chủ.
Những thân cây gỗ cứng chắc, có tuổi thọ lên đến hàng chục năm, sức sống mãnh liệt, thân hình cường tráng mang đến cho gia chủ nhiều sức khỏe và phúc thọ.
Cây nho thân gỗ thích hợp trồng trong chậu, trồng trên đất liền thổ, do đó được nhiều người lựa chọn trồng như một cây bonsai đặt trước ban công, trước vườn nhà với mong muốn phát huy ý nghĩa phong thủy tốt nhất.
cây nho thân gỗ bonsai
Cách trồng và chăm sóc nho thân gỗ sai quả
Mặc dù là cây dễ đậu quả, nhưng khi trồng nho thân gỗ cũng cần lưu ý những điều kiện trồng nhất định:
vườn nho thân gỗ trưởng thành
1. Điều kiện sinh trưởng tốt cho cây
Nho thân gỗ có thể chịu được điều kiện khí hậu khắc nghiệt, từ -20 độ C cho đến 40 độ C. Tuy nhiên, để cây nhanh ra hoa, sai quả thì nên trồng ở những nơi có nhiệt độ ấm áp.
Cây nho cũng không kén đất, có thể trồng được ở những vùng đất cát thô, đất sỏi đá cho đến đất thịt nặng.
Tuy nhiên, không nên trồng nho thân gỗ ở trên đất sét nặng, tầng đất canh tác nông, khả năng tiêu nước kém, ngập úng, hay những nơi đất quá mặn, đất quá chua không thể cải tạo. Tốt nhất nên trồng ở những vùng đất giàu dinh dưỡng, phì nhiêu, đất có cả thành phần đất cát nhẹ, pha lẫn với đất thịt. Độ pH lý tưởng của đất là từ 5.5 – 6.5.
Ngoài ra, các điều kiện về ánh sáng, độ ẩm khi trồng cây cũng cần đảm bảo. Nên trồng cây ở những vùng đất có nhiều ánh sáng chiếu trực tiếp, nước tưới tiêu tốt.
Không trồng những vùng có lượng mưa nhiều, dễ ngập úng, ảnh hưởng đến việc ra hoa và sai quả của cây. Mưa lớn vào giai đoạn quả chín có thể ảnh hưởng đến chất lượng quả, gây thối quả.
Kỹ thuật trồng cây nho thân gỗ
Khi trồng cây nho thân gỗ, người trồng cần đào sâu đất, nhặt sạch cỏ. Nên làm trước 01 tháng để có thời gian phơi ải, hạn chế mầm bệnh. Đào các hố đất có kích thước 50x50x50cm, hoặc tùy theo kích thước cây giống mà có thể đào hố đặt gốc có kích thước lớn hơn. Mật độ trồng nên là 3m/cây.
Ở mỗi hố, trộn một phần đất với phân chuồng ủ hoại mục 50 - 70kg + 1 - 1,5kg phân super lân, có thể pha thêm từ 10 - 20kg cát, vôi bột tùy từng loại đất. Sau đó bỏ cây con vào và đem trộn bón phân xuống hố, tưới nước để duy trì độ ẩm cho cây.
trồng cây nho thân gỗ trưởng thành
3. Kỹ thuật chăm sóc cây cây nho thân gỗ
Trong giai đoạn đầu, khi trồng nho thân gỗ cần bón phân tổng hợp nhiều đạm, ít kali, bón phân cách gốc khoảng 0.5m.
Trong giai đoạn cuối khi nuôi quả thì bón phân tổng hợp tí đạm, nhiều kali. Bón phân hóa học định kỳ khoảng 6 tháng/lần. Sau mỗi lần bón thì tưới nước, xới đất cho tơi xốp và nhổ bỏ cỏ dại để tránh tranh giành chất dinh dưỡng với cây.
Lưu ý khi chăm sóc cây là cần tưới nước đều đặn 1-2 lần/ngày vào sáng sớm, chiều tối. Vào mùa khô cần chú ý tưới nước, đặc biệt là thời kỳ cây đang ra hoa, đậu quả. Thời điểm nuôi quả cần tưới nhiều nước, có như vậy thì quả mới chín mọng và cho chất lượng cao.
