Cây Ớt Cảnh Có Mấy Loại? Cách Trồng, Chăm Sóc Và địa Chỉ Mua
Có thể bạn quan tâm
Điều cuốn hút nhất ở những cây ớt cảnh có lẽ là màu sắc của trái. Mỗi trái ớt có một màu khác nhau, sặc sỡ như 7 sắc cầu vồng sau mưa đẹp đến mê người. Nhiều người lần đầu thấy ớt kiểng tưởng là ớt nhựa nhưng khi cắn thử thì “ôi chao”. Vậy ớt cảnh có ăn được không? Vườn Mặt Trời giải đáp thắc mắc này đồng thời chia sẻ 7749 điều bạn nên biết nếu muốn trồng được ớt cảnh đẹp.
Ớt cảnh – Nguồn gốc và đặc điểm hình thái
Nguồn gốc
Ớt cảnh (ớt kiểng) hay còn được người Việt gọi là ớt 7 sắc cầu vồng, ớt nhiều màu, ớt bonsai. Vì hầu hết các cây đều ra trái có 7 màu như: đỏ, hồng, trắng, tím, xanh, vàng, cam. Nhìn y như màu sắc của cầu vồng tuyệt đẹp xuất hiện sau mỗi cơn mưa. Nhưng nếu xét về độ đậm nhạt thì ớt này có cả chục màu.
Giống ớt 7 sắc cầu vồng này có tên khoa học là Capѕicum annuum Linn. ᴠar conoideѕ Iriѕh, thuộc chi Capsicum, họ Cà. Chúng có nguồn gốc ở Mexico, nay được nhân giống rộng rãi ở Mỹ. Ớt 7 sắc cầu vồng mới du nhập vào Việt Nam được khoảng 5 năm trở lại đây nhưng cực kỳ được chị em yêu thích.
Đặc điểm hình thái
Ớt kiểng có chiều cao thông thường từ 30cm đến 60cm, thân thẳng nhưng phân thành nhiều nhánh. Hoa ớt khá nhỏ, có màu trắng, thường mọc đơn lẻ ở các nách lá. Thời gian hoa nở từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm.
Các lá đơn của giống ớt này mọc xen kẽ nhau, hình mác. Quả mọc thành chùm trên đỉnh cành. Tùy từng loại, ớt kiểng sẽ có hình dáng như ngón tay, giống hình cầu hoặc nhọn hướng lên trời giống ớt chỉ thiên.
Nhưng đặc điểm chung của giống ớt này là cho rất nhiều quả, mỗi quả một màu. Tùy thuộc vào từng vùng khí hậu mà tỷ lệ các màu sẽ khác nhau. Chẳng hạn, ớt bonsai trồng ở vùng ôn đới thì màu sắc trái tương đối đều màu. Còn trồng ở vùng nhiệt đới thì tỉ lệ ớt đỏ, tím chiếm ưu thế hơn. Vậy hiện nay trên thị trường có những loại ớt kiểng nào? Phân loại ra sao?
>>> Có thể bạn quan tâm: Cây Tiên Ông (Cây Dạ Lan Hương) – Ý nghĩa & Cách trồng cây
Các loại ớt cảnh hiện có trên thị trường
Trên thị trường hiện nay các loại ớt cảnh vô cùng phong phú về kích thước, kiểu dáng quả cũng như giá thành. Mỗi giống ớt lại có những đặc điểm khác nhau. Bạn tùy thuộc vào sở thích và điều kiện kinh tế của mình tha hồ mà lựa chọn. Sau đây là một số giống ớt cảnh đẹp phổ biến:
Ớt bonsai Capsicum Chinense
Ớt bonsai Capsicum Chinense (Capsicum sinense), thường được gọi là “Ớt đèn lồng vàng”. Đây là giống ớt kiểng có nguồn gốc từ Châu Mỹ, ra rất sai quả. Tuy trái kích thước không to, nhưng ớt đèn lồng nổi tiếng thế giới với độ cay hiếm có. Và chúng có màu sắc bắt mắt nên thường được dùng để trang trí.
