Cây Núc Nác Là Cây Gì? Tác Dụng, Bài Thuốc Sử Dụng Vỏ Cây Núc Nác
Có thể bạn quan tâm
Cây núc nác là thảo dược có vị đắng, tính mát, có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm. Thường dùng điều trị viêm dạ dày, viêm họng, chữa dị ứng mẩn ngứa, viêm đường tiết niệu và nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về hình ảnh, công dụng, cách dùng, cũng như các bài thuốc dân gian từ vỏ cây núc nác, mời bạn theo dõi.
- Cây núc nác là cây gì?
- Cây núc nác có tác dụng gì?
- Cách dùng cây núc nác
- Mua vỏ cây núc nác ở đâu chất lượng?
Cây núc nác là cây gì?
Cây núc nác hay còn gọi với tên khác là Hoàng bá nam, Mộc hồ điệp, Thiều tầng chỉ,… Có tên khoa học là Oroxylum Indicum, thuộc họ hoa Chùm ớt (Bignoniaceae). Là loài cây thân gỗ, cao lớn, mọc hoang ở các vùng rừng núi.
Tìm hiểu: Đỗ trọng – Vị thuốc bổ thận, mạnh gân cốt.
Mô tả dược liệu Núc nác
Thân cây núc nác nhẵn, cao từ 5m – 13m, ít phân cành. Mặt ngoài vỏ cây có màu xám tro, mặt trong vỏ có màu vàng nhạt.
Lá cây núc nác có dạng kép hình lông chim, thường mọc tập trung ở ngọn cây. Lá chét, hình trái xoan, chiều dài từ 6,5cm – 14cm, rộng từ 3,5cm – 8cm. Mép lá không có răng cưa, mặt dưới hơi có lông hoặc nhẵn.
Hoa núc nác thường mọc thành chùm ở các cành trên ngọn cây. Hoa to, có màu nâu đỏ sẫm. Đài hoa hình ống, dày và cứng, 5 cánh hoa chia thành 2 môi, có nhiều lông phủ đều trên cả 2 mặt cánh. Hoa núc nác thụ phấn nhờ dơi, thường nở về đêm, ra hoa quanh năm vào tháng 5 – 7.
Quả núc nác rất to, ăn dược, dẹt và cong, dài khoảng 50cm – 60cm, giống như quả cây phượng vĩ. Khi chín màu vàng nâu, nếu để già sẽ tự nứt làm 2 mảnh. Bên trong quả có rất nhiều hạt nhỏ, màu trắng ngà, cứng và có cánh mỏng bao quanh. Núc nác thường ra quả vào tháng 8 – 10.
Xem thêm: Thảo quả – Vị thuốc nhiều tác dụng chữa bệnh bất ngờ.
Bộ phận dùng
Phần được dùng để làm thuốc là phần vỏ cây núc nác (vỏ thân).
Phân bố
Cây núc nác được tìm thấy rộng rãi ở các vùng nhiệt đới tại châu Á như các nước Đông Nam Á, miền Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanca, Philippin, các đảo Selip và Timo của Indonesia.
Tại Việt Nam, núc nác thường mọc hoang ở những nơi ẩm thấp và các vùng đồi núi có độ cao khoảng 900m. Nơi thường tìm thấy cây thuốc chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc như Điện Biên, Hà Giang, Tuyên Quang,… và các tỉnh trung du đồng bằng ven biển như Quảng Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam,…
Hiện nay, cây núc nác được trồng phổ biến ở nhiều nơi để làm thuốc hoặc làm cây cảnh. Người ta thường trồng cây vào mùa xuân bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành.
Thu hái – Sơ chế
Vỏ cây núc nác được thu hái quanh năm bằng cách đẽo lấy vỏ cây, cạo lớp bần phía ngoài, thái phiến dài từ 2 – 5cm. Sau đó đem đi phơi khô để dành làm thuốc.
Khi dùng có thể để nguyên hoặc sao vàng với lửa nhỏ. Cũng có thể dùng vỏ tươi, rửa sạch, giã nát, đắp trực tiếp lên vùng da dị ứng, mẩn ngứa để chữa trị.
Ngoài ra, người ta còn thu hái quả vào mùa thu hoặc mùa đông, khi quả đã chín và chuyển sang màu vàng nâu. Quả núc nác sau khi hái về đem quả phơi ngoài nắng đến khi vỏ quả nứt ra Tiếp đó tách lấy phần hạt và rồi phơi hạt cho đến khi khô hẳn.