Bên cạnh đó, vào mùa mưa người trồng cần có hệ thống tiêu nước hợp lý, tránh để cây bị ngập úng quá sâu, ảnh hưởng đến bộ rễ và sự phát triển của cây.
Khi cây phát triển xum xuê, cần cắt tỉa cành sâu bệnh, cành già yếu, cành khô, các cành mọc chen chúc… để tập trung dinh dưỡng vào thân cây chính. Đồng thời giúp cho các tầng lá thông thoáng hơn, quá trình quang hợp của cây diễn ra tốt hơn.
Thu hoạch quả
Cây nho thân gỗ thường ra hoa sau 9 năm khi giao hạt. Lúc này, hoa sẽ mọc đều trên thân cây trông khá đẹp. Những bông hoa nhỏ màu trắng, mùi hương thơm dịu. Sau 1 tháng ra hoa thì quả non mọc, những quả non có màu xanh.
Khi quả chín, quả xanh chuyển dần sang màu tím thẫm. Khi quả có kích thước bằng quả mận cơm là có thể thu hoạch được. Người trồng cây nho cần thu hoạch đúng thời điểm, dùng tay hái nhẹ nhàng để tránh làm quả bị nứt vỏ.
Nên thu hoạch quả vào sáng sớm hoặc chiều tối. Bảo quản quả ở những nơi khô ráo.
quả nho thân gỗ bắt đầu chín chuyển từ màu xanh sang màu tím
Những bệnh lý hay gặp ở cây nho thân gỗ
Việc trồng và chăm sóc nho thân gỗ nhìn chung khá nhàn, bới khả năng chống chịu bệnh của cây khá tốt, ít bị sâu hại và sinh trưởng tốt trong nhiều điều kiện khắc nghiệt. Tuy nhiên, cũng có một số vấn đề sâu bệnh gây hại cho cây, làm giảm sút chất lượng, ảnh hưởng đến sản phẩm đầu ra là chất lượng quả. Các vấn đề thường gặp như:
Nứt quả
Trong thời tiết hanh khô, quả không được cung cấp đủ nước. Sự chênh lệch môi trường bên trong và bên ngoài làm cho quả bị nứt lúc chín. Hoặc cũng có những trường hợp quả nứt do sâu bệnh gây hại, đặc biệt là côn trùng, nhện, bọ trĩ làm rách vỏ quả. Vì vậy, người trồng cần quan sát để có biện pháp tưới tiêu mùa hanh khô và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh sớm.
Bệnh nấm trắng
Những vùng có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam thường dễ gặp vấn đề bệnh nấm trắng ở cây trồng. Trong điều kiện thiếu ánh sáng để quang hợp, cây nho sẽ bị tấn công vào các cành, lá, quả và dễ lây lan bệnh rất nhanh. Những vùng bị bệnh của cây xuất hiện các vệt trắng màu xám. Đặc biệt, bệnh nấm trắng rất hay gây hại vào thời điểm đậu quả đến lúc quả chín, ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng.
Khi nhận thấy bệnh nấm trắng ở cây, cần trị bệnh cho cây bằng cách dùng nước lưu huỳnh – vôi (canxi polisunfua) với nồng độ được khuyến cáo.
Bệnh rỉ sắt
Bệnh rỉ sắt do nấm gây ra trên các lá bánh tẻ, lá già vào cuối vụ, trong các tháng nhiều mưa. Bệnh rỉ sắt ở cây nho thân gỗ làm sụt giảm năng suất quả, do đó có thể sử dụng một số loại thuốc như Anvil 5SC, Score 250 ND, Viben C… liều lượng phù hợp để phun cho cây.
Bệnh thối quả
Bệnh thối quả cũng là một bệnh hay gặp ở nho thân gỗ. Những vỏ quả nho có chấm đen nhỏ, sau đó lan rộng xung quanh làm quả bị teo lại, chuyển sang màu đen, thối bên trong. Bệnh lây lan nhanh, nếu không xử lý kịp thời khiến hỏng quả, giảm năng suất quả cuối vụ.
