Cây Phát Lộc Hợp Mệnh Gì? Lưu ý Cách Trồng Và Chăm Sóc
Có thể bạn quan tâm
Cây phát lộc là một loại cây có ý nghĩa rất tốt về mặt phong thủy và đang được rất nhiều người quan tâm lựa chọn. Loại cây này có thể trồng được ở trong nhà hoặc ngoài trời.Vậy, cây phát lộc hợp mệnh gì, hợp tuổi nào? Và trồng và chăm sóc có dễ hay không? … Tất cả các câu hỏi, thắc mắc và các kiến thức liên quan sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết sau đây. Mời bạn cùng theo dõi.
Thông tin chung về cây phát lộc
Trước khi đi tìm hiểu liệu cây phát lộc hợp với mệnh nào thì bạn cũng nên tìm hiểu sơ bộ các thông tin chung về loài cây này.
Đặc điểm của cây phát lộc
– Về nguồn gốc
Cây phát lộc hay còn được gọi với cái tên khác là cây phát tài. Nó có tên trong khoa học là Dracaena Fragrans. Cây thuộc họ vạn niên thanh và chúng cũng đã được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Hiện nay ở Việt Nam, loại cây này có đến hơn 20 loại và rất được ưa chuộng.
– Đặc điểm hình thái
Cây có hình thẳng đứng, có nhiều đốt, thân rỗng và mềm dẻo. Nhờ đặc điểm này mà cây có thể dễ dàng uốn nắn thành nhiều kiểu khác nhau. Mỗi đốt của cây phát lộc đều có mầm sinh trưởng và lá có màu xanh thẫm với gân lá màu vàng. Cây sinh trưởng với dạng rễ chùm. Đồng thời loại cây này phát triển được ở cả môi trường đất và nước.
Ý nghĩa phong thủy của cây phát lộc
Theo phong thủy, đây là một loại cây mang rất nhiều ý nghĩ tốt cho gia chủ. Do đó cây phát lộc được rất nhiều người sử dụng để trồng hoặc trang trí trong ngôi nhà. Nó mang trong mình sức sống mãnh liệt và sự vươn lên đầy mạnh mẽ.
Đây là một trong những yếu tố sẽ giúp ngôi nhà thu hút được nguồn vượng khí và đem lại sự may mắn, tài lộc cho gia chủ. Đồng thiời, với cành lá xanh tốt, tràn ngập sức sống, khi trồng cây sẽ cộng hưởng với nguồn sinh lực của con người mà giúp gia tăng thêm tuổi thọ.
Thêm nữa, tuy thân cây phát lộc mềm dẻo có thể uốn nắn theo ý thích nhưng có lúc lại hiên ngang, thẳng tắp. Vì vậy, nó mang trong mình cả sự uyển chuyển lẫn mạnh mẽ. Từ đó mà khi trồng loại cây này nó cũng giúp gia chủ cân bằng được các yếu tố phong thủy giúp cuộc sống trở nên hài hòa hơn.
Có thể bạn quan tâm: 80+ Mẫu sân vườn đẹp, thiết kế sân vườn biệt thự đẳng cấp
Số lượng cây phát lộc nói lên điều gì?
Đây là một loại cây khá đặc biệt, vì nó khi kết hợp trồng theo nhiều kiểu khác nhau cũng sẽ mang ý nghĩa hoàn toàn riêng biệt. Người ta có thể sắp xếp và tạo hình với các số lượng cây theo một số nguyên tắc nhất định. Bạn có thể hiểu rõ hơn thông qua một số ví dụ sau.
Số lượng cây ít từ 1 đến 6 cây
– 2 cây: là biểu hiện cho tình yêu, sự lãng mạn và thủy chung. Thông thường, người ta sẽ uốn 2 cây tạo thành hình trái tim để các cặp đôi tặng nhau trong các ngày kỉ niệm hoặc lễ tình nhân.
– 3 cây: đại diện cho hình ảnh Phúc – Lộc – Thọ. Số cây là ba được sử dụng nhằm mong cầu sự giàu sang, phú quý và sức khỏe cho cả gia đình.
– 4 cây: là số cây ít được sử dụng nhất. Tuy có nhiều quan niệm liên quan đến sự nghiệp và học tập vững chãi nhưng con số 4 theo phát âm tiếng trung sẽ trùng với nghĩa của từ chết. Đây có thể là một trong những điềm báo của sự xui xẻo.
– 5 cây: có thể liên tưởng đễn ngũ hành hoặc tạo sự cân bằng cho 5 yếu tố của con người là sức khỏe, trí tuệ, tinh thần, trực giác và tâm linh.
– 6 cây: thường được uốn tạo hình thành ba cặp. Nó có ý nghĩa thu hút sự may mắn, tiền tài và cũng là hạnh phúc viên mãn.
Số lượng nhiều hơn 6 cây
– 7 cây: đây là con số tượng trưng cho sức khỏe và sự may mắn.
