Cây ớt Chuông Chuẩn Hàng, Khỏe Mạnh

Cây ớt chuông, hay còn được gọi là cây ớt ngọt. Danh pháp khoa học là Capsicum annuum. Một loài cây đặc biệt luôn cho ra trái với nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, vàng, cam, xanh lục, trắng, và tím. Dù là ớt nhưng em nó lại thuộc loại ớt ít cay và đôi khi còn xếp cùng loại với ớt ngọt.

5a2f6a73864771192856 (1)
Cây giống ớt chuông đang ươm

Ớt chuông vốn có nguồn gốc ở Mexico, Trung Mỹ, và phía Bắc Nam Mỹ. Phần khung và hạt bên trong quả ớt chuông có thể ăn được, với một số người sẽ cảm nhận được hơi chút vị đắng. Hạt giống ớt chuông được mang đến Tây Ban Nha vào năm 1493 và từ đó bắt đầu lan rộng khắp các nước Châu Âu, Châu Phi, và Châu Á. Ngày nay, Trung Quốc là nước xuất khẩu ớt chuông lớn nhất thế giới, theo sau là các nước Mexico và Indonesia.

Ớt chuông ( ớt ngọt ) là loại thực phẩm rất giàu vitamin A, vitamin C và các dưỡng chất thiết yếu khác. Ngoài ra, nó còn có tác dụng chống Ôxy hóa, chống viêm, giảm cholesterol trong máu, phòng chống ung thư, làm đẹp tóc, da, sáng mắt, … Điều kiện để trồng cây ớt chuông một cách lý tưởng nhất bao gồm đất ấm, khoảng từ 21 – 29oC, và lưu ý phải luôn giữ ẩm nhưng không được để úng nước. Nên nhớ ớt chuông vô cùng nhạy cảm với độ ẩm và nhiệt độ cao vượt mức cho phép nhé. Dưới đây là hình ảnh cây ớt chuông cho bạn đọc tham khảo.

Cách trồng và chăm sóc cây ớt chuông

5c4208be035662510c4d73d757c32437 (1)
Cách trồng cây ớt chuông

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng các bao nion, hay các bao xi măng, chậu, khay, hoặc thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng ớt chuông. Lưu ý: Dưới đáy khay có đục các lỗ để thoát nước.

2. Lựa chọn đất trồng

Ớt chuông ưa phát triển ở vùng đất màu mỡ, cát pha hoặc thịt nhẹ và có độ pH vào khoảng từ 5,5 – 7. Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước khi gieo trồng hạt giống để xử lý sạch các mầm bệnh còn tồn tại trong đất. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ…

3. Tìm mua hạt giống

Ớt chuông thường có giống màu vàng, xanh, đỏ, cam, tím, … Và bạn có thể tìm mua hạt giống loại này ở các cửa hàng bán đồ nông sản uy tín.

4. Ngâm ủ, gieo hạt và cấy cây ớt chuông

Ngâm hạt giống trong nước ấm ( khoảng 50oC ) trong vòng từ 6 – 10 tiếng ( tốt nhất là để qua đêm ). Sau đó đem gieo hạt xuống đất đã chuẩn bị sẵn. Tưới nước bằng vòi phun nhẹ.

Khi cây con đã được khoảng 30 – 35 ngày thì đem ra cấy với khoảng cách 60 x 30 x 35 cm. Khi cấy xong nên di chuyển vào nơi ít ánh nắng hoặc dùng lưới che chắn khoảng 4 – 5 ngày để cây mới cây nhanh chóng bén rễ và không bị cháy nắng. Tưới nước ngày 2 lần vào lúc sáng sớm vào chiều tối.

Bạn cũng có thể gieo hạt trực tiếp xuống đất mà không cần trải qua bước ngâm ủ. Khi cây con được 4 – 5 lá thật thì đem ra cấy.