Ớt cảnh Charapita
Giống ớt này có nguồn gốc từ phía Bắc của Peru, cho trái rất sai, kích thước quả khá nhỏ, có hình tròn. Ớt Aji Charapita là một gia vị quý cung cấp hàm lượng vitamin C cao gấp nhiều lần ớt thường.
Chính vì vậy, chúng có giá lên đến 23000 Euro/kg, tương đương gần 600 triệu đồng mỗi kg. Điểm nổi bật của ớt Aji Charapita không chỉ có giá bán đắt “cắt cổ” mà còn ở vị cay. Giống ớt này được xếp vào hạng cay nhất thế giới.
Ớt Peter – Ớt “cu tí”
Hình dạng trái ớt Peter giống với “của quý” của nam giới nên chúng được xếp vào danh sách những loại củ quả có hình dạng kỳ lạ độc đáo nhất thế giới. Với sự độc lạ này mà ớt Peter được gọi là “giống ớt gợi cảm nhất”, chúng luôn thu hút mọi ánh nhìn.
Ớt “cu tí” thường có 2 màu là đỏ và vàng khi chín. Độ cay của giống ớt này đạt 10000 đến 23000, tức là nếu ăn sẽ cay bỏng lưỡi. Chình vì vậy, chúng thường chỉ được ngâm hoặc dùng để trang trí.
Tựu chung lại, các loại ớt cảnh cũng có vị từ cay vừa đến rất cay. Vậy thì liệu chúng có ăn được không hay chỉ được dùng như một vật trang trí để tăng tính thẩm mỹ?
Ớt cảnh có ăn được không?
Ớt 7 sắc cầu vồng đa dạng về màu sắc, hình dáng, luôn thu hút mọi ánh nhìn nên thường được người Việt mua về trồng vào chậu làm cảnh. Những chậu ớt nhiều màu nhỏ xinh có thể được đặt trong nhà, ngoài ban công, ngoài vườn, trong bếp hay phòng làm việc cũng đều rất đẹp.
Ban đầu giống ớt này được một số người yêu cây cảnh nhập về trồng để chơi, để ngắm. Về sau nhận thấy giống ớt này không chỉ đẹp với nhiều màu sắc lạ mắt mà còn ra trái rất sai, ăn có vị cay cay, thơm thơm, dư vị đậm đà còn đọng lại mãi nơi đầu lưỡi nên chia sẻ để mọi người mua về vừa chơi cảnh, vừa ăn quả.
Như vậy, ớt 7 màu hoàn toàn có thể ăn được chứ không phải chỉ để chơi, để ngắm nhé! Nếu bạn vừa là người yêu thích cây cảnh, vừa muốn nhâm nhi ớt mỗi bữa ăn thì đừng chần chờ gì nữa mà hãy trồng ngay vài chậu ớt 7 sắc cầu vồng trong nhà đi thôi.
Giống ớt nhiều màu này có tuổi thọ lên đến cả chục năm, trái ra quanh năm, ăn mãi không hết. Nhưng để cây khỏe mạnh, trái sai, bụ bẫm thì mỗi năm bạn nên trồng lại một lần. Kỹ thuật trồng ớt cảnh không quá khó như nhiều người nghĩ.
Cách trồng ớt cảnh không khó như nhiều người nghĩ
Vườn Mặt Trời chia sẻ cách trồng ớt cảnh cực kỳ đơn giản. Bạn làm theo hướng dẫn sau nhé:
Chọn hạt giống
Bạn có thể mua hạt giống ớt 7 sắc cầu vồng ở các cửa hàng, đại lý gần nơi bạn ở. Nhưng lời khuyên cho bạn là nên đặt mua hạt giống ớt kiểng tại địa chỉ cung ứng uy tín như Vườn Mặt Trời.