– 8 cây: thường được sử dụng tương tự như số lượng là 6 cây. 8 cây sẽ được kết thành bốn cặp đan xen với nhau và mang ý nghĩa là sự sinh sôi, nảy nở.
– 9 cây: mang hàm ý của sự trường tồn.
– 10 cây: theo phương đông là biểu trưng cho sự trọn vẹn. Do vậy, khi trồng cây với số lượng này sẽ mang ý nghĩa viên mãn và đầy đủ.
– 11 cây: tượng trưng cho sự may mắn lâu dài luôn đến với gia đình gia chủ.
– 21 cây: là số lượng cây rất đặc biệt. Nó mang ý nghĩa về cả sức khỏe, may mắn và hạnh phúc lâu dài.
– Cây xếp theo hình tháp: có ý nghĩa về sự đi lên, phát triển và thăng tiến.
Cây phát lộc trong phong thủy ngũ hành
Đây là phần trọng tâm của bài viết chắc hẳn bạn đã chờ đợi. Những kiến thức này chắc chắn sẽ khiến bạn hứng thú.
Cây phát lộc hợp mệnh gì? Hợp tuổi nào?
– Xét theo cung mệnh ngũ hành
Cây phát lộc thuộc mệnh Mộc. Theo dó, loại cây này sẽ phù hợp nhất với những người có mang bản mệnh Mộc hoặc mệnh Kim. Những người thuộc hai cung mệnh này khi trồng cây sẽ giúp thu hút tài lộc, vượng khí đầy nhà. Đồng thời nó cũng sẽ hạn chế được sự nóng nảy, vội vàng của những người mệnh Kim.
– Xét theo tuổi
Tuổi Mão thường là những người có tính cách quyết đoán. Đồng thời họ cũng có quyết tâm và luôn nỗ lực để đạt được thành công. Cây phát lộc cũng có sức sống dẻo dai, mãnh liệt, sức sinh trưởng tốt. Do đó, tuổi Mão rất phù hợp để trồng loại cây này trong nhà. Ngoài sự mềm dẻo dễ uốn nắn của cây cũng nói lên tính cách linh hoạt và dịu dàng của những người tuổi này.
Cây phát lộc để bàn thờ có tốt không?
Có nên đặt cây phát lộc trên bàn thờ hay không? Đây là một câu hỏi cũng được nhiều người quan tâm. Bởi xét theo các ý nghĩa tốt đẹp đã nói ở trên thì việc để loại cây này trên bàn thờ có thể hỗ trợ mang đến nhiều điều may mắn và cầu mong thuận lợi cho gia đình. Dưới góc nhìn của một số chuyên gia phong thủy thì điều này hoàn toàn bình thường và có thể thực hiện một cách tại bàn thờ của gia đình.
Tuy nhiên, để phát huy tốt nhất ý nghĩa thì việc bố trí cây phát lộc cũng nên hội tụ đủ 5 yếu tố ngũ hành. Cụ thể như sau:
– Kim: tốt nhất là bình trồng cây được làm từ thủy tinh. Nếu bạn chọn loại bình làm từ nguyên liệu khác thì có thể gắn thêm một mảnh kim loại nhỏ hoặc thả đồng xu vào bình để có được nhân tố Kim như mong muốn.
– Mộc: bản thân cây trồng đã là biểu hiện của hành Mộc.
– Thủy: chính là ước ở trong bình hoặc nước tưới cây.
– Hỏa: hãy chọn một dải ruy băng màu đỏ và buộc vào thân cây hoặc quanh bình trồng cây.
– Thổ: thường là đại diện của đất trồng cây. Nếu trồng thủy sinh thì hãy thả đá hoặc sỏi nhỏ vào trong bình.
Cách trồng và chăm sóc cây phát lộc
Loại cây này được đánh giá là dễ phát triển và sinh trưởng. Đồng thời nó cũng có thể sống được ở cả môi trường đất và trồng theo kiểu thủy sinh. Do đó, cách trồng và chăm sóc cây phát lộc cũng khá dễ dàng. Dưới đây sẽ là một số hướng dẫn chi tiết phù hợp với cả những người bận rộn, không có nhiều thời gian.
Trồng cây phát lộc thủy sinh
Do việc trồng cây trong đất rất quen thuộc và không có gì phức tạp. Trồng cây phát lộc thủy sinh sẽ cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Chọn cây giống
Để cây trồng thủy sinh có thể phát triển tốt thì bạn phải lựa chọn cây giống thật kỹ càng.Nên chọn cây mà trên thân có các đốt mang mầm sinh trưởng, cành khỏe, xanh tốt. Cây không bị bệnh, dập nát hoặc héo úa.
– Chọn bình trồng cây
Cây phát lộc thủy sinh được đánh giá đẹp nhất khi trồng trong bình thủy tinh. Tùy theo giống cây, vị trí đặt mà bạn có thể chọn một chiếc bình phù hợp.
Nếu trồng trong chậu thì bạn phải chọn chậu có đường kính trên 20cm và cao hơn 30cm để rễ cây có thể phát triển dễ dàng. Không nên chọn chậu có kích thước quá nông làm hạn chế khả năng phát triển và mất cân đối.