3. Chăm sóc

Sau khi trồng phải tưới cho cây ớt ngọt hàng ngày cho đến khi cây hồi xanh, ở giai đoạn sinh trưởng sau nên thường xuyên tới giữ ẩm nhiều hơn cho cây trong suốt thời gian sinh trưởng. Có thể tưới rãnh khi cây đã ra hoa, độ ẩm thích hợp trong suốt thời gian sinh trưởng của ớt là 75 – 80%. Tuy nhiên, không nên lạm dụng tưới quá nhiều nước bởi cây ớt dễ bị úng và sâu bệnh.

Ở những giống có nhiều cành thì nên tiến hành tỉa bớt chỉ để lại mỗi cây 3 – 4 cành. Thường xuyên tỉa bỏ lá già và dọn vệ sinh xung quanh gốc.

Sau khi cấy cây được 10 – 12 ngày thì tiến hành bón lót đợt đầu tiên bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế, phân dê, …

Đợt thứ 2 thì thực hành sau lần 1 khoảng 12 – 15 ngày.

Đợt thứ 3 sau đợt 2 khoảng 20 ngày.

Bón đợt thứ 3 khi ớt chuông cho thu hoạch lần đầu. Mỗi lần bón phân thì tiến hành vun xới và làm cỏ.

4. Thu hoạch

Ớt ngọt thường được sử dụng khi quả còn xanh, nếu quả đã về già thì ăn sẽ không được ngon nữa. Tuy nhiên, nếu thu quá non thì thịt quả sẽ mỏng, không ngon và làm giảm 50% năng suất, thu già cũng kém chất lượng. Khi nhìn thấy vỏ quả trở nên bóng, ấn vào quả thấy cứng tay, nghe có tiếng “pop” là đạt kích thước tối đa có thể tiến hành thu hoạch.

Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ

1. Đối phó với sâu hại cây ớt chuông

Cần chú ý kỹ đến 3 loại côn trùng chuyên gây hại nghiêm trọng là: Rệp ( Aphid gossypii và Myzus persicae ), bọ trĩ ( Thrips palmi ) và nhện đỏ ( Tetranychus sp. ). Do vậy cần phải kiểm tra liên tục vườn trồng để phát hiện sớm và phun thuốc kịp thời, dùng đúng các loại thuốc lưu dẫn có tác dụng kéo dài và hiệu quả cao để phòng trừ kịp thời như:

+ Bọ trĩ: Sử dụng luân phiên một trong các loại thuốc: Abamectin ( Silsau 1.8; 3.6EC ), Imidacloprid ( Admire 200OD ).

+ Nhện đỏ: Sử dụng luân phiên một trong các loại thuốc sau: Azadirachtin ( Agiaza 0.03EC; 4.5EC ); Abamectin ( Silsau 1.8; 3.6EC ); Rotenone ( Limater 7.5EC ).

+ Rệp: Sử dụng luân phiên một trong các loại thuốc: Imidacloprid ( Admire 200OD ); Rotenone ( Limater 7.5EC ).

+ Sâu ăn lá: Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp ( IPM ) như vệ sinh sạch sẽ đồng ruộng, hạn chế ký chủ xung quanh ruộng, dùng bẫy vàng, cắt bỏ lá sâu, phun thuốc phòng trừ 10 – 15 ngày một lần.

2. Đối phó với bệnh hại

a. Bệnh thán thư ( còn được gọi là Colletotricum spp.)

Là loại bệnh nguy hiểm gây thối quả hàng loạt và thường xuyên thấy xuất hiện vào các tháng nóng, ẩm trong năm ( như tháng 5, 6, 7, 8 ). Bệnh lan truyền mạnh do nấm tồn tại trên tàn dư cây trồng của những vụ trước, do đó khi trồng ớt phải tuân thủ luân canh nghiêm ngặt.

Triệu chứng phổ biến của bệnh: Đầu tiên sẽ hình thành vết ướt trên quả, sau đó lan rộng biến thành màu tối, vết bệnh thường có dạng vòng, trung tâm vết bệnh thường có màu đen. Nếu gặp thời tiết ẩm ướt trên vết bệnh sẽ có thêm lớp bào tử màu hồng cam. Khi bệnh xuất hiện nên hạn chế tưới phun trực tiếp lên cây, làm như vậy sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh lây lan nhanh chóng.