Bởi hạt giống do Vườn Mặt Trời phân phối đã được chọn lọc kỹ càng, giống chuẩn, nảy mầm nhanh, cây trưởng thành ít bệnh, năng suất cao. Giá hạt giống ớt kiểng vào khoảng 35.000 – 45.000 đồng/gói (có khoảng 40 hạt ớt).
Chuẩn bị đất trồng
Bạn có thể tùy ý chọn nơi trồng ớt. Chẳng hạn: trồng vào chậu cảnh, hộp xốp thùng gỗ hay ươm hạt vào bầu đất nhỏ hoặc ươm trực tiếp ra đất vườn. Nhưng đất trồng bạn phải chuẩn bị kỹ.
Đất trồng cây ớt bonsai bạn nên chọn đất tơi xốp, giàu chất hữu cơ. Đất phải thoát nước tốt. Sau khi chọn xong đất trồng, bạn nên rắc bột vôi vào đất vừa khử chua vừa diệt sâu hại trong đất.
Bạn tiến hành bón thêm một lượng NPK vừa đủ, nếu có phân chuồng ủ hoai thì càng tốt. Việc này sẽ tăng dinh dưỡng cho đất, giúp ớt nhiều màu phát triển nhanh, mạnh hơn.
Kỹ thuật gieo hạt
Sau khi đã chuẩn bị được đất trồng giàu dinh dưỡng, bạn cần làm đất tơi xốp trước khi đổ đất vào chậu trồng. Để hạt ớt 7 màu nhanh nảy mầm thì trước khi gieo hạt bạn hãy ngâm giống với nước có nhiệt độ khoảng 50 độ C trong 1 tiếng.
Sau đó đem hạt ớt hong khô dưới ánh nắng mặt trời rồi mới đem tra hạt vào chậu trồng hoặc khay trồng có đục lỗ thoát nước bên dưới. Thời gian đầu khi ớt chưa nảy mầm, bạn chú ý duy trì độ ẩm cho chậu giống, đừng để thiếu hay thừa nước quá cũng không tốt.
Bạn thấy đấy việc trồng ớt nhiều màu từ hạt giống rất đơn giản. Tuy nhiên, để tỉ lệ nảy mầm và sống sót cao, bạn nên ươm cây vào mùa xuân là tốt nhất. Khi cây ớt con cao khoảng 5cm thì đem cây con cho vào bầu đất.
Khi cây con trong bầu cao khoảng 10 đến 15cm là bạn có thể trồng cây đó cố định vào chậu cảnh hoặc xuống đất vườn. Sau khi trồng cây giống lên chậu bạn cũng chưa được nghỉ tay đâu. Mà quá trình chăm sóc cây ớt cảnh bây giờ mới bắt đầu.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cây Thanh Tâm hợp tuổi gì? Ý nghĩa, cách chăm sóc từ A – Z
Cách chăm sóc cây ớt cảnh cho quả sai, đẹp đơn giản ai cũng làm được
Để cây ớt giống nhanh lớn, phát triển mạnh, ớt 7 màu cho ra trái nhiều thì công tác chăm sóc rất quan trọng. Do đó, bạn cần ghi nhớ vài điều trong kỹ thuật chăm sóc ớt bonsai như sau:
Ánh sáng và độ ẩm
Ớt kiểng là loài cây rất ưa ánh sáng. Ánh sáng không chỉ hữu ích cho quá trình nảy mầm của hạt giống mà còn rất tốt khi cây đang trong giai đoạn trưởng thành. Bởi ánh sáng giúp cây quang hợp tốt thì mới chóng lớn. Vào những ngày thiếu nắng, bạn cần dùng đèn đề hỗ trợ.
Bạn cần duy trì độ ẩm ổn định cho đất. Vào mùa mưa bạn cần tìm cách thoát nước nhanh cho cây, mùa nắng cần bổ sung nước, có thể tưới 2 lần mỗi ngày. Bạn có thể giữ ẩm cho đất bằng cách bỏ thêm rơm rạ ẩm xung quang gốc cây.
