Cây Phi Lao Và Cách Trồng, Chăm Sóc Giúp Cây Xanh Tốt

Cây phi lao với nhiều công dụng hữu ích trong cuộc sống, được trồng ở rất nhiều khu vực trên cả nước, đặc biệt là các vùng ven biển.

Vậy những công dụng đó là gì?

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, đặc tính cũng như cách trồng, chăm sóc cây phi lao sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Đặc điểm cây phi lao

Cây phi lao có tên khoa học là Casuarina equisetifolia, đây là loài thân gỗ có hoa thuộc họ Phi lao (Casuarinaceae).

Cây bắt nguồn từ Australia và những đảo thuộc phía tây Thái Bình Dương, nhờ những công dụng đặc biệt mà du nhập vào nhiều nước trong đó có Việt Nam.

Tại Việt Nam, cây còn có nhiều tên gọi khác như Xi lau, Dương, Dương liễu…

Cây phi lao
Cây phi lao

Về đặc điểm, phi lao là loài thân gỗ có chiều cao từ 10 – 25m tùy môi trường sống. Vỏ màu nâu nhạt với phần thịt pha chút hồng. Khi cây lớn thì vỏ cây thường bong thành từng mảng.

Thân cây mọc thẳng, chia làm nhiều cành nhánh khá nhỏ, có đốt. Lá cây màu xanh thẫm, cũng tiêu biến thành dạng vảy với kích thước chỉ từ 1 – 2mm

Hoa của phi lao có dạng đơn tính gốc, mọc chủ yếu ở đầu ngọn của cành. Tùy vào hoa đực hay hoa cái mà có màu sắc khác nhau, ví dụ hoa đực có nhị vàng nâu, còn hoa cái có màu nâu đỏ.

Quả của cây có dạng kép, khi chính sẽ cứng lại và tự văng ra ngoài. Nhờ vậy mà khả năng nảy mầm của hạt rất cao, sinh trưởng nhanh.

Quả cây dạng cứng
Quả cây dạng cứng

Về đặc tính sống, phi lao có tốc độ sinh trưởng nhanh, phù hợp với nhiều môi trường sống kể cả môi tường khô cằn, thiếu dinh dưỡng hay nhiều gió ven biển.

Cây được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt hoặc giâm cành.

Những công dụng tuyệt vời của cây phi lao

Như đã thông tin ở trên, cây phi lao được trồng rất nhiều bởi loài cây này mang tới nhiều công dụng hữu ích.

Đầu tiên phải kể đến là khả năng chắn gió, giữ đất. Phi lao được trồng rất nhiều ở ven biển, bìa rừng để bảo vệ môi trường sống và giữ đất canh tác. Trồng rừng phi lao cũng là một cách để làm kinh tế ở nhiều vùng đồng bằng Bắc Bộ và duyên hải Miền Trung.

Cây phi lao được trồng chắn gió dọc bờ biển
Cây phi lao được trồng chắn gió dọc bờ biển

Các bộ phận của cây phi lao cũng mang lại nhiều công dụng, ví dụ như thân gỗ sử dụng trong xây dựng, làm đồ nội thất, vỏ cây dùng để thuộc da, nhuộm lưới đánh cá, lá có thể làm bột giấy thô và thức ăn cho gia súc.

Không chỉ trồng làm rừng, phi lao còn được trồng như một loại cây cảnh công trình, trang trí dọc đường phố, khu công nghiệp, trường học, bệnh viện, công viên, khu dân cư…

Nhiều người chơi cây cảnh còn giới hạn kích thước cây phi lao, trồng trong chậu và tạo dáng bonsai, tăng cả tính thẩm mỹ lẫn giá trị của cây.

Nhiều ghi chép Đông y cũng cho thấy cây phi lao rất có giá trị làm dược liệu. Vỏ và thân có thể giúp ra mồ hôi, lợi niệu, trong khi đó rễ cây dùng điều trị ỉa chảy và lị, cành non hỗ trợ hô hấp, lá có tác dụng kháng sinh, trị bệnh ngoài da.

