Cây Phù Dung - đặc điểm, Công Dụng, Cách Trồng, Chăm Sóc Cây
Có thể bạn quan tâm
Câu thành ngữ “Hoa phù dung sớm nở tối tàn” chắc hẳn đã nói lên được phần nào về tính chất của loài hoa này. Là loài hoa rất đặc biệt, màu sắc hoa thay đổi từ trắng đến hồng rồi chuyển màu đỏ tương ứng theo thời gian từ sáng, trưa, chiều và đến tối là lúc hoa tàn. Vì thế mà rất nhiều người ưa chuộng, hiện nay hoa phù dung được lai tạo ra chủng hoa mới là Rubra (hoa đỏ).
Mục lục ẩn I. Giới thiệu về cây Phù dung II. Đặc điểm của cây Phù dung III. Tác dụng của cây Phù dung 1. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh 2. Tác dụng chữa bệnh 3. Tác dụng khác IV. Cách trồng và chăm sóc cây Phù dung 1. Cách trồng 2. Cách chăm sóc câyI. Giới thiệu về cây Phù dung
Tên thường gọi: | Cây phù dung |
Tên gọi khác: | Phù dung thân mộc, mộc phù dung, địa phù dung, phù dung núi, hoa phù dung, mộc liên, túy phù dung |
Tên khoa học: | Hibiscus mutabilis |
Họ thực vật: | Cây thuộc họ Cẩm quỳ (Malvaceae) |
Nguồn gốc xuất sứ: | Cây phù dung có nguồn gốc từ Trung Quốc |
Nơi sống: | Cây thường mọc ở nơi đất ẩm như: Bờ suối, bờ mương… |
Phân bố: | Cây được trồng nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin, Nhật Bản, Mỹ, Việt Nam… |
Tuổi thọ: | Là cây sống lâu năm |
Màu sắc của hoa: | Hoa phù dung thường thay đổi màu sắc trong ngày: Trắng, hồng, đỏ |
Thời gian nở hoa: | Cây phù dung nở hoa liên tục từ mùa đông sương giáng đến hết mùa xuân |
II. Đặc điểm của cây Phù dung
- Hình dáng bên ngoài: Cây phù dung thuộc loại thân gỗ mềm, giòn, sống lâu năm, thường mọc riêng lẻ, đẻ nhánh ít.
- Kích thước: Cây được trồng ở nơi đất màu mỡ có chiều cao khoảng 2 – 5m, đường kính thân cây khoảng 5 – 10cm.
- Cành: Cây phù dung thường phân cành ít, cành nhỏ, mềm, toàn bộ vỏ thân cây đều có lớp lông nhỏ mềm bao phủ.
- Lá: Lá phù dung to gần giống hình sao, bản rộng, gốc lá hình tim, chóp lá xẻ làm 3 – 5 thùy nhọn. Mặt trên lá màu xanh đậm, mặt dưới màu nhạt hơn, hai mặt lá đều có lông tơ sờ có cảm giác nhặm, có 5 – 7 gân chính, mép lá có răng cưa. Cuống lá dài tương đương với chiều dài của lá, kích thước khoảng 15 – 20cm.
- Hoa: Khi nở hoa phù dung có hình cầu, kích thước to, đường kính khoảng 5 – 10cm. Có hai loại hoa: Hoa đơn có 5 cánh hoa to, hoa kép có nhiều cánh hơn nhưng cánh nhỏ, bề mặt cánh hoa xốp. Hoa thay đổi màu sắc theo ba mốc thời gian trong một ngày từ sáng, trưa, chiều tương ứng với các màu như trắng, hồng, đỏ rồi đến tối tàn, hôm sau hoa rụng.
- Quả: Cây phù dung không có quả như nhiều người vẫn nghĩ, khi hoa rụng chỉ để trơ lại cuống chứ không kết quả.
III. Tác dụng của cây Phù dung
1. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh
Cây phù dung có lá to, hoa đẹp thường được trồng để làm cảnh, trang trí ở những nơi như sân vườn, công viên, cổng nhà, vườn hoa của các trường học, dọc ven đường làng…Hoặc được trồng trong chậu cảnh trang trí cho ban công, hành lang, sân thượng, nơi có nhiều ánh sáng. Những bông hoa thay đổi màu sắc trong ngày hy vọng sẽ tô điểm cho nơi được trồng cây.
Lá cây phù dung thường to có thể dùng làm cây bóng mát, chắn bụi, lọc sạch không khí làm cho môi trường không bớt ô nhiễm hơn.
2. Tác dụng chữa bệnh
Theo y học cổ truyền, lá và hoa phù dung có vị cay, tính bình, nên có công dụng giải độc, tiêu viêm, hoạt huyết, giảm đau.
Lá phù dung cắt về hong trong bóng râm dùng để đun uống có tác dụng mát gan, thanh nhiệt.
Hoa phù dung dùng tươi giã nát đắp lên nơi mụn, nhọt sưng đau có tác dụng làm giảm đau, giảm sưng tấy. Có thể phơi khô hoa và lá phù dung rồi bảo quản nơi khô ráo để dùng dần.
3. Tác dụng khác
Ngoài các công dụng trên, vỏ cây phù dung màu trắng mềm, dai có thể dùng để bện thành dây thừng hoặc dùng trong công nghiệp sản xuất giấy.