Bón phân định kỳ
Để cây phát triển tốt và nhanh ra trái, bạn cần định kỳ bón phân cho cây. Phân có thể là phân chuồng hoai mục kết hợp đạm, kali là tốt nhất. Bạn cũng cần chăm chỉ nhổ cỏ dại xung quan gốc cây để chúng không ăn hết dinh dưỡng của đất. Tiến hành xới đất vun gốc, bón phân 1 lần/tháng.
Cắt tỉa cành lá
Khi ớt 7 màu cao chừng 20cm là bạn đã có thể tiến hành cắt tỉa cành lá dưới các điểm phân cành. Như vậy ớt 7 màu mới phân tán rộng, gốc cây thông thoáng giảm sâu bệnh hại, cũng giảm được gánh nặng dinh dưỡng cho cây. Việc tỉa cành nên làm lúc nắng ráo.
Phòng trừ sâu bệnh hại
Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây ớt nhiều màu khá dài nên không tránh được sâu bệnh. Nếu phát hiện cây bị sâu ăn lá, héo lá, quả khô tróc thì bạn nên ra cửa hàng vật tư nông nghiệp hỏi mua thuốc phun ngay cho ớt.
Sau khi trồng khoảng 50 đến 70 ngày là trái của ớt kiểng sẽ dần chín. Bạn có thể thu hoạch để dùng làm gia vị ăn hàng ngày, muối ớt hoặc ngâm ớt kiểng ăn, phơi khô nghiền nhỏ làm bột ớt đều rất ngon.
Vườn Mặt Trời chúc bạn có được cây ớt cảnh đẹp, nhiều màu sặc sỡ, ra trái nhiều thông qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết. Nếu cần mua hạt ớt 7 màu, băn khoăn mua cây ớt cảnh ở đâu giá tốt thì Vườn Mặt Trời chính là địa chỉ bạn cần.
Chỉ cần đặt hàng trên website: https://vuonmattroi.com/ hoặc đặt hàng trực tiếp qua số hotline hiển thị trên web. Vườn Mặt Trời luôn có sẵn hàng để giao đến tận tay quý vị.
Từ khóa » Cách Trồng ớt Bonsai
-
Cách Làm Và Uốn Một Cây ớt Bonsai Cho Các Bạn Mới - YouTube
-
Cách Trồng, Tạo Dáng Cây ớt Bonsai Bệ đẹp - YouTube
-
Cách Trồng, Tạo Dáng Cây ớt Bonsai Bệ đẹp - Pinterest
-
Cách Trồng ớt Trong Chậu Từ Hạt Cho Quả Xum Xuê Và Làm Cây Cảnh
-
[Hướng Dẫn] - Trồng Và Chăm Sóc Cây ớt Ngọt - Bonsai Miền Tây
-
Chậu Ớt Peru Bonsai - Phương Trung Green
-
Cây Ớt | Cây Gia Vị, Bonsai, Trang Trí Nội Thất | Dữ Liệu Xanh
-
Cách Trồng ớt Nhiều Màu Tại Nhà Vừa ăn Vừa Làm Cảnh
-
Cách Trồng ớt Cay Tại Nhà Ra Trái ăn Quanh Năm
-
Hướng Dẫn Cách Trồng ớt Trong Nhà - TinyBook
-
Trồng Ớt: Hướng Dẫn Chăm Sóc Cây (chi Capsicum) - Cỏ Dại
-
Cách Trồng Cây Ớt Trong Chậu Ngay Tại Nhà Cực Kì Đơn Giản
-
Cách Trồng ớt Nhiều Màu Tại Nhà Vừa ăn Vừa Làm Cảnh - WIKI
-
Hoa Mắt Với Cây ớt "7 Sắc Cầu Vồng" Trĩu Quả, Vừa ăn Vừa Ngắm - Eva