Rất nhiều công dụng tuyệt vời đến từ loài cây này đúng không.

Cách trồng và chăm sóc cây phi lao

Chuẩn bị đất trồng

Phi lao có thể sống tốt ở nhiều môi trường sống nên loại đất không phải là vấn đề. Tuy vậy, để cây con sinh trưởng tốt, bạn nên pha đất với cát, thêm ít phân chuồng để tăng độ tơi xốp, dinh dưỡng.

Nếu trồng cây con trong bầu, cần có lỗ thoát nước đầy đủ, tránh bị úng rễ.

Nhân giống

Bạn có thể tự nhân giống cây phi lao bằng phương pháp gieo hạt. Đầu tiên, chọn hạt từ quả của những cây già, 10 năm tuổi trở lên.

Hái hoặc lượm quả chín về, ủ thành đống thêm 2 – 3 ngày cho các quả chín đều. Sau khi ủ xong thì mang quả ra phơi nắng thêm 3 – 5 ngày nữa cho đến khi hạt tự tách ra.

Mang hạt đi rửa sạch, để khoảng 2 ngày cho khô ráo. Tiếp đó ngâm hạt trong nước ấm 1 ngày để hạt nứt nanh thì có thể mang gieo vào bầu.

Bầu cây sau khi gieo cần đặt ở nơi thoáng mát, có mái che đầy đủ, tưới nước đều đặn cho tới khi cây nảy mầm, bón thêm phân và chăm sóc cho tới khi cây đạt chiều cao hơn 1m mới mang ra trồng ngoài đất.

Khi cây đạt kích cỡ thì có thể trồng ra đất
Khi cây đạt kích cỡ thì có thể trồng ra đất

Trồng cây

Thời điểm trồng cây tốt nhất là vào mùa xuân hoặc thu, những địa phương chịu gió Lào thì nên trồng vào khoảng tháng 9.

Khi trồng có thể xé hoặc để nguyên bầu, đào hố rộng hơn bầu cây khoảng 20- 30cm rồi đặt bầu xuống, phủ đất lên, nén hơi chặt.

Tưới đẫm nước và dựng cọc để tránh cây bị gãy đổ do gió hay mưa to.

Chăm sóc cây phi lao

Quá trình chăm sóc cây phi lao chủ yếu diễn ra trong 3 năm đầu, khi cây còn nhỏ. Một khi cây đã đạt kích thước trưởng thành thì có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện tự nhiên, bạn chỉ cần làm cỏ định kỳ là được.

Trong thời gian đầu khi còn trong bầu, bạn tưới đều đặn mỗi ngày một lần, khi tưới chỉ cần làm ẩm đất để tránh ngập úng. Nếu thấy lá cây vàng thì có thể bón thêm phân lân hoặc đạm để bổ sung.

Sau khoảng 3 tháng thì có thể bỏ mái che để cây bắt nắng tốt hơn, sinh trưởng nhanh.

Khi cây phi lao đạt kích cỡ và được trồng ra đất, bạn cần thường xuyên làm cỏ, khắc phục cây đổ ngã, bón phân để đảm bảo cây sống tốt. Sau 3 năm có thể tỉa thưa.

Thường xuyên chăm sóc, làm cỏ
Thường xuyên chăm sóc, làm cỏ

Ngoài ra, bạn cũng cần thường xuyên kiểm tra tình trạng sâu bệnh, các bệnh thường gặp có thể kể đến như rệp bông (Icerya purchase), sâu hại vỏ (Indarbela quadrinotata), sâu đục thân mình đỏ (Zeuzera coffeae), sâu kèn dài (Amatissa snelleni). Bệnh hại chính là bệnh chết lụi cây con (Rizoctonia solani).

Để khắc phục thì bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia bởi mỗi loại bệnh sẽ có một cách trị khác nhau.

Trên đây là những thông tin về cây phi lao mà bạn sẽ cần trong quá trình trồng và chăm sóc. Hãy chăm sóc cây thật tốt để đặt hiệu quả cao về kinh tế nhé.

Từ khóa » Chăm Sóc Cây Phi Lao Bonsai