Bệnh thối quả chủ yếu do các loại nấm gây ra, có thể phun thuốc Score 250 ND, Topsin M 70%...
Chọn mua cây giống nho thân gỗ ở đâu?
Nho thân gỗ thường được trồng bằng hạt. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian chăm sóc, đảm bảo cây phát triển nhanh, mau sai trái thì bạn cũng có thể mua giống cây về trồng. Chọn những giống:
- Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, uy tín
- Cây cao trên 40 – 60cm, khoảng 5 tháng tuổi
- Cây phát triển khỏe mạnh, không bị sâu bệnh
Nhằm mang đến cho khách hàng những mẫu giống chất lượng cao và đảm bảo nhất trên thị trường, Cây xanh Hoàng Gia chuyên cung cấp các giống cây cảnh, cây ăn quả. Những lợi ích của khách hàng khi chọn mua tại Cây Xanh Hoàng Gia:
- Được đảm bảo đúng giống cây yêu cầu
- Tư vấn trọn đời cây
- Chốt và giao cây đúng như yêu cầu, đúng như ảnh
- Vườn rộng và đa dạng các loại cây, giống cây để khách có thể đến tham quan và lựa chọn trực tiếp
- Các giống cây bán ra đảm bảo tiêu chí: Cây khỏe – mạnh - ổn định
- Chúng tôi luôn cập nhật những giống mới liên tục
- Hướng dẫn chăm sóc cây trồng và xử lý các vấn đề sâu bệnh tốt nhất.Chi phí mua giống cây hợp lý nhất trên thị trường hiện nay.
Có thể nói, cây nho thân gỗ là giống cây quý, có nhiều tác dụng trong phong thủy, làm cảnh và là cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích về đặc điểm của nho thân gỗ và cách thức chăm sóc, trồng cây tốt nhất.
Để sở hữu cho mình những giống cây chất lượng cao, quý khách hàng hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0979981613 để được tư vấn và đặt mua giới giá cả ưu đãi nhất.
Một số hình ảnh cây nho thân gỗ tại vườn ươm:
cây nho thân gỗ giống
cây nho thân gỗ 6 năm tuổi
cây nho thân gỗ trưởng thành 20 năm tuổi
cây nho thân gỗ cổ thụ trồng chậu
Cây nho thân gỗ gần 100 năm tuổi
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
cây vú sữa hoàng kim
cây nho thân gỗ tứ quý
cây hoa mộc hương
cây hoa lài nhật
cây sung mỹ
Chủ đề liên quan:
Cây ăn quả trồng chậucây mộc hươngcây nho thân gỗsân vườn đẹp trên sân thượngCây ăn quả giống mớiTừ khóa » Thân Cây Của Nho
-
Cây Nho Thân Gỗ Là Cây Gì? Vì Sao Có Nhiều Người Săn Mua?
-
Nho Thân Gỗ Là Cây Gì Mà Gây Sốt Và Ai Cũng Muốn 'tậu' Về Nhà?
-
Đặc điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc Nho Thân Gỗ
-
Cây Nho Thân Gỗ – Cây Cho Quả Có Nhiều Dinh Dưỡng Bậc Nhất
-
CÓ GÌ ĐẶC BIỆT Ở CÂY NHO THÂN GỖ MÀ NHIỀU NGƯỜI PHÁT ...
-
Thông Tin Về Cây Nho - Wikifarmer
-
Cách Trồng Chăm Sóc Giống Nho Thân Gỗ
-
Cây Giống Nho Thân Gỗ 1 Năm Tuổi - LUCKY GARDEN
-
TẶNG 1 GÓI PHÂN BÓN_CÂY GIỐNG NHO THÂN GỖ TỨ QUÝ 50K ...
-
Cây Nho Thân Gỗ | Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Mới Nhất
-
Mê Mẩn Với Giống Nho Thân Gỗ Sai Trĩu Quả Ngắm đã Mắt - YouTube
-
Thu Nhập Cao Từ Mô Hình Trồng Nho Thân Gỗ ở Lai Vung, Đồng Tháp
-
Nho Thân Gỗ Trồng Chậu Cảnh Tạo Dáng Bonsai: Trồng Chơi - ăn Thật!