CÂY PHÈN ĐEN 5 TÁC DỤNG CHỮA BỆNH TRONG Y HỌC CỔ ...

Mục lục

Toggle
  • CÂY PHÈN ĐEN
    • Tìm hiểu cây phèn đen còn gọi là cây gì?
      • Cây phèn đen là cây gì?
      • Cây phèn đen có mấy loại
    • Tác dụng của cây phèn đen
    • Cây phèn đen chữa bệnh gì?
      • Cây phèn đen chữa gai cột sống
      • Cây phèn đen chữa bệnh kiết lỵ
    • Cây phèn đen chữa thủy đậu
      • Ngã va đập sưng đau
      • Chữa rắn cắn
    • Mua vị thuốc Cây Phèn Đen
CÂY PHÈN ĐEN

Từ lâu tác dụng của cây phèn đen được sử dụng nhiều trong dân gian và được lưu truyền qua nhiều năm tháng. Cây dược liệu quý này có tên là cây phèn đen và được sử dụng làm bài thuốc điều trị nhiều căn bệnh, trong đó có không ít căn bệnh khó chữa, nguy hiểm. Vậy cây phèn đen có tác dụng gì, cây phèn đen trị bệnh gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bìa viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu cây phèn đen còn gọi là cây gì?

 cây phèn đen
cây phèn đen

Cây phèn đen là cây gì?

Cây phèn đen là một loại cây thuộc họ thầu dầu và chúng có tên khoa học là Phyllanthus Reticulatus Poir. Các cây thường có kích cỡ từ nhỏ cho tới trung bình, đạt chiều cao từ 2 – 4 mét, cành cây thường có nhánh màu đen. Lá cây hình trái xoan, mọc so le và phiến lá thường mỏng, đồng thời hay thay đổi vào từng mùa, lá dài khoảng 2 – 4cm. Đặc biệt ở phần lá bên trên thường có màu sẫm hơn ở mặt dưới, hoa thường mọc ở dưới nách lá, lá có thể mọc riêng lẻ hoặc mọc thành từng chùm từ 3 – 4 lá một. Qủa của cây có màu đen và hình bầu dục.

Cây thường mọc hoa vào những tháng 8,9 hoặc tháng 10, đây là loại cây thường mọc hoang ở nước ta. Nhưng lại được người dân chú trọng đến nhờ vào những công dụng hiệu quả của nó. Người dân thường thu hái cả cây để về điều chế thành những bài thuốc, mang chúng đi phơi cho khô rồi sao vàng lên để dùng dần. Bên các nước khác thì người ta trồng cây này chủ yếu làm hàng rao. Cây phèn đen thường có vị chát đắng, tính lạnh, lá cây thường có tác dụng để giải độc và sát trùng vô cùng tốt.

Cây phèn đen có mấy loại

Cây phèn đen chủ yếu thường có 1 loại. Tuy nhiên giống cây phèn nói chung thì chia ra làm 2 loại là cây phèn đen và cây phèn trắng. Mỗi loại lại có những đặc điểm và cũng như hình dáng cũng khác nhau đáng kể.

Cây phèn trắng

Đây là một loại cây vô cùng hiếm trong tự nhiên. Hầu hết người ta biết tới cây phèn đen là loại cây phổ biến và được sử dụng bởi đặc tính có những tác dụng tuyệt với của nó. Tuy nhiên lại không có nhiều công trình nghiên cứu về giống cây phèn trắng này để xác định rõ những tác dụng của nó.

Cây phèn đen bonsai

Nhắc đến bonsai ai cũng sẽ nghĩ tới về những loại cây dùng để chơi cảnh, vì vậy mà cây phèn đen bonsai cũng góp phần trong những cây cảnh và cũng là một thú chơi tao nhã của không ít người. Ngoài những công dụng chủ yếu để điều trị bệnh thì đây cũng là một giống cây cảnh có nhiều thế đẹp, lạ nếu như người chơi biết cách chăm sóc và biết cách tạo kiểu thì đây đúng quả là một tuyệt tác.

Tác dụng của cây phèn đen

Công dụng và tác dụng chính của cây phèn đen: Vỏ của thân cây này thường có vị chát, thường sử dụng để chữa trị đau nhức đầu và tiểu tiện không dễ dàng, vùng bị viêm nhiễm. Lá sử dụng để chữa rắn độc cắn vô cùng hiệu quả.

Cây phèn đen có tác dụng gì?

Trong đông y, thì cây phèn đen có vị chát, tính mát. Tác dụng giúp thanh nhiệt giải độc, sát trùng, kháng viêm nhiễm, chống nhiễm khuẩn cực kỳ tốt….

Cây phèn đen là một giống cây thuộc họ thầu dầu nên chứa một số loại kháng sinh có công dụng đẩy độc tố ra khỏi cơ thể. Do đó, sử dụng lá cây tươi được giã nát có công dụng hút máu độc do rắn độc cắn vô cùng hiệu quả. Tính độc của cây phèn đen còn mạnh hơn cả nọc độc rắn, vì vậy mới có thể hút độc ra bên ngoài cơ thể được, ngăn không cho độc lan rộng ra bên ngoài cơ thể. Giúp kéo dài thời gian sống của người bệnh và trong khoảng thời gian đó hãy di chuyển người bệnh tới cơ sở y tế một cách nhanh chóng.