Khi dùng lấy 400g muối ăn hòa với nước sôi vừa phải, sau đó đem 10kg núc nác ngâm với nước muối vừa pha lúc nãy trong 30 phút rồi sao trên lửa nhỏ cho đến khi hạt có màu đen.
Muốn ngâm đinh lăng? Xem ngay: Bán bình rượu đinh lăng đẹp, giá rẻ, chất lượng
Bảo quản dược liệu
Hạt hoặc vỏ cây núc nác sau khi sơ chế cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng gió. Đôi lúc cần mang ra phơi nắng để tránh côn trùng và ẩm mốc.
Thành phần hóa học
Vỏ thân cây núc nác chứa một lượng nhỏ Ancaloit và Tanin, cùng một số dẫn xuất Flavonoid ở dạng tự do hoặc Heterozit.
Hạt núc nác có chứa một chất kiềm màu vàng và 80,4% chất dầu béo với thành phần gồm Stearic, Acid Oleic, Acid Palmitic và có thể có cả Acid Lignoceric. Ngoài ra, trong hạt của nó còn có chứa Acid Ellagi.
Cây núc nác có tác dụng gì?
Trong Đông y, Núc nác là một vị thuốc quý, có công dụng tiêu độc, sát trùng, thanh can giải nhiệt, chỉ khái, chỉ thống, nhuận phế. Theo các nghiên cứu khoa học, cây núc nác còn có tác dụng chống dị ứng, kháng viêm, kháng khuẩn, giúp làm giảm tính thấm của các màng mao mạch.
Dưới đây là một số tác dụng của cây núc nác bạn trong chữa bệnh:
Ngăn ngừa vi khuẩn
Thành phần trong vỏ cây núc nác có chứa các hợp chất kháng khuẩn như: Ethanol, Methanol, Ethyl Acetate,… Có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các nguy cơ xâm nhập từ những loại loại vi khuẩn gây hại như Bacillus subtilis, E.coli, Pseudomonas Aeruginosa,…
Thêm vào đó, dịch chiết Dichloromethane có trong vỏ núc nác được đánh giá là có tính kháng nấm, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp, một số bệnh về da và các bệnh phụ khoa.
Cung cấp chất chống oxy hóa
Dung dịch nước sắc từ vỏ núc nác có chứa các hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp ngăn chặn và khử tối đa các gốc tự do.
Nhờ đó, quá trình oxy hóa của các tế bào, mô và các quan trong cơ thể được làm chậm, giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, tim mạch, tiểu đường, viêm nhiễm,… và nhiều căn bệnh khác.
Tham khảo: Cây huyết dụ – Thần dược cho người bị bệnh máu
Hỗ trợ giảm viêm
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra trong lá, rễ và vỏ cây núc nác có chứa rất nhiều hoạt chất có tác dụng giảm viêm rất tốt.
Bằng chứng là khi thực hiện thí nghiệm trên cơ thể chuột, người ta thấy rằng chiết xuất từ vỏ cây giúp giảm chứng viêm tai ở chuột. Thêm vào đó, vỏ cây núc nác còn có tác dụng giảm sưng và cải thiện tình trạng phù chân ở chuột.
Tốt cho sức khỏe thận
Chiết xuất từ vỏ cây núc nác trong y học Ấn Độ thường được dùng để làm thuốc bổ trợ sức khỏe cho những bệnh nhân đang gặp các vấn đề về thận, nhất là sỏi thận.
Nguyên nhân là do thành phần hóa học trong vỏ núc nác có chứa Flavonoid và Ethanolic, có tác dụng bảo vệ thận khỏi độc tính do Cisplatin gây ra. Nhờ đó giúp loại bỏ tác nhân xấu, cải thiện và thúc đẩy các chức năng hoạt động của thận.
Xem thêm: Kim tiền thảo – Khắc tinh của sỏi thận, sỏi mật, sỏi tiết niệu.
Hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường
Một trong những công dụng tuyệt vời khác của cây núc nác chính là hỗ trợ chống lại bệnh đái tháo đường
Thành phần hóa học chính có trong núc nác là Oroxylin A, đây là hợp chất có công dụng làm giảm 66,7% nguy cơ tiến triển từ tiền tiểu đường sang tiểu đường mà không làm tăng cân hoặc làm gan bị nhiễm độc. Oroxylin A còn giúp cải thiện các biến chứng bệnh tiểu đường như chấn thương gan, rối loạn chuyển hóa Lipid,…
Ngoài ra, trong loại cây này còn có chứa Methanolic (MeOH), chất này có tác dụng điều hòa huyết áp, đưa các chỉ số huyết thanh như Creatinin, SGOT, SGPT, và ALP trở về mức cân bằng. Từ đó, giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường và hỗ trợ chữa trị cho các bệnh nhân đang mắc bệnh.
Xem ngay: Dây thìa canh – Bí quyết sống khỏe với tiểu đường.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Vỏ cây núc nác được chứng minh có khả năng giúp cải thiện chức năng hệ miễn dịch của cơ thể, bảo vệ bạn khỏi những nguy cơ nhiễm bệnh về đường hô hấp do vi khuẩn gây nên.
Hiện nay, người ta thường dùng loại vỏ cây thuốc nghiền thành bột để sử dụng cho thuận tiện, dễ vận chuyển, bảo quản dễ dàng và hấp thụ tốt hơn.
Tốt cho người bị viêm dạ dày
Ngoài các công dụng kể trên, loài cây này còn có khả năng ngăn ngừa chứng bệnh đau dạ dày ở nhiều lứa tuổi. Nhờ chiết xuất Ethyl Acetate, N – Butanol, Pet Ether và cồn Chloroform từ cây Núc nác giúp bên trong dạ dày giảm tiết dịch Acid, từ đó giúp bảo vệ và cải thiện chức năng hoạt động của dạ dày.
Phòng ngừa ung thư
Nhiều thí nghiệm nghiên cứu cho thấy, trong thành phần núc nác có chứa các chiết xuất ngăn ngừa các tế bào ung thư bên trong cơ thể đang hình thành và phát triển. Cụ thể:
Chất Etanolic trong dược liệu có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào gây ung thư gan và thanh quản (tế bào HEp-2). Baicalein giúp tiêu diệt các dòng tế bào gây ung thư bạch cầu cấp tính (HL60).
Tìm hiểu: Cây xạ đen – “Tiên dược” hỗ trợ điều trị ung thư.
Cách dùng cây núc nác
Cây núc nác có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Thường có mặt trong các bài thuốc dân gian chữa bệnh, thậm chí được chế biến thành các món ăn tốt cho sức khỏe. Dước đây là một số cách dùng bạn có thể tham khảo:
Bài thuốc sử dụng cây núc nác
Núc nác trong Đông y là vị thuốc có vị ngọt đắng, tính mát, có tác dụng hỗ trợ chữa trị nhiều chứng bệnh. Cụ thể:
Viêm đường tiết niệu, đái buốt ra máu:
Sử dụng vỏ cây núc nác, mã đề (cả cây) và rễ cỏ tranh (sao đen nếu tiểu ra máu), mỗi loại một nắm để sắc nước uống.
Trị tổ đỉa, giang mai:
Bài thuốc 1: Vỏ núc nác, thổ phục linh, mỗi vị 20-30g, sắc nước uống, uống 4 tuần, nghỉ 1 tuần.
Bài thuốc 2: 30g mỗi vị vỏ núc nác, thổ phục linh, chi tử, ké đầu ngựa, 20g sinh địa, 20g hạ khô thảo, nấu nước chia uống 3 lần/ngày, trước khi ăn 1 tiếng.
Bị khí hư, bạch đới? Tìm ngay: Cây cơm nguội – Điều trị dứt điểm bệnh phụ nữ.
Chữa hắc lào:
Rửa chỗ bị hắc lào bằng nước muối ấm, cắt ngang 1 trái chuối xanh, xát đi xát lại nhiều lần. Sau đó lấy vỏ núc nác tươi giã nhuyễn (hoặc dùng bột), đắp lên chỗ bị hắc lào. Ngày làm 2-3 lần.
Viêm amidan, đau họng, ho lâu ngày:
Bài thuốc 1: Lấy 5 – 10 hạt Núc nác sắc thành nước uống hoặc tán thành bột mịn để dùng.
Bài thuốc 2: Lấy vỏ khô tán bột, lấy bột đắp vào cổ họng, khò khè để giảm đau amidan nhanh chóng.
Xem ngay: Quả kha tử – Khắc tinh hàng đầu của ho, khản tiếng.