– Hướng dẫn trồng cây
Cây được trồng trong các chậu hoặc bình thủy tinh thì chỉ cần đổ nước vào và dùng thêm một số viên sỏi để cố định thêm cho các cây đứng thẳng là được. Lượng nước đổ vào không nên quá 2/3 của chậu hoặc bình trồng cây.
Nếu bạn trồng nhiều cây trong cùng một bình (hoặc chậu) thì có thể dùng một sợi dây để buộc nhẹ các thân cây lại với nhau. Đồng thời trồng cây nên đặt ở những nơi có ánh nắng dịu nhẹ, không nên để cây ra nắng gắt sẽ dễ làm héo lá, chết cây.
Cách chăm sóc cây phát lộc
Việc chăm sóc cho cây thì cũng không hề phức tạp và làm bạn mất quá nhiều thời gian. Bạn chỉ cần chú ý cung cấp đủ những điều kiện sau.
– Nước tưới
Với cây trồng trong đất chỉ cần tưới để giữ độ ẩm, khi thấy đất khô thì nên tưới một lượng nước vửa đủ. Đối với trồng thủy sinh thì bạn chỉ cần thay nước một tuần một lần hoặc khi nước bị đổi màu.
– Dinh dưỡng cho cây
Cây phát lộc không cần quá nhiều dinh dưỡng. Nếu trồng trong đất thì có thể bón phân hữu cơ định kỳ 2-3 tháng/lần. Còn trồng trong bình thủy sinh thì chỉ cần nhỏ vài giọt dung dịnh dinh dưỡng hòa tan trong nước 1-2 tuần/lần.
– Cắt tỉa và tạo hình
Khi thấy cây bị úng hay có dấu hiệu bệnh đốm, vàng lá thì chỉ cần cắt bỏ phần đó đi để tránh lây lan cho những nhánh khác. Với những bạn khéo tay có thể cắt tỉa và uốn nắn dáng cây theo ý thích. Đây có thể xem là món đồ để trang trí nhà cửa hay văn phòng làm việc thêm đẹp mắt hơn.
Lời kết
Cây phát lộc mang đến nhiều ý nghĩa như sự may mắn, tài lộc cũng như sức khỏe đến cho gia chủ. Loại cây này hợp nhất với người tuổi Mão và mang mệnh Mộc hoặc mệnh Kim. Tuy nhiên, những tuổi khác cũng có thể trồng cây với mong muốn những điều tốt lành trong cuộc sống. Loại cây này cũng có thể sử dụng là một trong những loại cây sử dụng trong sân vườn biệt thự để không gian thêm ý nghĩa. Hy vọng rằng với những thông tin tư vấn mà chúng tôi đã chia sẻ đã giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn một trong những loại cây trồng mang đến nhiều điều tốt đẹp.
Bài viết cùng chuyên mục
-
200+ Tiểu cảnh hòn non bộ đẹp được người chơi bình chọn
-
[Chia sẻ] Kiến thức chuẩn về hòn non bộ phong thủy ít người biết
-
Hòn non bộ cho người mệnh Thổ – Tư vấn đúng chuẩn phong thủy
-
Hòn non bộ cho người mệnh Mộc – Những lưu ý cần nắm rõ
-
Đài phun nước phong thủy: Giải đáp thắc mắc dưới góc nhìn chuyên gia
-
Những lưu ý bố trí phong thủy hồ nước để thu hút tài lộc
Từ khóa » Hình Cây Phát Lộc
-
Top 9 Cây Phát Lộc Nên Trồng để Tài Lộc Vào Nhà Như Lũ - Eva
-
Cây Phát Lộc – Cây Phong Thủy Tốt Mang ý Nghĩa May Mắn, Tài Lộc
-
Cây Phát Lộc Tầng
-
[Nên đọc] Cây Phát Lộc & Những ý Nghĩa đặc Biệt - Xanh Bonsai
-
Cây Phát Lộc Là Cây Gì? Trồng Trong Nhà Có Tốt Không?
-
Cây Phát Lộc Hợp Mệnh Gì? Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Phát Lộc
-
Cây Phát Lộc Thủy Sinh - Cây Xinh
-
Cây Phát Lộc Là Cây Gì ? Ý Nghĩa Của Cây Phát Lộc Trong Phong Thủy
-
Cây Phát Lộc: Ý Nghĩa, Cách Chăm Sóc Mang May Mắn, Phát Lộc
-
Cây Phát Lộc Cây Phong Thủy Tốt - Báo Khuyến Nông
-
Hướng Dẫn Cắt Tỉa Và Tạo Dáng Cây Phát Lộc - Làm Thợ
-
Phát Lộc | Cây Cảnh - Hoa Cảnh - Bonsai - Hòn Non Bộ
-
Cây Phát Tài Phát Lộc – Cây Trồng Nội Thất Mang Phong Thủy Tốt Lành