Ngoài ra, nếu bị vết thương hở dẫn tới bị nhiễm trùng lở loét, mọc mủ. Người bệnh cũng có thể sử dụng lá cây tươi giã nát ra rồi đem đắp vào trong cơ thể để hút hết mủ ra bên ngoài.

Bởi cây có tính độc mạnh nên nếu như người bệnh dùng không đúng cách hoặc không đúng liều lượng sẽ gây ra những phản ứng không thể ngờ tới. Cây phèn đen có tác dụng vô cùng tốt hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh. Giúp đẩy độc tố ra khỏi ngoài cơ thể vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên nếu như người dùng không đúng cách cũng có thể gây hại tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh ngay lập tức. Nên điều này người bệnh cần phải đặc biệt chú ý.

Cây phèn đen chữa bệnh gì?

Với những bệnh dưới đây thì cây phèn đen đều có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh vừa hiệu quả lại vừa an toàn.

Cây phèn đen chữa gai cột sống

Một trong công dụng tốt nhất của cây, đó là có khả năng chữa những bệnh liên quan tới xương khớp vô cùng hiệu quả và trong đó có cả bệnh gai cột sống. Cách điều chế ra bài thuốc này cũng rất đơn giản.

Nguyên liệu chuẩn bị: Phèn đen khô, lá lốt ( mỗi thứ 30gr), lá bưởi bung, cỏ xước ( mỗi thứ 20gr) và rễ gấc 10gr.

Cách làm: Rửa thật sạch những hỗn hợp trên rồi để ráo nước cho khô. Sử dụng nguyên liệu tươi như bưởi bung, lá lốt, cỏ xước và rễ gấc cho hết lên chảo để sao khô. Sau khi đã sơ chế xong thì dùng hết hỗn hợp trên cho vào trong ấm để sắc và cho thêm khoảng 1,5 – 2 lít nước vào để đun trong khoảng thời gian 2 tiếng rồi tắt bếp để nguội. Nên sử dụng thuốc này vào mỗi ngày và chia ra uống làm 3 lần: sáng, chiều, tối và sau mỗi bữa chính khoảng 30 phút để đem lại nhiều công dụng tốt nhất cho cơ thể.

Cây phèn đen chữa bệnh kiết lỵ

Vì là loại cây được xếp vào top có khả năng kháng khuẩn tốt nhất, nên cũng thường được sử dụng chữa những bệnh liên quan tới đường tiêu hóa bởi một vài loại vi khuẩn gây nên. Điển hình là căn bệnh kiết lỵ

Nguyên liệu chuẩn bị: Rễ phèn đen, vỏ quả lựu ( mỗi loại 20gr ) sao vàng lên rồi hạ thổ. Sắc rồi chia ra để uống mỗi ngày 2 lần. Thời gian chữa bệnh từ 3 – 7 ngày. Lá phèn đen 1 nắm, lá trắc bạch diệp khoảng 1 nắm, lá huyết dụ 5 lá.

Như vậy cây phèn đen là cây gì, có tác dụng gì và trị bệnh gì đều được giải đáp cho bạn đọc. Chỉ cần người bệnh áp dụng những phương pháp trên và kiên trì theo đuổi những cách đó là sẽ thấy hiệu quả.

Cây phèn đen chữa thủy đậu

Khi xác định đúng bệnh thủy đậu ở trẻ. Hái một nắm to phèn đen, đun đặc, cho thêm mấy hạt muối trắng, dùng làm thuốc bôi chấm vào những mụn thủy. Khi đun sôi, chắt một chén nước cho trẻ uống. Với trẻ sơ sinh đang bú mẹ. Mẹ chắt một bát con nước uống rồi cho con bú. Dân gian áp dụng cách này hiệu quả gấp trăm lần so tây y.

Ngã va đập sưng đau

Lấy 30g lá phèn đen giã nát đắp vào vùng bị tổn thương trong vòng 30 phút. Làm 3 ngày liền đến khi hết sưng đau

Chữa rắn cắn

Lấy lá Phèn đen tươi giã nuốt nước; lấy bã đắp. Lưu ý khi bị rắn cắn ngay lập tức dùng cây phèn đen giã nát đắp vào vết thương và cố gắng không di chuyển để độc không lan, sau đó đưa đi cấp cứu.

Lưu ý: 

Cây phèn đen thông thường thì chỉ có một loại, tuy nhiên giống cây phèn nói chung thì có 2 loại là cây phèn đen và phèn trắng. Trong đó mỗi loại lại có đặc điểm và hình dáng tương đối khác nhau. Cây phèn trắng là loại cây rất hiếm gặp trong tự nhiên, thông thường người ta biết đến cây phèn đen là loại cây phổ biến và được sử dụng nhiều hơn nhờ những tác dụng tuyệt vời của nó. Không có nhiều các công trình nghiên cứu về giống cây phèn trắng và những tác dụng của chúng.

Mua vị thuốc Cây Phèn Đen

Mua vị thuốc theo định lượng cụ thể, quý khách vui lòng đặt mua trên trang Thuốc Hay. Top hoặc liên hệ 0968951159

Kênh YouTube Thuốc Hay

Từ khóa » Công Dụng Lá Cây Phèn đen