Chữa phong hàn, tam tiêu tích nhiệt:
Núc nác, Hoàng liên và Đại hoàng, mỗi vị lấy một lượng như nhau. Tán thành bột mịn rồi làm thành viên hoàn, kích cỡ to bằng hạt ngô. Uống với nước ấm, mỗi lần từ 20 – 30 viên.
Chữa đau tức hạ sườn phải, nước tiểu đỏ (do can khí uất kết), da vàng:
Bài thuốc 1:
Lấy 16g vỏ cây núc nác; 12g mỗi loại các vị: bạch thược, hạt dành dành (chi tử), nhân trần, đan bì, xa tiền; 20g rau má; 16g cỏ nhọ nồi; 16g sài hồ và 16g cam thảo. Sắc tất cả thành nước uống, 1 thang chia làm 2 lần, uống mỗi ngày.
Bài thuốc 2:
Lấy 16g mỗi vị sau: vỏ cây núc nác, cây cối xay, sài hồ, đương quy, chó đẻ răng cưa, bưởi bung (cây cơm rượu), rễ cỏ tranh, 12g thanh bì, 12g cam thảo, xa tiền 12g và 10g tam thất Bắc.
Đem tất cả sắc lên uống, mỗi ngày dùng 1 thang, chia làm 2 lần uống.
Chữa đau dạ dày:
Núc nác, bồ hoàng, ngũ linh chi và ô tặc cốt (mai mực), mỗi vị lấy một lượng như nhau, sắc lên thành thuốc uống.
Tìm hiểu: Cây dạ cẩm – Kẻ thủ số 1 của viêm loét dạ dày.
Chữa viêm da, dị ứng, mụn nhọt, mẩn ngứa:
Bài thuốc 1:
Lấy 16g vỏ cây sao qua, 16g kinh giới, 16g kim ngân hoa, 16g sài hồ, 16g sài đất, 16g lá cơm rượu, 10g phòng phong, 10g bạch chỉ, 10g hạt dành dành, 10g cam thảo, 10g uất kim.
Sắc lên uống, mỗi ngày dùng 1 thang, chia làm 2 lần uống.
Bài thuốc 2:
Lấy 16g vỏ cây núc nác, 16g kim ngân hoa, 14g đầu ké ngựa, 14g lá đơn đỏ, 12g cúc hoa, 10g trần bì và 10g tô mộc.
Sắc tất cả thành nước uống, 1 thang chia làm 2 lần, uống mỗi ngày.
Bài thuốc 3: Vỏ tươi giã nát (hoặc vỏ khô nghiền lấy bột), đắp lên chỗ da viêm ngứa.
Chữa bệnh sởi cho trẻ em:
Bài thuốc 1: Dùng 6g vỏ cây núc nác, 6g liên kiều, 6g kinh giới, 8g huyền sâm, 5g diếp cá, 5g sài đất, 4g kim ngân hoa, 4g hoa hồng bạch, 4g đương quy, 4g sài hồ, 4g mã đề, 2g cam thảo.
Sắc thành thuốc uống, dùng mỗi ngày 1 thang chia làm 3 – 4 lần.
Bài thuốc 2: Vỏ núc nác rửa sạch, nấu nước tắm và xông cho trẻ.
Chữa lị:
Bài thuốc 1:
Lấy 20g vỏ cây núc nác, 20g cỏ sữa, 20g lá nhót, 20 cỏ nhọ nồi sao đen, 16g lá khổ sâm, 16g hạt sen, 16g củ mài (hoài sơn), 12g bạch truật, 12g chích cam thảo.
Sắc thành thuốc uống, mỗi ngày dùng 1 thang, chia làm 2 lần uống.
Bài thuốc 2:
Lấy 16g vỏ cây núc nác, 16g khổ sâm, 16g hoa hòe sao đen, 16g cây ngũ gia bì, 16g cỏ ngũ sắc, 20g cỏ sữa, 20g rau sam, 20g lá đinh lăng, 12g búp ổi non, 12g bạch truật, 12g hoàng đằng.
Sắc lên uống, mỗi ngày dùng 1 thang, chia làm 2 lần uống.
Chữa đau vú:
Lấy 16g mỗi vị sau: vỏ cây núc nác, cát căn, hương nhu, táo nhân sao đen, đinh lăng, huyền sâm; 20g hoa hòe sao vàng; 12g mỗi vị: xuyên khung, tam thất, xương bồ, chích cam thảo, đương quy, hoàng kỳ và 10g uất kim.