Có thể dùng thuốc sau để phòng trừ: Thiophanate-Methyl ( Thio-M 500FL ); Chlorothalonil ( Daconil 75 WP ); Tebuconazole + Trifloxystrobin ( Nativo 750 WG ).

2. Bệnh héo vàng do nấm ( Fusarium oxysporum )

Xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn khi cây con đến khi ra hoa. Triệu chứng điển hình thường thấy khi cây mắc bệnh là ở phần thân gần gốc, có xuất hiện những vết nấm đốm thành mảng trên bề mặt, nấm bệnh sẽ làm hư hại dần dần các bó mạch dẫn của cây, do vậy cây héo xanh và chết sớm. Nấm phát triển nhanh ở nhiệt độ 25 – 300C. Ruộng đất cát, chua, thiếu đạm và lân thường hình thành dịch.

– Biện pháp phòng trừ: Chọn những giống sạch bệnh. Hoặc luân canh với các cây trồng khác họ. Lưu ý không tưới nước quá ẩm. Trồng cây trên những chân đất cao ráo, dễ thoát nước. Vệ sinh đồng ruộng, xử lý bằng Sunfat đồng ( 3 kg/1000m2 ).

3. Bệnh héo xanh do vi khuẩn ( Pseudomonas solanaceaerum )

Nguyên nhân: Đất đã bị nhiễm khuẩn héo xanh hoặc do giống kháng bệnh héo xanh kém, vi khuẩn sẽ phát triển mạnh ở nhiệt độ 30-350C, và tồn tại rất lâu trong đất nhờ vậy mà có thể lan truyền qua hạt giống, cây bệnh và dụng cụ lao động. Triệu chứng điển hình thường thấy là cây đang phát triển tốt nhưng vào giữa trưa nắng sẽ có một số cây bị héo rũ, nhưng đến chiều lại hồi phục, hiện tượng này diễn ra trong một thời gian ngắn sau đó cây sẽ héo luôn.

– Biện pháp phòng trừ: Sử dụng những hạt giống sạch bệnh. Và cũng sử dụng đất sạch bệnh làm bầu ươm cây. Việc tỉa cành bấm ngọn chú ý dụng cụ như dao, kéo cần phải được khử trùng liên tục nếu trên ruộng đã có dấu hiệu xuất hiện bệnh. Sử dụng nguồn nước tưới không bị nhiễm bởi những tàn dư của cây bệnh.

+ Vườn trồng ớt phải bằng phẳng, hạn chế vi khuẩn sẽ lây lan theo dòng nước ngầm trong đất. Thường trên đất pha cát, nghèo dinh dưỡng sẽ bị bệnh nặng hơn các chân đất khác. Tăng cường nguồn phân hữu cơ cho cây khỏe để tăng cường khả năng chống chịu bệnh của cây. Không trồng ớt trên vùng đất đã bị nhiễm bệnh nặng, đảm bảo chế độ luân canh tuyệt đối ít nhất 3-5 vụ với các cây trồng khác không cùng họ với ớt.

4. Bệnh do virus

Là bệnh hại tương đối nặng đối với các vùng trồng ớt, đặc biệt là ớt ngọt. Do đó trước khi trồng ớt nên luân canh tuyệt đối với các loại cây không cùng họ cà. Tiêu diệt các trung gian môi giới truyền bệnh là rệp, bọ trĩ, nhện đỏ,…trên vườn, nhổ bỏ và tiêu hủy kịp thời những cây bệnh để không cho bệnh có cơ hội lây lan.

Ngoài ra còn gặp một số bệnh như: Sương mai ( Phytophthora infestans ), Bệnh thối xốp vi khuẩn ( Erwinia spp. ), Đốm lá vi khuẩn ( Xanthomonas campestris ), Thối đen ( Botrytis spp. ), …

Mua giống cây ớt chuông ở đâu uy tín chất lượng ?

Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.

  • Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm cây ớt chuông phù hợp.
  • Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
  • Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
  • Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 40k một lần ship.

Từ khóa » Cách Trồng Cây ớt Chuông Trong Chậu