Cây Râu Mèo: Mô Tả, Tính Vị, Công Dụng Và Các Bài Thuốc

Cây râu mèo hay còn gọi là cây bông bạc, cây mao trao thảo

Cây râu mèo

Cây râu mèo

Đặt lịch

Cây râu mèo là một loài cây thân thảo sống lâu năm, có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh về thận như viêm thận cấp và mãn tính, tăng cường chức năng của thận.

1/ Tên gọi, chủng loại

Tên gọi khác: cây bông bạc, cây mao trao thảo.

Tên khoa học: Orthosiphon stamineus Benth.

Họ: thuộc họ hoa môi có họ khoa học là Lamiaceae.

Cây râu mèo hay còn gọi là cây bông bạc, cây mao trao thảo
Cây râu mèo hay còn gọi là cây bông bạc, cây mao trao thảo

2/ Đặc điểm sinh thái

Mô tả

Cây râu mèo là cây thân thảo thường có chiều cao khoảng 30 -60 cm, thân cây có cạnh và ít phân nhánh. Khi non thân cây có màu xanh và có lông, về già thân cây dần chuyển sang màu tím.

Lá cây râu mèo là lá đơn, có cuống lá ngắn, nằm đối nhau hình chữ thập. Lá cây có hình thuôn nhọn dài cỡ 4 -8cm, rộng chừng 2 -4cm, viền lá có răng cưa ở phía trên 2/3 lá.

Hoa của cây râu mèo mọc thành cụm từ 6 -10 vòng ở ngọn cây, mỗi vòng có 6 hoa. Hoa có màu trắng, nhị vươn dài ra bên ngoài dài gấp 2 -3 lần cánh hoa tựa như râu mèo.

Phân bố

Ở nước ta, cây râu mèo mọc hoang và phân bố ở khắp các tỉnh thành, tuy nhiên nhiều nhất là ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Hà Tây cũ, Sapa và các tỉnh có khí hâu lạnh.

Khu vực miền nam nước ta cây râu mèo được nhân giống trồng để cung cấp nguyên liệu cho các xí nghiệp.

3/ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận sử dụng: cây râu mèo được dụng toàn cây để làm dược liệu chữa bệnh.

Thu hái: cây thường được thu hái vào tháng 9 hằng năm, lúc này cây bắt đầu ra hoa nên là thời điểm thích hợp để hái. Giai đoạn này cây phát triển mạnh nhất, không quá già cũng không quá non. Cây râu mèo được thu hái bằng cách cắt toàn bộ phần thân cây.

Chế biến: cây sau khi được thu hái về sẽ đem đi rửa sạch, cắt thành từng khúc nhỏ và phơi khô.

Bảo quản: cho cây đã phơi khô vào túi kín để ở nơi khô ráo, thoáng mát để bảo quản. Thỉnh thoảng đem cây ra phơi lại nhằm tránh ẩm mốc.

Mô tả chi tiết cây râu mèo
Mô tả chi tiết cây râu mèo

4/ Thành phần hóa học

Cây râu mèo có chứa một hợp chất glucozit đắng gọi là Orthosiphonin, chất này ít tan trong rượu và tan nhiều trong nước. Trong cây râu mèo còn chứa các tinh dầu, chất béo tanin, đường, muối vô cơ (đa phần là muối kali).

5/ Tính vị

Cây râu mèo có bị ngọt, nhạt, hơi đắng và tính mát.

6/ Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Theo các thí nghiệm từ những nhà khoa học đưa ra, cây râu mèo có một số tác dụng dược lý như:

  • Tinh dầu chiết xuất từ râu mèo có khả năng tăng và bài tiết nước tiểu.
  • Các flavonoid có trong cây râu mèo giúp lợi tiểu.
  • Hoạt chất orthosiphonin và muối kali có tác dụng giữ cho các axit uric và muối urat ở dạng hòa tan, phòng ngừa được sự lắng đọng của chúng giúp ngăn ngừa tình trạng sỏi thận.
  • Các chất sinensetin và tetramethylscutellarein có tác dụng ức chế tế bào u.

Theo Y dược cổ truyền

Cây râu mèo có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Nhờ vậy cây râu mèo có công dụng chữa trị được các bệnh về tiêu hóa, đau nhức xương khớp, đau lưng, làm tăng lượng nước tiểu…

7/ Liều dùng và cách dùng

Mỗi ngày dùng 5 – 6 gram cây râu mèo đem đi sắc nước uống hoặc bào chế thành bột.

Cây râu mèo phơi khô được sử dụng để làm thuốc
Cây râu mèo phơi khô được sử dụng để làm thuốc

8/ Bài thuốc từ cây râu mèo

Trị sỏi tiết niệu loại nhỏ

Bài thuốc 1: Dùng cây râu mèo khô  6 – 10g rửa sạch nấu với nước để uống trong ngày. Mỗi ngày chia làm 2 lần uống nóng trước khi ăn cơm 15 – 30 phút. Mỗi đợt uống liên tục trong 10 ngày, nghỉ 4 ngày lại uống tiếp đợt khác.

Bài thuốc 2: cây râu mèo 30g, cây chó đẻ răng cưa 30g, thài lài 30g đem rửa sạch để sắc với 800ml nước, đến khi nước sắc lại còn khoảng 250ml thì chắt ra uống trước khi ăn. Mỗi 5 -10 ngày cho một liệu trình, nên uống thuốc nóng.

Trị đái tháo đường

Râu mèo tươi 50g, khổ qua tươi 50g (dùng dây, lá, quả non), cây xấu hổ 6g đem sao vàng. Đem các nguyên liệu sắc với  800ml nước, đến khi còn 250ml thì rót ra để uông trong ngày. Áp dụng liên tục trong 1 tháng để có hiệu quả.

Trị tiểu buốt, tiểu ra sỏi, tiểu ra máu

Râu mèo 40g, thài là trắng 30g đem sắc lấy nước để chia làm 3 lần uống trong ngày. Mỗi lần uống cho thêm 6g bột hoạt thạch, uống từ 5 – 7 ngày.

Trị viêm thận, viêm bàng quang, viêm khớp, phong thấp, viêm đường ruột

Râu mèo 40g, tỳ giải 30g, rễ ý dĩ 30g đem đi sắc nước uống. Cứ uống 3 tuần thì cách 1 tuần.

Trị viêm thận phù thũng

Cây râu mèo 30g, mã đề 30g, bạch hoa xà thiệt thảo 30g đem đi sắc lấy nước uống. Phương phải này nên áp dụng kết hợp với y học hiện đại để cải thiện bệnh.

Trị táo bón

Cây râu mèo khô 30g, khổ qua tươi 50g, cây xấu hổ khô 6g đem sao vàng. Đem các dược liệu bằm nhỏ sắc với 1 lít nước đến kho còn lại 3/4 thì rót ra uống.

Lưu ý khi sử dụng cây râu mèo

Cây râu mèo khi được sử dụng với liều lượng thông thường sẽ không có độc tính. Tuy nhiên, nó bị tác động trên sự cân bằng K+ và Na+… vì vậy không nên sử dụng cây râu mèo thường xuyên, lâu dài hoặc liều lượng quá cao.

Trên đây là thông tin tham khảo về cây râu mèo, nếu bạn muốn sử dụng cây râu mèo để chữa bệnh vui lòng liên hệ với bác sĩ để tham khảo ý kiến.

Dược liệu nên kết hợp

  • Cây ô mai và công dụng đối với sức khỏe con người
  • Cây cà ri: Thành phần, Phân bố & Tác dụng dược lý

Từ khóa » Cách Sử Dụng Lá Râu Mèo