Sắc thành thuốc, uống liên tục trong 20 – 30 ngày theo liệu trình, mỗi ngày 1 thang chia làm 2 lần.
Xem thêm: Trinh nữ hoàng cung – Giải pháp hàng đầu trị u xơ, u nang
Núc nác – nguyên liệu chế biến món ăn ngon
Ngoài công dụng làm thuốc chữa bệnh, núc nác còn được dùng làm nguyên liệu để chế biến các thành các món ăn ngon.
Chồi non và hoa cây núc nác có thể dùng như một loại rau, ăn sống hoặc nấu chín đều được. Bạn cũng có thể dùng những phần này trộn với gừng, ớt, hành tím,… làm nộm (gỏi).
Quả non có thể đem luộc chín ăn với cơm trắng. Quả già có thể thêm vào món cà ri như một loại gia vị để tăng thêm mùi hương.
Tóm lại, nếu trong vườn nhà có trồng cây núc nác, bạn đã có 1 bài thuốc rất hay để phòng bệnh và chữa bệnh rồi đấy nhé.
Mua vỏ cây núc nác ở đâu chất lượng?
Hiện nay, để mua được vỏ cây núc nác có nguồn gốc an toàn và chất lượng đảm bảo, bạn nên tìm đến các nhà thuốc Đông y hoặc các cửa tiệm chuyên bán thảo dược.
Một địa chỉ uy tín tại TP. HCM mà bạn có thể mua vỏ cây núc nác là Omega Việt Nam. Chúng tôi Omega Việt Nam là nơi chuyên cung cấp vỏ núc nác với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, 100% từ thiên nhiên, giá cả hợp lý, giữ nguyên dược tính tự nhiên, đem lại hiệu quả chữa bệnh tuyệt vời..
Thông tin liên hệ:
Omega Việt Nam
- Website: https://omega3.vn/
- Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, P. 14, Tân Bình, TP HCM.
- Điện thoại đặt hàng: 0926 456 456.
Như vậy, núc nác là vị thuốc quý giúp giảm đau, điều trị các bệnh về viêm nhiễm hiệu quả. Bài viết đã giúp bạn biết được nhiều thông tin về công dụng, bài thuốc dân gian từ cây núc nác.
Hy vọng qua chia sẻ này, bạn sẽ biết cách tận dụng vị thuốc này, tốt hơn hết nên tham khảo tư vấn của thầy thuốc để việc chữa bệnh có hiệu quả.
Đừng quên thường xuyên theo dõi Omega3.vn để biết thêm các vị thuốc quý, bài thuốc hay, mẹo làm đẹp, các phương pháp thẩm mỹ tốt nhất bạn nhé.
Nguồn tham khảo:
https://www.healthbenefitstimes.com/sonapatha-broken-bones-plant/
https://en.wiktionary.org/wiki/Oroxylum_indicum
Từ khóa » Tác Dụng Chữa Bệnh Của Vỏ Cây Núc Nác
-
Núc Nác: Cây Thuốc Quý Dân Gian "đa Năng" ít Người Biết
-
Bài Thuốc Sử Dụng Cây Núc Nác
-
Cây Núc Nác Thanh Nhiệt, Giải độc
-
Núc Nác: Vị Thuốc Có Nhiều Công Dụng - YouMed
-
Cây Núc Nác - Hình Ảnh, Công Dụng Và Cách Dùng Trị Bệnh
-
Cây Núc Nác Chữa Ung Thư ít Người Biết - VietNamNet
-
Vỏ Núc Nác Chữa Bệnh Ngoài Da - VnExpress Sức Khỏe
-
30 Tác Dụng Của Cây Núc Nác – Thần Dược, Cách Dùng Và Lưu ý
-
Vị Thuốc Núc Nác | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Cây Núc Nác Trị Bệnh Gì Những Cách Dùng đúng Nhất Nên Biết | Blog
-
Cây Núc Nác Chữa Viêm Gan, Suy Gan, Vàng Da - Báo Nông Nghiệp
-
Công Dụng, Cách Dùng Núc Nác - Tra Cứu Dược Liệu
-
Núc Nác: Dược Liệu Giúp Trị Gàu Và Nấm Da đầu Hiệu Quả
-
Núc Nác, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Núc Nác