IV. Cách trồng và chăm sóc cây Phù dung
1. Cách trồng
Cây phù dung thường được nhân giống bằng phương pháp giâm cành, tách cây con và chiết cành, trong đó phương pháp giâm cành là phổ biến nhất. Sau đây là giới thiệu về cách tiến hành của ba phương pháp nhân giống:
- Phương pháp giâm cành:
Là đơn giản nhất, dễ làm, cần chọn cànhphù dung bánh tẻ hoặc cành không quá già cắt thành nhiều đoạn ngắn khoảng 30cm. Không để nhầm lẫn giữa đoạn gốc với đoạn ngọn, bó vào nhau bằng dây mềm rồi cắm xuống xô dung dịch siêu ra rễ khoảng 15 phút, sau đó nhấc lên để ráo, rồi cắm đoạn gốc xuống đất ươm đợi cây ra chồi mầm mới đem trồng nơi đất mới.
Tất cả ba phương pháp này đều phải thực hiện từ mùa xuân đến mùa thu, hoặc những ngày khô ráo, mưa nhiều sẽ làm thối rễ cây.
- Phương pháp tách cây con:
Trước tiên cần chuẩn bị sẵn đất trồng, có thể dùng đất thịt hoặc đất pha cát, lót phân vi sinh hoặc phân chuồng trộn đều với đất cho hỗn hợp đất này vào khay hoặc chậu ươm. Cây phù dung phải đào cả rễ cây con, cắt ngọn cây chỉ còn khoảng 10 – 20cm, dùng thìa nhỏ xới đất sâu phù hợp với kích thước bộ rễ cây. Đặt gốc cây con, xếp bộ rễ đúng như tự nhiên của nó và vùi đất chặt rồi đợi cây con ra mầm.
- Phương pháp chiết cành:
Phương pháp này hơi khó thực hiện, cần chuẩn bị những dụng cụ như: Túi nilon màu trắng, hai lạt buộc hai đầu, đất bọc cành.
Trước tiên cần chọn cành phù dung già ở dưới tán gốc kích thước cành khoảng ngón tay cái hoặc nhỏ hơn, rồi dùng dao nhỏ khoanh cành hai vết khoanh cách nhau khoảng 1 – 1,5cm, bóc vỏ nơi vừa, để khô khoảng một ngày rồi bọc cành.
Đất bọc cành phù dung là đất đỏ hoặc đất đen sạch, không bị nhiễm thuốc trừ cỏ, trừ sâu. Đập đất nhỏ, hòa với nước để hơi ướt đất, nặn thành từng cục đất tròn, khi bọc cần bửa cục đất ra, bọc vào cành và bóp chặt đất để đất bám chặt vào vết khoanh. Cuối cùng, dùng túi nilon quấn bầu đất cho kín rồi buộc hai đầu túi lại bằng lạt.
Sau khoảng 20 ngày nếu trời nắng ráo cành phù dung sẽ ra rễ, nếu mưa ẩm không ra rễ thì gỡ bầu ra khoanh cành rồi bọc lại.
Tiêu chuẩn của cành đẹp: Rễ ra nhiều từ 3 sợi rễ trở lên, rễ màu trắng hoặc màu vàng, lá phù dung còn xanh tươi không bị vàng lá là đủ tiêu chuẩn đem trồng.
2. Cách chăm sóc cây
Cây phù dung là cây ưa ẩm và ưa sáng nên khi ươm hoặc trồng phải ở nơi nhiều ánh sáng và cần tưới nước luôn cho cây, đảm bảo cây được tươi lâu.
Sau khi trồng khoảng 7 – 10 ngày để cây sinh trưởng tốt cần bón phân vi lượng tưới lên lá hoặc tưới gốc cho cây, tưới hai lần cách nhau năm ngày.
Phù dung được trồng chủ yếu lấy hoa làm cảnh nên không cần chăm bón quá nhiều, chỉ cần đất ẩm màu mỡ là cây sẽ phát triển tốt. Nếu không bón phân NPK thì hàng năm nên rắc phân chuồng ủ ải cho cây khoảng hai lần là đủ.
Nếu trồng cây phù dung trong chậu cảnh, phải tỉa lá vàng úa thường xuyên, nếu cây có biểu hiện héo rũ toàn cây có thể cây đã bị thối rễ, cần cho chậu cây ra nắng và xử lý bệnh ngay.
Trên đây là tổng quan thông tin về cây phù dung và các phương pháp nhân giống cây, nếu bạn yêu loài hoa này, hãy trồng cây và làm theo một trong ba cách đã giới thiệu trong bài nhé. Vì cây rất hữu ích với con người, có thể làm cây cảnh, bóng mát và dùng làm dược liệu nữa.
5/5 - (5 bình chọn)Từ khóa » Cây Bông Phù Dung
-
Hoa Phù Dung Không Chỉ Làm Cảnh Mà Còn Là Vị Thuốc Quý
-
Phù Dung Có Tác Dụng Gì? - Vinmec
-
Cách Trồng, ý Nghĩa Và Công Dụng Bất Ngờ ít Ai Biết Của Hoa Phù Dung
-
Hoa Phù Dung Và 20 Tác Dụng Chữa Bệnh Bạn Nên Biết
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Lá Và Hoa Phù Dung - Báo Tuổi Trẻ
-
ĐÔI ĐIỀU NÊN BIẾT VỀ CÂY HOA PHÙ DUNG
-
Đặc điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Phù Dung
-
11 Tác Dụng Chữa Bệnh Cây Hoa Phù Dung
-
Hoa Phù Dung: Hình ảnh, ý Nghĩa Và Cách Trồng Loài Hoa Sớm Nở Tối ...
-
13 Tác Dụng Của Hoa Phù Dung – Cách Dùng Và Lưu ý Khi Trị Bệnh
-
Hoa Phù Dung: ý Nghĩa Và Cách Trồng Cây Phù Dung Ra Hoa đẹp
-
HÌNH ẢNH CÂY HOA PHÙ DUNG - YouTube
-
Phù Dung, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Phù Dung